Phân tích, đánh giá các tiêu chí xác định điểm đen

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ CÁC ĐIỂM ĐEN TRÊN TUYẾN QUỐC LỘ 2 ĐOẠN ĐI QUA TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 28 - 45)

CHƯƠNG 1: AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN GIAO THÔNG 1.1 Tổng quan những vấn đề khoa học về ATGT đường bộ

1.3 Nghiên cứu các vấn đề khoa học về điểm đen

1.3.2 Phân tích, đánh giá các tiêu chí xác định điểm đen

Định nghĩa TNGTĐC như sau: TNGTĐB là một sự cố, xảy ra một cách ngẫu nhiên, bất ngờ ngoài ý muốn chủ quan của người TGGT khi các đối tượng TGGT trên hệ thống đường bộ và do các yếu tố về phương tiện, con người và môi trường đường bộ gây ra thiệt hại về người và tài sản hoặc gây ra một sự va chạm trên đường và được cảnh sát ghi nhận.

Tính lặp lại của TNGT hay tần suất xuất hiện TNGT của một vị trí hay khu vực nào đó cao hơn hẳn các khu vực khác chỉ xảy ra nếu vị trí hay khu vực đó có những khiếm khuyết bất lợi cho ATGT của KCHT giao thông. Chính và vậy, tiêu chí về số vụ TNGT đóng vai trò rất quan trọng và nỳ thể hiện được đặc tính nguyên nhân gây TNGT của KCHT thông và thông qua nó phản ánh được tương đối chính xác về những vị trí điểm đen TNGT cần được xử lý cải tạo.

Qua nghiên cứu so sánh của các quốc gia, ở một mức độ nào đó có thể chấp nhận được về mặt logic thì khi xét trong thời gian 01 năm ít nhất phải có từ 2 vụ TNGT trở lên. Cũng khi xét thời gian dài hơn ở mốc 03 hoặc 05 năm thì chúng ta có thể lấy số vụ TNGT trung bình xảy ra hàng năm ít nhất là 01 vụ TNGT.

c1) Tiêu chí về mức độ thiệt hại

Mức độ thiệt hại do TNGT đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư cải tạo điểm đen TNGT. Việc xác định thiệt hại bao nhiêu thì được coi là điểm đen cũngg tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi nước. Kiến nghị lấy mức thiệt hại tương đương với 02 người tử vong là giới hạn cho xác định điểm đen.

c2) Tiêu chí về khoảng thời gian xem xét

Theo quy trình xác định và xử lý điểm đen của Việt Nam, khoảng thời gian xem xét là 03 năm và trong trường hợp khó khăn về mặt số liệu thì thời gian xem xét là 01 năm. Khoảng thời gian xem xét xác định điểm đen thể hiện tần suất xuất hiện TNGT và thể hiện mức độ thiệt hại do TNGT xảy ra trong một

29

thời gian. Trong khoảng thời gian 01 năm, những lỗi gây TNGT là nghiêm trọng, dễ phát hiện. Trong khoảng thời gian 03 năm, nhưng lỗi gây TNGT ít nghiờm trọng hơn ở mức độ trung bỡnh, cỏc lỗi này thể hiện khụng rừ nột. Trong khoảng thời gian 05 năm, đây là khoảng thời gian dài, các lỗi sau một thời gian khai thỏc mới thể hiện rừ và nỳ là những lỗi ớt nghiờm trọng nờn tần suất xảy ra ít hơn.

Qua phân tích, nghiên cứu kiến nghị trong thời gian từ nay đến năm 2015 chúng ta sử dụng tiêu chí xác định điểm đen theo 02 mức thời gian là 01 năm và 03 năm, mức thời gian 05 năm nên sử dụng từ năm 2015 trở đi khi hệ thống cơ sở dữ liệu về TNGT đó được vận hành và từng bước đi vào ổn định.

c3) Tiêu chí về phạm vi xem xét

Nhiều quốc gia sử dụng từ “Hazardous location”, tiếng Việt tạm dịch là

“Vị trí nguy hiểm”. Những quốc gia khác lại sử dụng từ “Black spot”, tiếng Việt là “điểm đen” hay “chấm đen”. Chính và vậy, mỗi quốc gia lại đưa ra một phạm vi riêng như một đoạn đường dài 200m, 250m, 300m, 850m, 1 km hay từ 10 đến 50 km.

Cần phải xỏc định rừ phạm vi của điểm đen, bao gồm: (i) Tại một nạn giao thông; (ii) Tại một vị trí xác định trên đường (không phải nạn giao) và (iii) Trên một đoạn tuyến đường có những đặc điểm tương tự.

Tại nạn giao thông

Theo “Tiêu chuẩn xác định và xử lý điểm đen trên quốc lộ” năm 2000 của Cục Đường bộ Việt Nam quy định phạm vi tai nạn giao thông là khu vực trong bỏn kớnh 50m từ tõm tai nạn giao thụng. Quy định này khụng phản ỏnh rừ và không có cơ sở khoa học. Phạm vi của mỗi tai nạn giao thông phụ thuộc vào quy mô của từng loại tai nạn giao thông do đó chúng ta không thể quy định một con số cụ thể ở đây được. Mặt khác, phạm vi tai nạn giao thông cũng phụ thuộc tầm nhìn của tai nạn giao thông và phạm vi tính từ tâm tai nạn giao thông ra các nhánh là khác nhau. Tuy nhiên, TNGT có thể xảy ra tại khu vực tiếp giáp giữa phạm vi điểm vào, ra giao với tuyến đường, và đây là khu vực chuyển tốc độ và

30

thay đổi môi trường, điều kiện cường độ do đó khi tính TNGT cần phải tính thêm một khoảng chuyển tiếp này. Chúng tôi kiến nghị cách tính đoạn chuyển tiếp này như sau: thời gian phản ứng kịp thời của lái xe là 03 giây; vận tốc xe chạy theo TCVN 4054 – 05 với vận tốc thiết kế của đường cấp I đồng bằng là 120 km/h. Đối với đường cấp cũng lại nhỏ hơn tuy nhiên để an toàn chúng tôi kiến nghị sử dụng vận tốc này để tính chung. Như vậy, chiều dài cần thiết cho lái xe kịp phản ứng là 100m.

Phạm vi xem xét tại nạn giao là các TNGT xảy ra trong khu vực phạm vi hình học của cộng thêm 100m cho mỗi hướng. Nếu chiều dài tính từ tâm tai nạn giao thông ra mỗi hướng là Li (m) thì phạm vi nạn giao được xét là (Li + 100) m.

Tại một vị trí xác định trên đường

Theo số liệu Phân tích nguyên nhân TNGT thì lỗi do vượt quá tốc độ chiếm từ 30 – 40% số vụ TNGT xảy ra do đó chúng tôi kiến nghị cách tính dựa trên các yếu tố sau: thời gian phản ứng kịp thời của lái xe là 03 giây; vận tốc xe chạy theo TCVN 4054 – 05, vận tốc thiết kế của đường cấp I đồng bằng là 120 km/h, mức độ vượt tốc độ cho phộp chúng tôi ước khoảng 25% để bảo đảm an toàn (vận tốc cao nhất có thể đạt tới là 150 km/h). Kết quả tính cho cả 2 chiều, đoạn dài 250m.

Như vậy điểm đen tại một vị trí là đoạn đường có chiều dài 250m.

Trên một đoạn tuyến đường có đặc điểm tương tự

Khi một đoạn tuyến dài hơn 250m mà có những đặc điểm tương tự (như các yếu tố hình học tuyến đường, mặt đường và điều kiện hai bên đường) mà xảy ra nhiều TNGT cần phải tiến hành xử lý cải tạo cả đoạn tuyến. Vấn đề là xác định phạm vi của đoạn này thế nào? Có những quốc gia xem xét trong một phạm vi ngắn (khoảng 1 km) nhưng cũngg có những quốc gia xem xét trong cả đoạn dài 10 km đến 50 km và tiêu chí là xác định số vụ TNGT, mức độ thiệt hại do TNGT trong phạm vi này. Chúng tôi cho rằng, không nên xác định cụ thể chiều dài một đoạn tuyến mà nên sử dụng mật độ TNGT trên đoạn tuyến để xác định.

31

Nó thể hiện được tính khoa học hơn và khi đó phạm vi của đoạn tuyến tuỳ thuộc vào mức độ TNGT xảy ra trên nó.

Kiến nghị sử dụng Khái niệm “tuyến đen” là đoạn có mật độ TNGT trung bình/ 1km cao hơn 20% mật độ TNGT trung bình/ 1km của toàn tuyến.

c4) Tiêu chí về tính lặp lại nguyên nhân TNGT

Chỉ cần có nhiều số vụ TNGT xảy ra cùng một loại tại một vị trí hoặc một khu vực tức là nguyên nhân giống nhau có thể dễ dàng đi đến kết luận là điểm đen TNGTĐB. Thực tế không có nhiều quốc gia đưa tiêu chí này vào trong việc xác định điểm đen. Kiến nghị tiêu chí này sẽ được xem xét đưa vào sau khi hệ thống CSDL đó được xây dựng một cách hoàn chỉnh.

1.3.3 Điểm đen

Sau khi tính toán được thiệt hại kinh tế - xã hội do TNGTĐB gây ra (năm 2010). Ước tính với kết quả như sau:

- Thiệt hại 01 người chết là 664,55 triệu đồng;

- Thiệt hại 01 người bị thương nặng là 317,01 triệu đồng;

- Thiệt hại 01 người bị thương nhẹ là 35,27 triệu đồng;

- Thiệt hại 01 người bị thương (chung, không Phân loại) là 176,14 triệu đồng.

Khi đó các tiêu chí xác định điểm đen như sau:

- Trong 01 năm có ít nhất 2 vụ TNGT; trong 03 năm hoặc 05 năm, mỗi năm trung bình có ít nhất 01 vụ TNGT xảy ra.

- Trên một đoạn đường, một vị trí dài 250 m, hoặc khu vực nạn giao.

- Có số liệu TNGT theo các mốc 01 năm, 03 năm hoặc 05 năm.

Có: BS = L + 11* S + 23*D + (P/24) ≥ 46 (1)

Trong đó: L: Tổng số người bị thương nhẹ; S: Tổng số người bị thương nặng; D: Tổng số người bị chết; P: Thiệt hại tài sản (triệu đồng).

Tuy nhiên, hiện tại phần lớn số liệu TNGT được CSGT ghi nhận đều khụng phõn rừ trường hợp bị thương nặng hay bị thương nhẹ do đú cú thể sử dụng mô hình sau để xác định:

32

BS = 9*l + 23*D (P/24) ≥ 46 (2)

Trong đó: l là tổng số người bị thương (chung không phân biệt thương nặng, nhẹ).

Nghiên cứu đó tiến hành áp dụng thí điểm xác định điểm đen trên QL1 Hà Nội – Lạng Sơn dài 171 km, số liệu TNGT được sử dụng là số liệu trong 3 năm (2008 – 2010). Tổng số điểm đen TNGT xác định theo các tiêu chí đề xuất là 25 điểm với tổng chiều dài là 18,2 km.

1.3.4 Phân cấp độ điểm đen

Thoả mãn các tiêu chí và mô hình (1) và (2) được xác định là các điểm đen TNGT cần phải được xử lý, cải tạo ngay. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta cũng hạn hẹp về nguồn kinh phí, do đó cần phải phân cấp độ của điểm đen nhằm giúp Công tác quản lý của các cơ quan chức năng cũng như xác định được thứ tự ưu tiên đầu tư. Trên cơ sở hiện trạng Công tác cải tạo điểm đen những năm qua và các yếu tố kinh tế, xã hội có liên quan. Đề xuất phân điểm đen là 3 cấp (các cấp phải đủ các tiêu chí, chỉ xét riêng chỉ số BS):

Điểm đen: BS = 46 - 69 (tương đương 2 - 3 người chết);

Điểm đen rất nguy hiểm: BS= 70 - 90 (tương đương 3 - 4 người chết);

Điểm đen đặc biệt nguy hiểm: BS > 90 (trên 4 người chết).

1.3.5 Định nghĩa và các tiêu chí xác định điểm đen ở Việt Nam.

a. Định nghĩa điểm đen

Thuật ngữ “điểm đen” được nhắc đến tại Việt Nam bắt đầu vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Thuật ngữ “điểm đen” được đề cập đến trong dự án nghiên cứu cải thiện an toàn Đường bộ Việt Nam thuộc Dự án nâng cấp Quốc lộ 1 của Ngân hàng Thế giới trong báo cáo các vị trí nguy hiểm trên QL1 – Ross Silcock, 10 – 1998, Sổ tay điều tra và Cải tạo điểm đen ở Việt nam – Ross Silcock, 12 – 1999 và Dự án An toàn giao thông đường bộ Quốc gia – Giai đoạn 1 vốn vay Ngân hàng Thế giới – OPUS & TDSI (năm 2005).

33

Theo tài liệu “Tiêu chuẩn xác định và xử lý điểm đen trên quốc lộ” năm 2000 của Cục Đường bộ thì điểm đen được định nghĩa “Việc xảy ra TNGT trên đường bộ mang tính ngẫu nhiên, lặp đi lặp lại nhiều lần tại một khu vực, một điểm được gọi là „khu vực nguy hiểm‟ hay cũngg gọi là „điểm đen‟. Các điểm đen thường là các khu vực đông dân cư dọc hai bên đường, các nạn giao thông có mật độ qua lại lớn, các đường con có bán kính nhỏ, tầm nhìn hai chiều hạn chế…”.

Dự án An toàn giao thông đường bộ Quốc gia – Giai đoạn 1 vốn vay Ngân hàng Thế giới (năm 2005) đó đề cập đến: điểm đen là các địa điểm cụ thể nơi có số lượng các vụ TNGT cao, các đoạn quốc lộ với điều kiện địa lý, môi trường, và các điều kiện giao thông cụ thể nơi có tỷ lệ TNGT ở mức cao bất thường (các tuyến đen). Khái niệm về điểm đen này đó có sự tham khảo từ các dự án về ATGT trước ở Việt Nam. Tuy nhiên, Khái niệm cũngg chung chung nhưng cũngg đó đề cập đến cả tuyến đen.

Tại cuộc hội thảo về “Xác định và xử lý điểm đen trên hệ thống đường bộ” được tổ chức vào tháng 9 năm 2004, Cục Đường bộ đưa ra Khái niệm về điểm đen như sau: “Điểm đen là vị trí trên đường bộ đang khai thác thường hay có TNGT xảy ra”. Do tỷ lệ TNGT xuất hiện tập trung nhiều vào các điểm đặc biệt nên người ta gọi nó là “điểm đen” về TNGT. “Điểm” ở đây không hiểu theo Khái niệm toán học mà là một khu vực nghiên cứu thông thường là một đoạn đường hoặc một nạn giao. Để xác định số vụ tai nạn phải căn cứ vào dữ liệu tai nạn lấy từ hồ sơ báo cáo của CSGT (cảnh sát giao thông) trong thời gian từ 3 – 5 năm, thông thường là 3 năm. Trong trường hợp khó khăn có thể là số liệu của 1 hoặc 2 năm. Khái niệm về “điểm đen” trình bày tại cuộc hội thảo này đó bổ sung thêm nhiều tiêu chí so với Khái niệm mà Cục Đường bộ đưa ra trong các tài liệu trước nhưng vẫn chưa đưa ra được một Khái niệm về “điểm đen” một cách đầy đủ.

Cùng với Khái niệm về điểm đen được đưa ra ở trên, Bộ trưởng Bộ GTVT (giao thông vận tải) đó ra Quyết định số 13/2005/QĐ-BGTVT ngày 02 – 02 – 2005. Theo quyết định này thì định nghĩa điểm đen được xác định theo

34

Điều 1 như sau: “Điểm đen là vị trí nguy hiểm mà tại đó thường xả ra tai nạn giao thông. Từ “điểm” ở đây được hiểu là một vị trí hoặc một đoạn đường hoặc trong khu vực nạn giao thông”.

Một trong những vấn đề hầu như không được đưa vào trong định nghĩa về

“điểm đen” cả ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác đó là thể hiện được bản chất của một “điểm đen”. Điểm đen là những vị trí mà TNGT xảy ra nhiều và có mức độ nghiêm trọng nào đó và TNGT phải xảy ra thường xuyên và lặp lại theo ở một mức độ nào đó. Nhiều điểm khi thống kê chỉ có một số vụ TNGT nhưng số người chết và bị thương lại rất lớn mà nguyên nhân gây ra TNGT không phải do lỗi về KCHT (kết cấu hạ tầng) mà do các yếu tố khác (vớ dụ như lái xe buồn ngủ, lái xe uống rượu bia…) thì không thể được coi là một điểm đen TNGT.

b. Tiêu chí xác định điểm đen

Theo tài liệu “Tiêu chuẩn xác định và xử lý điểm đen trên quốc lộ” năm 2000 của Cục Đường bộ thì tiêu chí để xác định điểm đen như sau:

- Thời gian xem xét số liệu tối thiểu 3 năm. Thời gian này nhằm điều hoà và đưa ra sự sắp xếp đáng tin cậy vị trí nguy hiểm.

- Số lượng vụ TNGT: trên đường dài số vụ bình quân trên 1km/ 1năm. Ở tai nạn giao thông số vụ tai nạn trong phạm vi bán kính 50m ( số lượng vụ tai nạn từ 5 vụ trở lên trong 1 năm).

- Theo mức độ nghiêm trọng của tai nạn: Các tai nạn xảy ra trong năm phải có một vụ chết người.

Cục Đường bộ đó đưa thời gian xem xét tối thiểu là 3 năm và cũngg đưa ra được phạm vi bán kính của điểm đen tại nạn giao thông. Nhưng tài liệu này cũngg chưa đưa ra đuợc phạm vi bán kính tối thiểu với những điểm đen trên đường quốc lộ, đường đồ thị và số liệu vụ tai nạn tại vị trí trên đường thì vẫn chưa đưa ra được.

Trong cuộc hội thảo về điểm đen được tổ chức và năm 2004, Cục Đường bộ đó đưa ra tiêu chí xác định điểm đen như sau:

- Nơi có bình quân 2 vụ tai nạn nghiêm trọng trở lên/ năm.

35

- Nơi có bình quân 3 vụ tai nạn trở lên/năm, trong đó có 1 vụ nghiêm trọng có người chết.

- Nơi có bình quân 5 vụ tai nạn trở lên/ năm, nhưng chỉ có người bị thương.

Cục Đường bộ đó bổ sung thêm một số tiêu chí mà tài liệu “Tiêu chuẩn xác định và xử lý điểm đen trên quốc lộ” năm 2000 đưa ra. Sự bổ sung này là đưa ra được tiêu chí về số vụ TNGT tại một điểm, người chết, bị thương nhưng lại chưa đưa ra được phạm vi bán kính một vị trí điểm đen trên quốc lộ.

Bộ GTVT đó ban hành Quyết định 13 về “Quy định về việc xác định và xử lý nguy hiểm thường xảy ra TNGTĐB đang khai thác”. Theo Quyết định 13/2005/QĐ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT tại Điều 2 thì tiêu chí xác định điểm đen phải căn cứ vào tình hình TNGT xảy ra trong một năm về số vụ và mức độ thiệt hại:

- 02 vụ tai nạn nghiêm trọng (tai nạn có người chết) hoặc

- 03 vụ tai nạn trở lên, trong đó có 1 vụ tai nạn nghiêm trọng hoặc - 04 vụ tai nạn trở lên, nhưng có người bị thương.

Theo Thông tư Liên bộ 02 – TAND – VKSNDTC - Bộ Công an ngày 7/1/1995 TNGTĐB được phân loại như sau:

- Tai nạn nghiêm trọng: chết 01 – 02 người.

- TNGT đặc biệt nghiêm trọng: chết 3 người trở lên; chết 02 người, 01 người bị thương nặng; chết 01 người, bị thương nặng 02 người; chết 01 người bị thương nặng 03 người; gây thiệt hại tài sản tương đương 45 tấn gạo trở lên.

- TNGT nhẹ: thiệt hại sức khoẻ, tài sản.

Cỏc tiờu chớ xỏc định điểm đen theo Quyết định 13 vẫn chưa thể hiện rừ được bản chất của điểm đen, cũng nhiều bất cập. Ở đây, điểm đen vẫn cũng chưa qui định rừ phạm vi bao nhiờu là một điểm? chưa đưa ra được thế nào là một tuyến đường đen? phạm vi và chiều dài của tuyến đen là bao nhiêu? những điểm TNGT xảy ra do lỗi của đường gây thiệt hại lớn về tài sản nhưng không

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ CÁC ĐIỂM ĐEN TRÊN TUYẾN QUỐC LỘ 2 ĐOẠN ĐI QUA TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 28 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)