CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠ

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại (Trang 39)

NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI

Trước khi Luật thương mại năm 2005 ra đời, những biểu hiện thực tiễn của hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam được điều chỉnh bởi pháp luật chuyển giao công nghệ dưới tên gọi “cấp phép đặc quyền kinh doanh”. Theo các văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ, hoạt động nhượng quyền thương mại không được coi là một hoạt động thương mại độc lập mà là một dạng của hoạt động chuyển giao công nghệ. Điều này cho thấy dù đã xuất hiện ở Việt Nam, song hoạt động nhượng quyền thương mại đã không được pháp luật nhìn nhận đúng với bản chất của nó. Chính vì vậy đã tạo ra nhiều bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như trong hoạt động của các thương thân khi kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương mại.

Nhận thức được những vấn đề bất cập xảy ra trên thực tiễn, Luật thương mại Việt Nam 2005 lần đầu tiên đã ghi nhận nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại độc lập, có bản chất khác biệt với hoạt động chuyển giao công nghệ và đã dành mục 8, chương VI để quy định riêng về hoạt động này. Tiếp theo đó, Nghị định 35/2006/NĐ - CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, Thông tư 09/2006/TT - BTM ngày 25/05/2006 của Bộ thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại ra đời đã góp phần tạo ra một hành lang pháp lý điều chỉnh riêng biệt, khuyến khích và tạo đà cho sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại trên thực tế.

Pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại là một bộ phận quan trọng, cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương

mại nói chung, điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong quá trình thương nhân xác lập, ký kết, thực hiện, thay đổi và chấm dứt hợp đồng. Với nhiệm vụ đó, pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm khá nhiều nội dung được nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Luận văn này tiếp cận các quy định pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại với các nội dung cơ bản sau đây: (i) Khái niệm và phân loại hợp đồng nhượng quyền thương mại; (ii) Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại; (iii) Nội dung và hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại; (iv) Một số vấn đề pháp lý liên quan giữa pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại với pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại (Trang 39)