“Quyền thương mại” theo pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại Việt Nam được định nghĩa theo các loại hợp đồng nhượng quyền thương mại cụ thể mà chưa chỉ ra được những đặc trưng cơ bản nhất của nó. Do vậy, dù đã đưa ra những giải thích khá dài song khái niệm này dường như vẫn chưa được làm rõ. Các yếu tố cấu thành quyền thương mại được nhắc tới bao gồm: nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền là còn chưa đủ. Ngoài các yếu tố được liệt kê như trên, bí quyết kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế, bản quyền, bằng sáng chế…đều có thể trở thành các đối tượng trong quyền thương mại. Hơn nữa, nếu giữa các yếu tố này chỉ đơn giản là sự tồn tại một cách độc lập, riêng lẻ thì nó cũng không có gì khác biệt so với đối tượng của hợp đồng li-xăng. Điểm làm nên sự khác biệt lớn giữa “quyền thương mại” với đối tượng của các loại hợp đồng khác chính là sự kết hợp của tất cả các yếu tố kể trên thành một thể thống nhất tạo nên “quyền thương mại”, và sự chuyển giao “quyền thương mại” là sự chuyển giao tổng thể tất cả các yếu tố đó. Tất nhiên, nội dung khái niệm “quyền thương mại” được mở rộng hay thu hẹp là phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong từng hợp đồng cụ thể, song, dưới góc độ pháp lý, việc làm sáng tỏ nội dung khái niệm này là cần thiết và có ý nghĩa đối với cho các bên trong quan hệ hợp đồng.
2.3.1.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại quyền thương mại
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại được thiết lập dựa trên sự tự do thỏa thuận của các bên. Nếu các thỏa
thuận này không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì nó sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với mỗi bên, đòi hỏi các bên phải tuân thủ nghiêm túc trong quá trình thực hiện hợp đồng. Như đã nói ở trên, hợp đồng nhượng quyền thương mại là một loại hợp đồng đặc thù, chứa đựng nhiều nội dung tương đối phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ có thể xảy ra tranh chấp, do đó, pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam đã đưa ra khung pháp lý chung về quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các bên trong quan hệ hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ này được quy định từ Điều 286 đến Điều 289 Luật thương mại 2005. Theo đó, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác thì quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định sau:
Đối với bên nhượng quyền,
Bên nhượng quyền có các quyền sau: - Nhận tiền nhượng quyền;
- Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của các bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
Bên cạnh các quyền trên, bên nhượng quyền phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
- Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
- Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
- Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Đối với bên nhận quyền,
Bên nhận quyền có các quyền sau:
- Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ, trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Về nghĩa vụ, bên nhận quyền phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
- Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
- Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ
thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại; - Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp nhận của bên nhượng quyền.
Nhìn chung, pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam quy định khá đầy đủ quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên, là căn cứ quan trọng cho mỗi bên chủ thể thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, ở một số chỗ, việc quy định còn chưa rõ ràng, thiếu tính thuyết phục, thậm chí còn có sự mâu thuẫn trong các điều luật, gây ra những cản trở nhất định đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên, cụ thể là:
Thứ nhất, tại Điều 284 Luật thương mại 2005 quy định “bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”, có nghĩa là việc trợ giúp cho bên nhận quyền được coi là một quyền năng, theo đó, bên nhượng quyền có thể thực hiện hay không thực hiện. Tuy nhiên, cũng theo quy định tại Luật thương mại 2005, tại Điều 287, “quyền năng” này lại trở thành “nghĩa vụ bắt buộc”.
Thứ hai, việc quy định “quyền kiểm soát” của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền còn chưa rõ ràng. Bên nhượng quyền có quyền năng kiểm soát hoạt động của bên nhận quyền là một điều hợp lý trong quan hệ nhượng quyền thương mại, nhưng việc kiểm soát này được thực hiện tới đâu và trong những lĩnh vực nào lại không được làm rõ. Bên nhượng quyền trong quá trình kiếm soát hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền, với những lợi thế sẵn có, dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền, can thiệp quá sâu vào những vấn đề không cần thiết, ảnh hưởng đến sự độc lập, tự chủ và sáng tạo trong kinh doanh của bên nhận quyền.
Bên nhận quyền, dù có nghĩa vụ phải tuân thủ những quy định chung trong hệ thống nhượng quyền, nhưng về bản chất, đây là một bên chủ thể độc lập, có quyền tự quyết đối với các vấn đề mang tính nội bộ của doanh nghiệp như vấn đề tài chính, tuyển dụng, sa thải lao động…Do vậy, việc pháp luật vạch ra một ranh giới rõ ràng là vô cùng cần thiết. Có như vậy mới tránh được sự lạm dụng của bên nhượng quyền khi thực hiện quyền kiểm soát của mình cũng như bảo vệ một cách chính đáng quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận quyền - bên được coi là yếu thế hơn trong quan hệ.
Thứ ba, một trong những nghĩa vụ quan trọng mà bên nhận quyền phải tuân thủ đó là “không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp nhận của bên nhượng quyền”. Trong khi đó, tại Điều 15 Khoản 2 Nghị định 35/NĐ - CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ lại cho phép bên nhận quyền được phép tiến hành chuyển giao quyền thương mại cho bên khác ngay cả khi chưa có sự trả lời chính thức bằng văn bản từ bên nhượng quyền. Theo quy định này, trong thời gian 15 ngày, nếu bên nhượng quyền ban đầu không có văn bản trả lời thì được coi là chấp thuận việc nhượng lại quyền thương mại của bên nhận quyền. Việc chậm trễ thời gian trả lời của bên nhượng quyền có thể xuất phát từ những lý do khách quan và chính đáng, tuy nhiên, theo tinh thần của điều luật nêu trên thì những lý do này dù chính đáng đến đâu cũng không được xem xét đến. Hơn nữa, có thể thấy, “quyền thương mại” là một loại tài sản vô cùng quý giá của doanh nghiệp, việc một bên nhận quyền đứng ra nhượng lại quyền cho một bên khác mà không có sự đồng ý chính thức của bên nhượng quyền ban đầu sẽ đưa lại những rủi ro rất lớn mà bên nhượng quyền ban đầu lại chính là người phải gánh chịu đầu tiên và trực tiếp, trong khi đó, người đứng ra nhượng lại quyền lại không phải chịu bất cứ thiệt hại nào khi có rủi ro xảy ra. Do vậy, việc
pháp luật quy định hình thức coi “im lặng” là một sự đồng ý trong trường hợp này là không hợp lý trừ khi có sự thỏa thuận trước của hai bên.
Thứ tư, ngoài các nghĩa vụ kể trên, tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 35/NĐ - CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ, pháp luật còn nhấn mạnh đến nghĩa vụ cung cấp thông tin của cả bên nhượng quyền và bên dự kiến nhận quyền. Tuy nhiên, nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhượng quyền được đặt ra một cách xuyên