Tình hình quốc tế và trong nước

Một phần của tài liệu Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam (Trang 97)

3.1.2.1. Bối cảnh quốc tế.

Nền kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu theo hình chữ V như dự báo của ADB và đạt mức tăng trưởng chung 3,9 % trong năm 2010 (sau khi suy giảm 0,8 % trong năm 2009). Ở đa số các nước, thường duy trì song song 2 xu hướng: Vừa nới lỏng thận trọng, vừa thắt chặt vừa phải chính sách tài chính – tiền tệ, khuyến khích tiêu dùng và tăng cường tạo thuận lợi cũng như lòng tin cho đầu tư của khu vực tư nhân. Đồng thời, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế đi vào chiều sâu, song song với việc tạo bứt phá mới cho quá trình tái cấu trúc nền kinh tế theo định hướng ưu tiên phát triển các ngành liên quan đến “kinh tế

89

sạch” và “kinh tế môi trường”.

Bên cạnh đó, cạnh tranh và căng thẳng quốc tế sẽ gia tăng cùng với xu hướng chạy đua vũ trang và va chạm lợi ích song phương, đa phương, thậm chí mang tính khu vực, diễn ra cả trên đất liền, trên không, trên biển và trên mạng internet, về các nguồn tài nguyên truyền thống và tài nguyên phi truyền thống như thông tin. Những vấn đề về dầu thô, khí đốt, nước sạch, di dân, biến đổi khí hậu, cũng như khủng bố và bất ổn chính trị đang gia tăng…

Đặc biệt, sự căng thẳng của vấn đề nợ công và tín dụng xấu có thể tạo nên hiệu ứng lan tỏa toàn cầu, gắn với hệ quả các gói kích cầu và tình trạng phổ biến về thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2010. Nhiều quốc gia gặp khó khăn trong nỗ lực trả nợ. Mỹ, Nhật Bản và hầu hết các nước phát triển đều là những con nợ khổng lồ với chỉ số tín nhiệm không ổn định, thậm chí có nguy cơ tụt hạng. Theo Tạp chí BusinessWeek số tháng 1/2010, trong năm 2009, tỷ lệ nợ/GDP của Iceland là 310 %; của Nhật Bản 227%; Hi Lạp 124%; Italy 120,1%; Mỹ 93,6%; Ấn Độ 88,9%; Bồ Đào Nha 84,6 %; Đức 84,5% và Pháp 82,6%. Hiện tại, Tây Ban Nha có khoản nợ công chiếm 54 % tổng sản phẩm quốc nội (lên tới 225 tỷ euro trong năm 2010 – tương đương với giá trị của nền kinh tế Hi Lạp), trong khi con số của Hi Lạp và Bồ Đào Nha lần lượt là 120 % GDP và 80 % GDP. Cộng đồng quốc tế đã, đang và có thể phải tung ra khoản cứu trợ lớn hơn để trợ giúp cho các nước con nợ (có thể lên tới 90-150 tỷ euro cho Hi Lạp, 40 tỷ euro cho Bồ Đào Nha và 350 tỷ euro cho Tây Ban Nha). Có thể nói, quả bom nợ nần đang treo lơ lửng, có nguy cơ gây những bất ổn khó lường và trở thành vũ khí mới gây áp lực về mặt chính sách đối với nhiều quốc gia và cả nền kinh tế thế giới.

Dòng FDI thế giới cũng có xu hướng phục hồi, nhưng có sự chuyển dịch mới về cơ cấu, tăng cường đổ vào các quốc gia mới nổi và củng cố hơn vai trò động lực chủ đạo thúc đẩy kinh tế thế giới phục hồi của các nước này. Ngân hàng Deutsche Bank của Đức ngày 17/3/2013 công bố Báo cáo điều tra hàng năm về các hoạt động đầu tư vốn cho biết, Châu Á (trừ Nhật Bản) sẽ là khu vực có biểu hiện xuất sắc nhất

90

trong năm 2013, còn Trung Quốc sẽ là quốc gia biểu hiện tốt nhất trong khu vực này. Hãng tư vấn quốc tế A.T. Kearney về Chỉ số niềm tin FDI (FDI Confidence Index) cũng đã xếp loại Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới của vốn FDI trong năm 2013 lần lượt là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Đức, Ba Lan, Australia, Mexico, Canada, Anh…

Có thể nói, bối cảnh phát triển mới của thế giới và khu vực Châu Á đang đặt ra cho Việt Nam nhiều vấn đề quan tâm trong việc thu hút FDI của Hoa Kỳ nói riêng và FDI nói chung. Do đó, nước ta phải chủ động để nắm bắt thời cơ, đồng thời cũng phải chuẩn bị với những thách thức mà tình hình mới mang lại cho Việt Nam. Hơn nữa, chúng ta cần phải thường xuyên theo dõi sự thay đổi chính sách pháp luật của Hoa Kỳ cũng như các nước khác trong khu vực Châu Á để đưa ra những quyết định kịp thời tạo ra lợi thế so sánh của đất nước nhằm tăng thu hút FDI từ Hoa Kỳ một cách có hiệu quả.

3.1.2.2. Bối cảnh trong nước.

Bối cảnh trong nước và tình hình quốc tế đang có nhiều yếu tố thuận lợi mới tác động tích cực đến hoạt động thu hút FDI nói chung và FDI của Hoa Kỳ nói riêng.

Tình hình chính trị - xã hội nước ta tiếp tục ổn định. Thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức X (tháng 3 năm 2006) của Đảng với việc khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, trong đó đề ra nhiệm vụ: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đầu đạt 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực địa bàn và hình thức thu hút vốn FDI, hướng vào các thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn FDI” đã tiếp tục củng cố niềm tin của các nhà đầu tư trên thế giới cũng như các nhà đầu tư của Trung Quốc.

Tình hình kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng trong nhiều năm qua với tốc độ bình quân khoảng 6 % từ 2002 đến nay. Cụ thể: năm 2009 là 5,2 % và đạt 6,78

91

% năm 2010. Tuy nhiên, con số này vẫn còn là kiêm tốn so với Trung Quốc. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh đã làm tăng năng lực sản xuất – kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tăng cường tiềm lực và cơ sở vật chất - vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.

Môi trường đầu tư – kinh doanh của Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI (Báo cáo của A.T. Kearney về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh). Trong số các nước Đông Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên Malaysia (vị trí 20), Indonesia (vị trí 21) và Singapore (vị trí 24).

Công cuộc Đổi mới của Việt Nam bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đến nay đã thể hiện rõ đường lối đúng đắn của Đảng và sự quản lí thống nhất theo pháp luật của Nhà nước, sự điều chỉnh năng động của Chính phủ và sự nỗ lực của toàn dân. Những tác động của cơ chế chính sách đã ban hành... biểu hiện rõ ở một số thành tựu như: kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP năm sau cao hơn năm trước, tiềm lực kinh tế ngày càng mạnh hơn. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2009 tăng 5.23 % đạt khoảng 94 tỷ USD và đạt được 6,78 % năm 2010.

Kết quả công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khá quan trọng. Công nghiệp phát triển liên tục với tốc độ cao, bao gồm cả công nghiệp khai thác, chế biến và chế tác. Nông nghiệp đã đi vào vòng chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chính sách khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đóng vai trò nền tảng và là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Những năm qua, thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế của Đảng, chúng ta đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế cả song phương và đa phương với nhiều đối tác, trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia, quan hệ đầu tư với 90 nước và vùng lãnh thổ và quan hệ buôn bán với 244/255 nước và vùng lãnh thổ (đến 31 tháng 12 năm

92

2002)

Một phần của tài liệu Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)