Một số kiến nghị cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại (Trang 93)

luật hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại ở Việt Nam

Hoạt động nhượng quyền thương mại, một hoạt động đã được khẳng định là một trong những phương thức quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia, chắc chắn sẽ ngày càng dành được sự quan tâm, khuyến khích phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới. Để hoạt động này thực sự phát huy được vai trò và vị trí của nó trong đời sống thương mại quốc gia, cũng như nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại, luận văn xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của thương nhân, với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khung pháp lý về hợp đồng nhượng quyền thương mại cần được xây dựng trên cơ sở tôn

trọng sự tự do thỏa thuận của các bên, nhưng đồng thời pháp luật cũng cần vạch ra những ranh giới rõ ràng, cụ thể để định hướng các bên thực hiện đúng đắn quyền và nghĩa vụ của mình. Các quy định pháp luật cần đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, và nhất quán với nhau đồng thời có sự đồng bộ nhất quán với các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành khác, có sự tham khảo và học hỏi từ pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không ngừng hoàn thiện và triển khai có hiệu quả các lĩnh vực pháp luật liên quan như Luật doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh,…Việc thực hiện tốt các quy định pháp luật trong lĩnh vực này sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả của việc thực thi pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại. Có thể thấy, đối với đông đảo các thương nhân và tầng lớp doanh nghiệp, pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại cũng như hợp đồng nhượng quyền thương mại còn khá xa lạ và mới mẻ. Hơn nữa, pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng là mảng pháp luật khá phức tạp vì nó liên quan chặt chẽ với nhiều mảng pháp luật khác. Do vậy, việc tìm hiểu một cách toàn diện các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại là không đơn giản, rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Nhà nước có thể thông qua các Hội doanh nghiệp, Hội luật gia, các Phòng ban có chức năng để khuyến khích và nhân rộng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực này.

Thứ ba, thường xuyên tiến hành rà soát, tổng kết, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật. Ở Việt Nam, chúng ta chưa chính thức thừa nhận án lệ là một nguồn của pháp luật. Tuy nhiên, thông qua việc đánh giá, tổng kết từ các vụ việc thực tế đã diễn ra có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và kỹ năng quý báu cho công

tác thực thi pháp luật cũng như qua đó xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy định có liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Thứ tư, không ngừng đầu tư và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng của các thương nhân. Đội ngũ cán bộ cần có thái độ và tác phong làm việc nghiêm túc, đúng mực, hiệu quả, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn trong cả lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực về pháp luật nói chung cũng như pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng.

Thứ năm, từ phía các thương nhân tham gia ký kết hợp đồng, cần tìm hiểu kỹ lưỡng phương thức kinh doanh franchise và các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động này. Các thương nhân có thể tìm đến các luật sư tư vấn có kinh nghiệm và kỹ năng trong việc đàm phán, soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng như được tư vấn, giải đáp các thắc mắc các vấn đề có liên quan trong suốt quá trình thực hiện. Điều này đặc biệt cần áp dụng khi các thương nhân Việt Nam tiến hành nhượng quyền ở nước ngoài và ngược lại. Chỉ khi đã có những hiểu biết nhất định về mặt pháp lý, các thương nhân mới có được những thỏa thuận hợp pháp, đồng thời có ý thức thực hiện một cách nghiêm túc các thỏa thuận này.

Thứ sáu, Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện cho sự ra đời của hiệp hội Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Hiệp hội là nơi gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm của các thương nhân kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, những kinh nghiệm, những kiến thức cả trên khía cạnh kinh tế lẫn khía cạnh pháp lý. Hiệp hội cũng là môi trường lý tưởng để phổ biến một cách rộng rãi và có hiệu quả các chính sách, pháp luật thương mại nói chung cũng như pháp luật về nhượng quyền thương mại nói riêng. Thông qua hoạt động của mình, Hiệp

hội cũng đưa ra các kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Nhượng quyền thương mại, với những vai trò và tính ưu việt không thể phủ nhận của nó, đã và sẽ là sự lựa chọn của nhiều thương nhân ở khắp các quốc gia trên thế giới. Cho đến ngày nay, ở các nước, đều đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động này trong nền kinh tế. Cùng với đó, hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại nói chung và pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.

Ở Việt Nam, cùng với sự xuất hiện muộn mằn của hoạt động nhượng quyền thương mại, pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Với những quy định trong pháp luật thương mại và các văn bản pháp luật khác có liên quan, pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam bước đầu đã tạo ra một khung pháp lý cơ bản, có tác dụng điều chỉnh quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại trong thực tiễn. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan, hành lang pháp lý điều chỉnh về hợp đồng nhượng quyền thương mại còn thiếu thốn, trong bản thân các quy định sẵn có lại thiếu tính đồng bộ, nhất quán, gây ra nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng. Yêu cầu hoàn thiện và bổ sung các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng như nâng cao hiệu quả thực thi của chúng trong đời sống kinh tế nước ta hiện nay được đặt ra là rất cần thiết và khách quan.

Từ quá trình nghiên cứu về hoạt động nhượng quyền thương mại và pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở chương 1, phân tích thực trạng của pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam được đề cập ở chương 2, ở chương 3 luận văn đã đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn

thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Hy vọng rằng, với những kết quả nghiên cứu đã trình bày trong luận văn, dù là nhỏ bé, cũng mong muốn giúp ích cho những ai quan tâm tới vấn đề này. Chắc chắn rằng, với những hạn chế về thời gian cũng như khả năng nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các độc giả và những người quan tâm tới đề tài này.

DANH MỤC

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại (Trang 93)