NYSE Arca Trung tâm giao dịch của các quỹ đầu tƣ chỉ số

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ (Trang 55)

Chương I : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ

c. DOW JONES

2.1.3 NYSE Arca Trung tâm giao dịch của các quỹ đầu tƣ chỉ số

2.1.3.1 Giới thiệu

Trung tâm niêm yết và giao dịch quỹ đầu tư chỉ số của Mỹ là NYSE Arca, Trong 797 quỹ đầu tư chỉ số được niên yết trong toàn thị trường Mỹ, có 706 quỹ được niêm yết tại NYSE Arca, đại diện cho lượng tài sản 442 tỷ USD đang được quản lý (AUM). Điều này đã thiết lập một nền tảng quỹ đầu tư chỉ số với mức độ hiệu quả và chất lượng thị trường cao. Trong tháng 12/2008, trung bình mỗi ngày xuất hiện một khối lượng giao dịch đầu tư chỉ số trên thị trường khoảng 491 tỷ USD so với mức 231 tỷ trong tháng 12/2007, tương đương một mức tăng 112%.

Tất cả các giao dịch điện tử nền tảng của sàn NYSE Arca đều kết nối với các NĐT đến từ các thị trường khác nhau của Mỹ và cung cấp cho các khách hàng với các thao tác điện tử nhanh chóng và công khai, trực tiếp và vô danh. Cơ cấu thị trường và chức năng riêng biệt của NYSE Arca đã tạo ra lợi thế thanh khoản, thông tin minh bạch, tốc độ lớn và hiệu quả. Khả năng “định tuyến tốt nhất” của NYSE Arca là hệ thống tìm kiếm hiệu quả trên nhiều thị trường trung tâm và không chỉ đặt lệnh trong nội bộ mà còn đặt lệnh theo tuyến ngoài giá đấu thầu tốt nhất, hoặc cung cấp diễn biến trong các thị trường quốc gia. Thời gian nhận lệnh trung bình ít hơn 1/1000 giây.

2.1.3.2 Những hoạt động trên NYSE Arca

Trên 600 chủ sở hữu vốn cổ phần được cấp phép giao dịch của NYSE Arca tham gia vào giao dịch, tạo ra một khu vực đa dạng của các nhà cung cấp thanh khoản. Mỗi nhà tạo lập thị trường được giao cho mỗi quỹ đầu tư chỉ số được niêm yết thúc đẩy làm tăng chất lượng thị trường bằng cách thu hẹp biên độ và tăng thanh khoản nếu cần thiết.

Thanh khoản tiếp tục được kích thích bằng một quá trình mở cửa và kết thúc đấu giá hiệu quả điều mà cho phép người tham gia có thể tham gia khám phá giá theo thời gian thực tế. Đấu giákhớplệnhởmức giánhằm tối đa hóasố lượngcổ phiếucó thể giao dịch.

2.2 Hoạt động đầu tƣ chỉ số ở Việt Nam

2.2.1 Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tƣ chỉ số ở Việt Nam trong thời gian qua gian qua

2.2.1.1 Cách thức đầu tƣ chỉ số ở Việt Nam

Trong thời gian gần đây, một số công ty, sàn vàng tại Việt Nam đã triển khai sản phẩm giao dịch chỉ số theo VN-Index đến các NĐT. Theo đó, một số công ty cam đoan NĐT sau khi mua sản phẩm “đầu tư theo chỉ số” sẽ nhiều khả năng đạt được mức tỉ suất sinh lợi bằng với mức tỉ suất sinh lợi của VN-Index, đồng thời các công ty này sẽ thanh toán đầy đủ cho NĐT.

Thoạt nhìn, phương án “đầu tư theo chỉ số” mà các công ty đưa ra dường như khá hợp lý và đã khá phổ biến tại các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy việc mà các công ty làm đơn thuần chỉ là lấy chỉ số VN-Index nhân với một hệ số quy đổi để tính ra giá trị mỗi đơn vị sản phẩm mà các công ty này bán ra cho NĐT, như có thể nhìn thấy ở sơ đồ dưới đây:

Hình 2.4: Sơ đồ hoạt động đầu tư chỉ số

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Phương thức hoạt động có thể tồn tại trong sản phẩm “đầu tư theo chỉ số” của một số công ty.

Như vậy, có thể nhận thấy “đầu tư theo chỉ số” như các công ty cung cấp, nhiều khả năng hoàn toàn không tồn tại khâu hình thành và đầu tư vào danh mục cổ phiếu thực thỏa điều kiện. Đây chính là sai biệt lớn nhất về khái niệm “đầu tư theo chỉ số” mà các NĐT cần lưu ý.

Tuy nhiên, một số sàn vàng đã đưa ra ý kiến cho rằng danh mục đầu tư của họ là có tồn tại. Nhưng liệu danh mục đó có thỏa điều kiện đã trình bày là mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lợi của danh mục và tỉ suất sinh lợi của chỉ số được lựa chọn tiến về 0 hay không? Và cách thức tạo lập danh mục này của các công ty là như thế nào?

2.2.1.2 Thực trạng chỉ số chứng khoán tại Việt Nam

SGDCK TP.HCM niêm yết 158 cổ phiếu và các cổ phiếu này là thành phần của chỉ số VN-Index. TTGDCK Hà Nội niêm yết 145 cổ phiếu và các cổ phiếu này là thành phần của chỉ số HASTC-Index. Tuy nhiên, do sự chêch lệch quy mô và giá trị giao dịch giữa các công ty trong thành phần chỉ số VN-Index và HASTC-Index khá lớn, số lượng các công ty niêm yết còn khá khiêm tốn, một vài ngành công nghiệp nền tảng chưa niêm yết, các công ty niêm yết chưa đóng vai trò đại diện cho nền kinh tế nên việc dùng chỉ số VN-Index hoặc HASTC-Index làm chỉ số có một số khó khăn. Mặt khác giá trị giao dịch các công ty nhỏ hầu như đóng băng vào thời kỳ chứng khoán giảm giá.

Báo đầu tư chứng khoán hiện đã tính và công bố chỉ số VIR 50 với thành phần là 50 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường. Tuy vậy, VIR 50 vẫn chưa thêm vào các điều kiện về tài chính, tính đại diện nền kinh tế nên việc dùng VIR 50 vẫn chưa đại diện cho danh mục toàn thị trường.

2.2.1.3 Các quỹ đầu tƣ chỉ số ở Việt Nam

a. Giới thiệu: các công ty xây dựng chỉ số riêng nhƣ SSI với SSI30; Công ty Dragon Capital với chỉ số DCVN30 Index; Công ty vàng Công ty Dragon Capital với chỉ số DCVN30 Index; Công ty vàng thế giới với chỉ số VTG-Index

Chỉ số SSI30

*Giới thiệu chung về SSI30

Việt Nam có hai sàn giao dịch chứng khoán, là SGDCK TP.HCM (HOSE) và TTGDCK Hà Nội (HASTC). Chỉ số VN-Index hiện chỉ phản ánh các biến động giá của cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE mà không phản ảnh biến động giá của các công ty niêm yết trên sàn HASTC. Tuy nhiên, một số công ty có thị giá lớn vẫn được niêm yết trên sàn

HASTC, vì vậy VN-Index ở một mức độ nào đó không phản ánh chính xác diễn biến của dòng tiền và diễn biến giá của các cổ phiếu của công ty có thị giá lớn.

SSI xây dựng chỉ số SSI30, bao gồm 30 công ty niêm yết lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất thị trường, xét trên cả hai sàn giao dịch, SSI30 hiện chiếm trên 60% giá trị vốn hoá thị trường và 60% giá trị giao dịch trên cả hai sàn. Vì vậy, việc theo dõi diễn biến cổ phiếu của 30 công ty sẽ phản ánh chính xác hơn diễn biến của thị trường, xét dưới góc độ phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

Công ty lựa chọn ngày bắt đầu xây dựng chỉ số SSI30 vào này 17 tháng 4 năm 2007, khi VN-Index ở mức 1.001,2 điểm, và bắt đầu chỉ số SSI30 từ mốc 1.000 điểm.

*Các sự kiện được điều chỉnh trong xây dựng chỉ số SSI30:

Thứ nhất, sự kiện doanh nghiệp cần điều chỉnh lượng cổ phiếu đang lưu hành:

•  Trả cổ tức bằng tiền mặt

• Trả cổ tức bằng cổ phiếu thưởng

•  Chia tách cổ phiếu (từ thặng dư vốn)

•  Phát hành quyền mua cho các cổ đông hiện hữu (Lưu ý: Lượng cổ phiếu phát

hành riêng lẻ cho cổ đông chiến lược không điều chỉnh vào giá). Thứ hai, sự kiện doanh nghiệp cần điều chỉnh giá niêm yết:  Trả cổ tức bằng cổ phiếu thưởng

 Chia tách cổ phiếu (từ thặng dư vốn)

 Phát hành quyền mua cho các cổ đông hiện hữu  Phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược và nhân viên  Mua lại hay bán cổ phiếu quỹ

*Tiêu chuẩn lựa chọn vào rổ cổ phiếu SSI30

Công ty được chọn vào SSI30 phải đáp ứng các tiêu chí sau:

1. Mức vốn hoá thị trường: Công ty phải nằm trong 50 công ty có giá trị vốn hoá thị trường lớn nhất cả hai thị trường niêm yết.

2. Tính thanh khoản: Chúng tôi sử dụng chỉ số thanh khoản để đánh giá tính thanh khoản của cổ phiếu (Chỉ số thanh khoản = tổng khối lượng giao dịch của năm/Lượng cổ

phiếu lưu hành trung bình). Chỉ số thanh khoản của các cổ phiếu trong SSI30 nên ở trên mức 30% và trong mọi trường hợp chỉ số này không thể thấp hơn 15%.

3. Cổ phiếu đã được niêm yết ít nhất là hai tháng trước khi việc lựa chọn cổ phiếu vào rổ SSI30 được tiến hành.

Trong trường hợp có nhiều hơn ba mươi cổ phiếu thỏa mãn các tiêu chí trên, các tiêu chí sau sẽ được xem xét:

4. Cổ phiếu có mức vốn hoá lớn hơn sẽ được ưu tiên. Tổng mức vốn hoá của ba mươi cổ phiếu phải trên 60% tổng mức vốn hoá của cả hai thị trường niêm yết.

5. Trong trường hợp có nhiều cổ phiếu cùng thoả mãn các điều kiện kể trên, Khối Phân tích và Tư vấn đầu tư sẽ lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng.

Chỉ số DCVN30

Tháng 9/2007, tại TP.HCM, Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital (DCG) của Anh quốc tại Việt Nam, ông Dominic Scriven đã họp báo giới thiệu chỉ số Dragon Capital VN30 (DCVN30 Index).

Đây là chỉ số đại diện cho giá giao dịch của 30 công ty hàng đầu có tổng giá trị thị trường và tính thanh khoản cao nhất trên cả 3 thị trường TP.HCM, Hà Nội và OTC. Do đó, DCVN30 Index giúp các NĐT có cái nhìn toàn cảnh và bao quát về thị trường thay vì chỉ tập trung vào một thị trường như các chỉ số khác.

Tính đại diện của DCVN30 Index thể hiện rõ nhất trong khoảng thời gian sôi động nhất của TTCK vào cuối năm 2006 - đầu năm 2007 khi DCVN30 Index tăng cao trước VN-Index. DCVN30 Index được xây dựng thành hai bộ chỉ số DCVN30 Domestic dành cho NĐT trong nước và DCVN30 Foreign dành cho NĐT nước ngoài, trong đó DCVN30 Foreign được xây dựng thể hiện những giới hạn với NĐT nước ngoài, ví dụ không quá 30% với công ty chưa niêm yết và 49% của công ty niêm yết.

Ngày 25 tháng 9, chỉ số DCVN30 Domestic là 925.73 điểm, chỉ số P/E năm 2007 là 29.75. Chỉ số DCVN30 Foreign là 532.63 điểm, chỉ số P/E năm 2007 là 31.11. Trong đó, 10 công ty lớn nhất là ACB, Bảo hiểm Bảo Việt, Sacombank, Vinamilk, FPT, Nhiệt điện Phả Lại, PV Drilling, PTSC, SSI, KCN Tân Tạo.

Chỉ số DCVN30 Index đã được xây dựng và sử dụng nội bộ từ năm 2004 khi công ty này mới thành lập. DCG là một định chế ngân hàng đầu tư tập trung vào thị trường vốn Việt Nam. Đến nay DCG là công ty quản lý quỹ lớn nhất và nhiều kinh nghiệm nhất tại Việt Nam với tổng số tài sản trên hai tỷ USD.

Cách tính chỉ số DCVN30: Chỉ số DC VN30 Index được tính theo phương pháp chỉ số giá bình quân gia quyền với quyền số là số lượng cổ phiếu có thể được giao dịch trên thị trường trong thời kỳ tính toán. Công thức tính giống công thức tính VN-Index.

Các tiêu chuẩn để được đưa vào DCVN30: Những công ty được đưa vào rổ để tính chỉ số dựa trên một số tiêu chí như: độ lớn của công ty, tính thanh khoản, mức độ rõ ràng về thông tin giá cả của cổ phiếu, công ty thể hiện tương đối rõ về ngành đó. Cuối mỗi quý, hội đồng lựa chọn xem xét lại và có thể loại bớt vài công ty và thay vào đó những công ty mới để đảm bảo các công ty luôn mang tính đại diện cho các cơ hội đầu tư thực sự cũng như phản ảnh được hiệu quả đầu tư trên toàn thị trường Việt Nam.

Chỉ số VTG-Index

Công ty Cổ phần Đầu Tư Kinh Doanh Tài Chính Vàng Thế Giới được thành lập ngày 9/4/2009 với đầy đủ chức năng về kinh doanh, mua bán, tư vấn đầu tư, môi giới vàng, bạc, kim loại đá quý và một số ngành nghề kinh doanh khác về tài chính, thương mại. Vốn điều lệ của công ty là 100 tỷ đồng.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ngưng hoạt động các sàn vàng sau thời điểm ngày 31/03/2010 đã có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các sàn vàng hiện nay. Các đơn vị chủ quản cũng như các sàn vàng buộc phải đưa ra định hướng mới. Một số có kế hoạch mở sang kinh doanh vàng bạc, kim loại quý và thu hẹp dần hoạt động kinh doanh vàng tài khoản. Công ty Vàng Thế Giới (VTG) đã định hướng phát triển các sản phẩm đầu tư tài chính thay thế trong đó có sản phẩm VTG-VNIndex.

Ngày 06/01/2010, Công ty Vàng Thế Giới đã chính thức giới thiệu sản phẩm VTG-VNIndex. Sự ra đời sản phẩm này đánh dấu một mốc quan trọng trong hướng đi mới của VTG. Đây là công ty tiên phong trong việc chuyển hướng kinh doanh sản phẩm

lĩnh vực chứng khoán thay cho sàn vàng. Sản phẩm này hứa hẹn mở cho NĐT chứng khoán một sự lựa chọn mới.

VTG- Index là sản phẩm đem lại tỷ suất lợi nhuận dài hạn cao, theo sát với tỷ suất lợi nhuận của chỉ số VN-Index. Ngoài việc giúp NĐT loại bỏ hoàn toàn rủi ro cục bộ khi đầu tư vào sản phẩm này; hơn nữa tính thanh khoản của sản phẩm cũng hứa hẹn rất cao. Tính độc đáo của VTG -VNIndex là cơ chế chuyển nhượng hoạt động giống như cơ chế giao dịch vàng tài khoản: Khách hàng sẽ giao dịch sản phẩm VTG - VNIndex dựa vào sự biến đổi của chỉ số VN-Index. VTG sẽ quản lý tài khoản của NĐT và chịu trách nhiệm tăng trưởng tài khoản của NĐT theo sát với sự tăng trưởng của chỉ số VN-Index.

Theo bản giới thiệu của công ty VTG, khách hàng đầu tư vào sản phẩm VTG - VNIndex trong một thời gian nhất định sẽ bảo đảm đạt tỷ suất lợi nhuận bằng với tỷ suất lợi nhuận của chỉ số VN-Index trong cùng khoảng thời gian đó. 1 đơn vị VTG có giá trị bằng chỉ số VN-Index x 10.000 đồng.

Ví dụ, trong thời gian 3 tháng, chỉ số VN-Index có mức từ 300 điểm lên 400 điểm, mức sinh lời là 33% thì khách hàng đầu tư vào sản phẩm VTG - VNIndex cũng được hưởng mức sinh lời 33% trên tổng giá trị đầu tư của mình. Theo VTG, đây là một dạng sản phẩm đầu tư theo chỉ số (Index tracking) khá phổ biến với các NĐT trên thế giới.

Lý do VTG triển khai sản phẩm này là trong khoảng thời gian dài chỉ số Index sẽ tăng trưởng với tỷ suất lợi nhuận cao. Đầu tư vào VTG - VNIndex sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận bằng thị trường. Trong cùng một quãng thời gian, có cổ phiếu thắng thị trường (mức sinh lời cao hơn mức sinh lời của VN-Index), có cổ phiếu thua thị trường nhưng chọn cổ phiếu thắng thị trường không đơn giản. Việc bảo đảm suất sinh lời bằng thị trường là sự hấp dẫn của sản phẩm VTG-VNIndex.

Khi đầu tư vào một cổ phiếu riêng lẻ, NĐT đối diện với hai rủi ro: rủi ro cục bộ và rủi ro hệ thống. Rủi ro cục bộ (còn gọi là rủi ro không hệ thống) do chính công ty, ngành kinh doanh của công ty đó gây ra. Rủi ro này làm cho tỷ suất lợi nhuận tương đối của cổ phiếu khi cao khi thấp, khó quản lý. Rủi ro cục bộ này có thể giảm được khi NĐT thực

hiện đa dạng hóa đầu tư một cách hợp lý. Là một sản phẩm theo sát chỉ số của thị trường, sản phẩm VTG-VNIndex loại bỏ hoàn toàn rủi ro cục bộ này.

Ngoài ra, sản phẩm VTG-VNIndex có tính thanh khoản cao. Sản phẩm VTG- Index mặc dù là Index-tracking nhưng không phải là danh mục của toàn bộ gần 200 cổ phiếu tạo ra chỉ số VNIndex. Sản phẩm VTG-Index thực chất là một danh mục đầu tư gồm các cổ phiếu có vốn hóa và giá trị giao dịch lớn. Tỷ lệ % của các blue-chip này sẽ được tính theo công thức toán học nhằm giúp cho sản phẩm VTG-VNIndex đạt được tỷ suất lợi nhuận và độ rủi ro bằng với Index.

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính 5 lần tương đương với tỷ lệ ký quỹ 20% hứa hẹn tỷ suất

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)