Những nhân tố ngoài nước

Một phần của tài liệu Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam (Trang 48)

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có bước tiến nổi bật vào ngày 13/7/2000, khi Hoa Kỳ và Việt Nam ký Hiệp định Thương mại Song phương (BTA). Hiệp định, có hiệu lực vào tháng 12/2001, không chỉ làm thay đổi một cách căn bản các mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ, thúc đẩy thương mại và đầu tư, trợ giúp những cố gắng của Việt Nam trong việc tự do hoá nền kinh tế, mà còn đã thay đổi cả mối quan hệ song phương. Hoa Kỳ trao cho Việt Nam Tối huệ quốc, làm giảm mức thuế trung bình đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam từ khoảng 40% xuống còn 4%. Năm 2003, Hoa Kỳ và Việt Nam ký Hiệp định Song phương về Vận tải Hàng không đầu tiên bao gồm cả vận chuyển hàng hoá và hành khách. Năm 2006, Hoa Kỳ trao quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam. Năm 2007, hiện thực hoá cam kết của hai Chính phủ coi Hiệp định Thương mại Song Phương (BTA) là bước đệm cho việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 11/1/2007. Sau đó, vào ngày 22/6/2007, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA). Năm 2008, Hoa Kỳ và Việt Nam đàm phán Hiệp định Bầu trời mở dành cho vận chuyển hàng hoá Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu đối thoại về Hiệp định Đầu tư Song phương (BIT). Năm 2010, cùng với 6 đối tác khác, Hoa Kỳ và Việt Nam khởi động đàm phán hiệp định tự do thương mại khu vực, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nền tảng tiềm năng cho việc hội nhập kinh tế giữa các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thúc đẩy các lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ và Việt Nam.

Kể từ khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực, thương mại hai chiều giữa hai nước tăng nhanh. Năm 2009, Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam và thương mại hai chiều đạt mức 15,4 tỷ USD. Thương mại song phương Hoa Kỳ - Việt Nam tăng hơn 3300% so với năm 1995. Kể từ khi bình thường hoá quan hệ, số thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

40

tăng mạnh, đạt mức 900 công ty. Năm 2009, bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, xuất khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn tăng 11%, xuất khẩu nông sản tăng 2,5%, đạt mức kỷ lục 1,05 tỷ USD. Những bước tiến trong quan hệ kinh tế và đầu tư song phương của Việt Nam – Hoa Kỳ diễn ra đồng thời với quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam. Thu nhập thực tế của Việt Nam tăng trung bình 7,2%/năm trong thập kỷ qua và GDP bình quân đầu người tăng từ mức 220USD năm 1995 lên mức 1052USD năm 2009. Tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam giảm từ 59% năm 1993 xuống 12,3% năm 2009. Việt Nam là một trong những nước chuyển đổi nhanh nhất trên thế giới và quan hệ kinh tế song phương Hoa Kỳ - Việt Nam, bằng nhiều hình thức, đã góp phần tạo nên những chuyển biến này.

Sau hơn 15 năm kể từ khi bình thường hoá quan hệ, tính đến năm 2012, quan hệ song phương giữa hai nước đã đạt được nhiều thành tựu. Trong triển khai chính sách đối ngoại mới, Chính quyền Obama coi trọng hơn khu vực châu Á – Thái Bình Dương do vai trò ngày càng quan trọng của khu vực này, đồng thời coi trọng và tranh thủ nhiều hơn vai trò của Đông Nam Á và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tăng cường quan hệ với cả ASEAN cũng như quan hệ và hợp tác với từng nước thành viên. Trong bối cảnh như vậy, quan hệ hai nước vẫn tiếp tục được duy trì, hợp tác và đã tạo dựng được những nền tảng để xây dựng nên một quan hệ toàn diện và lâu dài, hỗ trợ cho những mục tiêu dài hạn của cả hai quốc gia. Bên cạnh những điểm sáng trong hợp tác song phương, hai bên cũng đã và đang hợp tác tốt trên khuôn khổ đa phương như tại Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Phía Hoa Kỳ mong Việt Nam đóng góp tích cực trong ASEAN và đánh giá cao việc Việt Nam sẵn sàng hợp tác trong khuôn khổ tiểu vùng Mekong. Cùng với việc gia tăng các mối quan hệ kinh tế, các hoạt động giáo dục, giao lưu văn hoá, du lịch cũng phát triển.

Hoa Kỳ là một cường quốc lớn, để duy trì vị trí của mình Hoa Kỳ luôn củng cố sức mạnh và tăng cường vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế toàn cầu, sắp đặt hệ thống thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, định ra luật lệ mới tạo ra cho

41

những thách thức trong thế kỷ 21. Hoa Kỳ đã định ra chiến lược toàn cầu hóa kinh tế đối ngoại hướng tới thế kỷ 21 với mục đích chính là nhằm điều động và khai thác nguồn tài nguyên của toàn thế giới phục vụ cho lợi ích quốc gia. Để làm được điều này Hoa Kỳ lấy sức mạnh quốc gia để thúc đẩy kinh tế đối ngoại và các tập đoàn kinh tế của Hoa Kỳ sẽ là những công cụ để mở rộng tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở các nước đầu tư. Các cơ quan và dịch vụ hỗ trợ nhằm thúc đẩy các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài cũng được thành lập. Các tổ chức này thành lập để đảm bảo các nhà đầu tư Hoa Kỳ có thể mua bảo hiểm đặc biệt, giúp các công ty xuyên quốc gia phát hiện các rủi ro chính trị nghiêm trọng ở nước nhận đầu tư, đặc biệt là những nước đã nhận sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, nay lại quay lại chiếm bất động sản do Hoa Kỳ kiểm soát mà không có bồi thường thiệt hại. Bên cạnh các chính sách thương mại quốc tế, Hoa Kỳ còn có các tổ chức hỗ trợ như: Ngân hàng xuất nhập khẩu (Eximbank), cơ quan phát triển quan hệ quốc tế (AID), Công ty đầu tư tư nhân nước ngoài (OPIC), tổ chức thương mại và phát triển Hoa Kỳ (TDA). Các công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU có những điểm tương đồng. Họ đều quan tâm đến khả năng tiếp cận thị trường của các nước nhận đầu tư và coi đó là nền tảng để xây dựng chiến lược đầu tư của mình. Trong khi đó các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản lại lấy nguồn lao động rẻ và các tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan tâm khi đầu tư vì đó là yếu tố làm cho chi phí sản xuất thấp hơn. Các công ty của Hoa Kỳ lại quan tâm đến thị trường và khả năng tiêu thụ của thị trường đó, vì thế chiến lược của đầu tư của các công ty Hoa Kỳ là sản xuất và bán hàng hóa ngay tại nước nhận đầu tư và xuất khẩu ra ngoài. Đối với các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ ở nước ngoài, 67% giá trị hàng hóa bán ra được thực hiện trện thị trường nước sở tại, 23% chuyển sang thị trường thứ 3 và chỉ có 10% chuyển về Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ tham gia thành lập các khối kinh tế như APEC, NAFTA… Hoa Kỳ còn ký các hiệp định song phương với các đối tác như: Hiệp định thương mại, hiệp định bảo hộ đầu tư… tham gia ký kết các hiệp định đa phương như GATT, WTO, hiệp định đảm bảo đầu tư đa phương (MIGA). Tóm lại Hoa Kỳ đã thực

42

hiện nhiều chính sách, biện pháp để tạo môi trường kinh tế thuận lợi, tránh các rủi ro tài chính cho các công ty của Hoa Kỳ ở nước ngoài. Hoa Kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn nhất trên thế giới. Trong những năm vừa qua đặc biệt từ năm 1994 đến nay, nguồn vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam ngày càng tăng, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam (Trang 48)