d. Các quỹ đầu tƣ chỉ số chứng khoán Việt Nam niêm yết trên thị trƣờng
3.1.1 Triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới
Sau khi chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tự do hoá thương mại và đầu tư tiếp tục là những ưu tiên trong quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam. Theo các chuyên gia dự báo xu hướng phát triển thị trường trong nước yếu tố quan trọng nhất mang tính “đột phá” có thể tác động đến nền kinh tế và thị trường trong nước là việc Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Theo đó, các hàng rào bảo vệ phi thuế quan sẽ được dỡ bỏ dần, thuế suất thuế nhập khẩu được cắt giảm dần thông qua các cam kết mở cửa thị trường về thương mại hàng hoá – dịch vụ – đầu tư phải được tuân thủ để đảm bảo mở cửa thị trường một cách thực chất và công bằng.
Thêm vào đó, việc công khai và minh bạch hoá mọi chính sách, cơ chế quản lý và điều kiện để tạo ra thị trường cạnh tranh, giảm giá thành – các chi phí giao dịch cho doanh nghiệp và công dân sẽ là điều kiện tiên quyết bảo đảm tính hiệu quả của tăng trưởng. Hơn nữa, việc Nhà nước thực hiện chủ trương chuyển mạnh cơ chế quản lý và điều hành nền kinh tế theo hướng tạo ra sự đồng bộ các yếu tố của thị trường. Bảo đảm nguyên tắc thị trường phản ánh đúng, đủ và sát với thực tế của hàng hoá lẫn dịch vụ sẽ là một nhân tố hết sức quan trọng nhằm xoá bỏ mọi hình thức bao cấp về giá để thực hiện giá thị trường cho mọi loại hàng hoá – dịch vụ. Với những cơ sở nêu trên dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
- Tăng trưởng GDP: Kinh tế Việt Nam trong năm những năm tiếp theo vẫn được dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt.
Về phía cầu, động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam là tăng trưởng chi tiêu dùng và đầu tư cố định. Môi trường và chính sách cho đầu tư vẫn tiếp tục thuận lợi. NHNN sẽ vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong nước quá nhanh, đây là một phần trong chính sách kích cầu
của Chính phủ. Một lý do khác, cầu trong nước tăng là do những thay đổi về tiền lương trong cả khu vực Nhà nước và tư nhân. Việc chính thức trở thành thành viên WTO sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu, nhưng việc giảm hàng rào thuế quan có nghĩa là hàng hoá nhập khẩu có lợi trên thị trường trong nước. Vì thuế đóng góp của xuất khẩu vào tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế.
Về phía cung, các tổ chức quốc tế đều nhận định công nghiệp và dịch vụ sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Trong ngành công nghiệp, dệt may sẽ là khu vực phát triển mạnh nhất, đáng lưu ý là dệt may Việt Nam cần nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình trong bối cảnh mới. Còn trong lĩnh vực dịch vụ – du lịch – tài chính sẽ là những ngành có nhiều đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong báo cáo mới nhất về Việt Nam, Đơn vị Thông tin Kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí Nhà Kinh tế Anh dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức bình quân 7,2% trong giai đoạn 2011-2015 nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu. Xuất khẩu ròng vẫn sẽ đóng vai trò là sức kéo cho tăng trưởng GDP thực của Việt Nam. Trong lĩnh vực tiêu dùng, EIU cho rằng tăng trưởng tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam sẽ được thúc đẩy bằng việc cải thiện trong thị trường lao động và kết quả là việc tăng lương thực lĩnh. Với việc nhu cầu đối với hàng hóa Việt tăng cùng với các điều kiện kinh tế toàn cầu được cải thiện, ngành sản xuất của Việt Nam cũng sẽ tăng cường năng lực sản xuất. Điều này sẽ đòi hỏi phải có nhiều công nhân hơn và nhu cầu lao động lớn hơn này sẽ thúc đẩy việc tăng lương. Thêm vào đó, nguồn tiền từ người Việt ở nước ngoài sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, trong khi sự phát triển của ngành công nghiệp dịch vụ tài chính sẽ giúp cho tín dụng tiêu dùng sẵn có hơn và do đó sẽ mang lại một sự thúc đẩy quan trọng đối với tiêu dùng cá nhân. Với nhu cầu hàng xuất khẩu hồi sinh, việc đầu tư dưới hình thức mua tư liệu sản xuất cho ngành sản xuất sẽ gia tăng. Bất chấp những quan ngại về chất lượng của môi trường kinh doanh tại Việt Nam và xu hướng đi xuống tại các dự án nước ngoài đầu tư đã lên kế hoạch trước nhưng tâm lý của các NĐT nước ngoài tại Việt Nam nhìn chung vẫn khá lạc quan. Nhu cầu đối với hàng Việt Nam, đặc biệt tại thị trường Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu sẽ tiếp tục mạnh và dù tăng trưởng nhập khẩu cũng
sẽ khá lớn nhưng xuất khẩu ròng vẫn sẽ đóng vai trò là sức kéo cho tăng trưởng GDP thực của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015.
- Thu chi Ngân sách: thâm hụt Ngân sách có thể tăng nhẹ do tiêu dùng của Chính phủ tăng nhằm thực hiện chính sách kích cầu, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khu vực kinh tế chính thức sẽ giúp mở rộng nguồn thu thuế và giá dầu thô ở mức cao sẽ giúp tăng thu Ngân sách. Mức thâm hụt Ngân sách chủ yếu sẽ dành cho việc thực hiện các cam kết của Chính phủ trong việc cải thiện phúc lợi xã hội.
- Tỷ giá hối đoái: trong khoảng thời gian gần đây, NHNN thực hiện việc giảm biên độ và điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng tạo điều kiện đưa tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại sát hơn với tỷ giá thực tế trên thị trường. Việc tăng tỷ giá tham chiếu USD/VND sẽ làm giảm bớt những áp lực đối với dự trữ ngoại hối của Việt Nam, hỗ trợ tích cực cho lĩnh vực xuất khẩu, theo đó làm giảm bớt áp lực đối với cán cân thương mại. Trong thời gian tới NHNN sẽ điều hành tỷ giá tương đối linh hoạt theo cả hai chiều, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ, bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn. Đồng thời, NHNN sẽ triển khai các biện pháp cần thiết để phát triển thị trường ngoại hối trong đó có việc cho phép áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế để các doanh nghiệp và ngân hàng có thể tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực hiện phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn.
- Lạm phát: Theo số liệu thống kê, tỷ lệ lạm phát năm qua đạt mức 11,75% trong đó yếu tố tiền tệ đóng góp 4,65% và các yếu tố khác đóng góp 7,1%. Thứ nhất, yếu tố tiền tệ đã có một “đóng góp” đáng kể trong sự gia tăng vượt chỉ tiêu (dù đã được điều chỉnh) của lạm phát năm 2010, đặc biệt là từ đầu quý 4. Tuy nhiên, trong những thông tin chính thống được phát đi từ NHNN, hay đánh giá của đầu mối chuyên trách tư vấn, đó lại không do hoặc không phải là nguyên nhân chủ yếu. Nguyên nhân chủ yếu không phải do sai lầm của chính sách và điều hành vĩ mô, chính sách tiền tệ trong năm cũng không phải là nhân tố làm cho lạm phát tăng cao. Nguyên nhân chính thứ hai là xuất phát từ những nhân tố khách quan như sự bất ổn kinh tế, giá cả thế giới và một số yếu tố chủ quan nội tại của nền kinh tế. Phân tích thêm từ Hội đồng, trong năm 2010, giá cả một số hàng hóa
thiết yếu thế giới tiếp tục tăng cao (giá dầu thô và giá xăng - gas tăng, sắt thép, nguyên vật liệu nhập khẩu tăng do kinh tế thế giới phục hồi, giá cả nguyên vật liệu tăng trên 10%), giá vàng biến động mạnh; Trung Quốc mất mùa nên đã thu hút hàng hóa của Việt Nam khá mạnh. Trong nước, dịch bệnh trong nông nghiệp, bão lũ nặng nề ở miền Trung làm ảnh hưởng khá lớn đến cung cầu hàng hóa, giá lương thực thực phẩm tăng do việc chủ động đưa giá lên để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước và nông dân; tăng lương cơ bản, tăng chi phí giáo dục, y tế; do chi tiêu ngân sách và đầu tư công khá lớn những năm qua và cả năm 2010; kết hợp tỷ giá tăng, giá vàng tăng, yếu tố tâm lý kỳ vọng lạm phát trong dân dẫn đến tổng cầu tăng đột biến, làm giá tăng mạnh ở thời điểm quý 4/2010.
- Một số rủi ro: triển vọng phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam bị đe doạ bởi nhiều rủi ro tiềm ẩn. Thứ nhất, kinh tế Mỹ và một số bạn hàng lớn của Việt Nam được dự báo tăng trưởng chậm lại sẽ làm giảm sản lượng xuất khẩu của Việt Nam. Thứ hai, lộ trình cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ WTO sẽ làm giảm thu NSNN đồng thời ảnh hưởng đến cán cân thương mại Việt Nam.
- Xu hướng chính sách: chính sách tiền tệ Việt Nam được duy trì theo hướng giữ ổn định lãi suất danh nghĩa. NHNN giới hạn tăng trưởng tín dụng vì lý do lạm phát và giữ cho áp lực tăng trưởng kinh tế nằm trong tầm kiểm soát. Các khoản cho vay trực tiếp từ các NHTM Nhà nước cho các dự án nằm ngoài dự toán Ngân sách có thể sẽ tác động xấu đến tính ổn định của tình hình tài khóa. Trong khi đó, các điều khoản về cải cách Ngân hàng và chứng khoán sẽ được nới lỏng để phù hợp luật lệ của WTO và góp phần phát triển thị trường tài chính.