Một số giải pháp nhằm hạn chế TNGT tại các vị trí điểm đen

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ CÁC ĐIỂM ĐEN TRÊN TUYẾN QUỐC LỘ 2 ĐOẠN ĐI QUA TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ CÁC ĐIỂM ĐEN TRÊN TUYẾN 3.1. Phương pháp xử lý điểm đen

3.2. Một số giải pháp nhằm hạn chế TNGT tại các vị trí điểm đen

Để hạn chế về TNGT tại các vị trí điểm đen cần có các giải pháp đồng bộ từ giải pháp trong công tác quản lý, kỹ thuật, đến các giải pháp về tuyên truyền giáo dục, y tế... Muốn thực hiện được đồng bộ các giải pháp trên cần có một chương trình nghiên cứu tổng thể mang tính chiến lược phát triển lâu dài trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế các vùng phía tây bắc, xu hướng phát triển phương tiện tham gia giao thông, quy mô đầu tư cải tạo tương lai của tuyến với quy hoạch mạng lưới giao thông vùng gắn với giáo dục đào tạo ngành .v.v.

Với phạm vi đề tài nghiên cứu Chúng Tôi xin tập chung đặt vấn đề giải quyết hạn chế TNGT ở các nguyên nhân theo hai khía cạnh cụ thể như sau.

3.2.1. Tai nạn do nguyên nhân khách quan

Các TNGT do nguyên nhân khách quan gây ra tại các vị trí điểm đen thường được xem xét đến các yếu tố sau.

- Yếu tố về môi trường đường bộ bao gồm: điều kiện đường xá, địa hình và môi trường khai thác, các yếu tố trên làm xẩy ra tai nạn được tính đến bao gồm.

Một là, do thiết kế đường ngay từ đầu chưa tốt, không đảm bảo yêu cầu của giao thông về mặt an toàn như còn thiếu biển báo, vạch sơn làn, đèn đường..., taluy nền đường đào tại bụng đường cong không được bảo đảm đủ tầm nhìn, hoặc thiết kế đường cấp cao nhưng không có đường dành cho cho xe thô sơ đi riêng .v.v. Để khắc phục cần có các giải pháp được thực hiện trên cơ sở tiến hành công việc thẩm định an toàn/Kiểm toán àn toàn của tuyến.

Hai là, khi thiết kế ban đầu đáp ứng được yêu cầu về an toàn nhưng sau một thời gian khai thác yêu cầu về giao thông đó thay đổi có nhu cầu khai

74

thác cao hơn công trình hiện có do đó công trình không đáp ứng được. Ví dụ một nút giao thông khi lưu lượng xe và người qua lại ít thì thiết kế nút giao bằng và không có công trình thiết bị gì để điều tiết giao thông cũng vẫn đảm bảo thông suốt an toàn, nhưng khi lượng người, loại phương tiện đi với tốc độ cao hơn lưu lượng tăng lên, thì nó không còn thích hợp mà cần phải cải tạo, bổ sung cách lắp đặt các đảo giao thông hoặc hệ thống đèn tín hiệu điều khiên giao thông hoặc cao hơn nữa quy mô đầu tư sẽ xây dựng nút giao thông khác mức.

Ba là, tuyến đường đó được thiết kế, tính toán đáp ứng được nhu cầu khai thác. Tuy nhiên sau quá trình thi công xây dựng công trình chưa đáp ứng được chất lượng kỹ thuật hoặc tuyến đường được khai thác một thời gian dài dẫn đến sự xuống cấp của kết cấu hạ tầng như mặt đường xuất hiện ổ gà, bong bật, giảm độ nhám, các hệ thống thiết bị an toàn giao thông xuống cấp như biển báo bị bụi, han rỉ...Làm giảm khả năng khai thác tuyến gây mất ATGT. Các giải pháp đề cần thiết thực hiện duy tu bảo trì thường xuyên hoặc định kỳ, cần tuân thủ trặt chẽ các quy định kỹ thuật về duy tu sửa chữa đường bộ, phát hiện kịp thời các hư hỏng gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông để xử lý.

Về môi trường khai thác đường bộ, ngoài các tình trạng do điều kiện thời tiết khí hậu như mưa, ngập lụt, sương mù, nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày và đêm...Các nhân tố trên cũng ảnh hưởng rất lớn đến ATGT trong quá trình khai thác, các giải pháp khắc phục cần được thực hiện trên cở sở nghiên cứu đặc tính thổ nhưỡng của từng vùng cũng như khả năng khai thác tuyến của từng vùng để có công tác nghiên cứu, dự báo các ảnh hưởng của môi trường đến ATGT của từng tuyến. Bên cạch thực hiện nghiêm các quy định kỹ thuật về khai thác tuyến trong điều kiện môi trường đặc biệt, có như vậy mới hạn chế tối đa các tác nhân của môi trường đến ATGT đường bộ.

- Yếu tố về phương tiện: Các khiếm khuyết của phương tiện cũng góp phần đáng kể vào tai nạn. Các hư hỏng này phần lớn do quả trình sử dụng xe thường xuyên, chể độ bảo dưỡng, bảo hành kiểm tra định kỳ chưa được tuân thủ

75

do vậy dẫn đến các hư hỏng tại các bộ phận lốp, phanh, điện, đèn, bộ phận lái...

và thường là các hư háng đột xuất xảy ra trên đường. Để có thể hạn chế TNGT do nguyên nhân này cần có các biện pháp từ tuyên truyền giáo dục, đạo tạo tại các kỹ sát hạch cấp bằng lái đến các Chủ phương tiện cần hiểu cơ bản về cấu tạo các phương tiện, cơ chế hoạt động phương tiện và tầm quan trọng của các công tác kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng thường xuyên của các phương tiện để đảm bảo ATGT trong quá trình tham gia giao thông. Bên cạch đó cần quản lý chặt chẽ trong công tác đăng kiểm phương tiện để đảm bảo các phương tiện qua các kỳ đăng kiểm đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật trong quá trình tham gia giao thông.

3.2.2. Tai nạn do nguyên nhân chủ quan

Các yếu tố chủ quan chủ yếu được tính đến là nỗi của người tham gia giao thông. Đây là nhân tố quan trọng nhất gây tai nạn giao thông, trên thực tế ở nước ta hơn 90% tai nạn là do lỗi của người điều khiển phương tiện biểu hiện qua các khuyết nhược điểm trong các hành vi lái xe như điều khiển xe chạy quá nhanh, không nhường đường, vượt ẩu, chạy quá sát xe phía trước hoặc do sự lơ đáng, không tập chung chú ý nên đó không nhìn thấy và đánh giá đóng tình huống để xử lý kịp thời hoặc do các hành vi vi phạm khác như sử dụng chất có nồng độ cồn trong khi điều khiển phương tiện....

Tuy nhiên, khi quy lỗi cho người lái xe chúng ta cũng cần lưu ý là người lái xe đôi khi nhận được những thông tin không chính xác hoặc sai lệch dẫn đến phán đoán sai như do biển báo, vạch sơn, đèn đường hay do đồi nói, nhà cửa che khuất tàm nhìn...làm cho người lái xe xử lý không kịp nên gây ra tai nạn.

Với người đi bộ thường các vụ tai nạn giao thông xẩy ra là do không tuân thủ các quy tắc giao thông khi tham gia giao thông trên đường như đi ngang qua đường không đóng vị trí quy định, trèo qua giải phân cách, mang vác vật cồng kềnh.v.v.

Các giải pháp hạn chế TNGT do nguyên nhân chủ quan hiện nay đó, đang được nhà nước triển khai đồng bộ.

76

- Trong hệ thống pháp lý: Các quy định xử phạt về hiện tượng người tham gia giao thông có sử dụng chất có nồng độ cồn, không tuân thủ các hành vi lái xe đó được ghi rừ trong Luật Giao thụng đường bộ 2008 cũng như Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013.

- Trong cải tạo hạ tầng đường bộ: Tổng cục Đường bộ Việt nam trong thời gian qua đó tăng cường nghiên cứu và cải tạo các vị trí điểm đen, thực hiện công tác chỉnh trang hệ thống biển báo trên hệ thống đường quốc lộ và đã triển khai thí điểm 1 đoạn tuyến trên tất cả các Khu quản lý đường bộ, ban hành về QCVN41 về điều lệ báo hiệu đường bộ...

- Trong công tác tuyên truyền giáo dục từ cấp độ nghiên cứu đến giáo dục ở các cấp THCS hiện nay các quy định cơ bản, chỉ dẫn cho người tham gia giao thông theo đúng quy định đã được triển khai, bên cạnh các phương tiên thông tin đại chúng, báo, đài, dán palô quảng cáo.v.v. Thời gian qua đã luôn có các chương trình quảng cáo, tuyên truyền về các hành vi nghiêm cấm khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, luôn cập nhật về số vụ TNGT hàng tuần, hàng tháng để cảnh báo đến người dân, người điều khiển phương tiện.

Nhận xét:

Nhìn chung các giải pháp nhằm hạn chế về TNGT trong thời gian qua đó và đang được các đơn vị quản lý đứng đầu là Uỷ ban ATGT Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải và các bộ ngành liên quan đang triển khai quyết liệt với quyết tâm giảm số vụ TNGT theo từng năm, đảm bảo quá trình khai thác trên hệ thống giao thông cả nước an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên do sự phát triển nhanh chóng của các loại phương tiện tham gia giao thông, đại bộ phận các người dân ở các vùng sâu, xa chưa hiểu biết nhiều về Luật, và các quy định khi tham gia giao thông, cơ sở hạ tầng đó được xây dựng từ nâu đang xuống cấp, nguồn vốn đầu tư cải tạo, xây mới các tuyến quốc lộ hiện nay rất khó khăn.v.v. do đó tuy đó triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp ATGT trên toàn quốc nói chung, trên tuyến QL2 đoạn đi qua tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn.

77

3.3. Đề xuất các giải pháp xử lý điểm đen trên tuyến Quốc lộ 2 đoạn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ CÁC ĐIỂM ĐEN TRÊN TUYẾN QUỐC LỘ 2 ĐOẠN ĐI QUA TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)