Seock (2009) lập luận, mặc dù mua sắm đƣợc thực hiện vì những lý do khác nhau, nhƣng lý do chính mà trong một số nghiên cứu đã công bố đó chính là sự thuận tiện của vị trí trung tâm mua sắm. Ông cũng nói r ng ngƣời tiêu dùng, thay vì đến các cửa hàng bách hóa, thì họ lại chọn đến các khu trung tâm mua sắm phức hợp.
Vị trí gần các cơ sở dịch vụ, chỗ làm, nhà ở cũng là một yếu tố quan trọng của lựa chọn trung tâm mua sắm (Manana, 2009).
Sự thỏa mãn của ngƣời tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ trong trung tâm thƣơng mại bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi quan điểm của ngƣời tiêu dùng về sự tiện lợi của thời gian hoạt động của trung tâm, vị trí và chỗ đậu xe (Pan và Zinkhan, 2006)
Thị trƣờng tiêu dùng có sự phân khúc rõ rệt hơn bao giờ hết, đòi hỏi nhà tiếp thị bán lẻ phải phân khúc thành các nhóm mục tiêu riêng biệt để phục vụ (Chebat at el., 2009). Để tăng sự trung thành của ngƣời mua sắm, trung tâm thƣơng mại phải cố gắng thúc đẩy xã hội và nhu cầu của khách hàng, không chỉ đơn giản là cung cấp sản phẩm mà khách hàng mong muốn (Keng et al., 2007).
Đáp ứng lại sự thay đổi nhu cầu khách hàng, trung tâm thƣơng mại phát triển lớn mạnh hơn và sự thuận tiện của việc dừng chân một trạm đã mở rộng phạm vi hoạt động của trung tâm thƣơng mại về dịch vụ và giải trí (Yiu và Yu, 2006). Trung tâm thƣơng mại ngày nay có các quầy thức ăn, nhà hàng, rạp chiếu phim, chăm sóc sắc đ p, nha khoa và còn nhiều dịch vụ khác nữa. Trung tâm thƣơng mại cũng đóng vai trò là nơi tổ chức hội họp, sự kiện quan trọng (Wagner, 2007).
Dựa vào lập luận trên, giả thuyết thứ H4 đƣợc thành lập.
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT