Sự khác biệt trong đầu tƣ chỉ số ở Việt Nam và trên thế giới

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ (Trang 71 - 74)

Chương I : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ

d. Các quỹ đầu tƣ chỉ số chứng khoán Việt Nam niêm yết trên thị trƣờng

2.2.2 Sự khác biệt trong đầu tƣ chỉ số ở Việt Nam và trên thế giới

Đầu tư chỉ số được xây dựng dưới hình thức là một quỹ theo mô hình “Trust” hoặc một quỹ tương hỗ mở, với mục đích mô phỏng diễn biến của một chỉ số, một hàng hóa hoặc một rổ cổ phiếu và có chứng chỉ quỹ được giao dịch như một cổ phiếu niêm yết trên một sàn giao dịch. Quỹ đầu tư chỉ số là một cách đa dạng hóa rủi ro trong đầu tư tài chính bằng cách đấu tư vào nhiều chứng khoán khác nhau để loại trừ rủi ro cá biệt. Khi đó, rủi ro và mức sinh lợi của quỹ đầu tư chỉ số sẽ tương đương với mức sinh lợi và rủi ro của danh mục toàn thị trường theo tiêu chuẩn mà chỉ số chứng khoán đưa ra (Harry Markowitz giải thích tại sao đa dạng hóa làm giảm rủi ro và nâng cao mức sinh lợi bằng toán học trong “Portfolio Selection: efficient diver-sification of investment – Lý thuyết đầu tư hiện đại14

(Modern Portfolio Theory) đạt giải Nobel kinh tế năm 1990).

Giá chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số có thể giao dịch tại một mức giá cao hơn (Premium) hoặc thấp hơn (Discount) so với mức giá NAV của quỹ đầu tư chỉ số đó. Tuy nhiên, khoảng chênh lệch giữa giá thị trường và NAV của quỹ đầu tư chỉ số thông thường được san bằng thông qua hoạt động “arbitrage” (mua bán đồng thời) của các NĐT tổ

14

chức. Nhìn chung, giá giao dịch của đầu tư chỉ số phản ánh khá chính xác giá trị thực của các cổ phiếu trong rổ cổ phiếu của quỹ đầu tư chỉ số.

“Đầu tư theo chỉ số” được định nghĩa một cách chính thống như là việc NĐT mua chứng chỉ của một quỹ đầu tư, mà danh mục đầu tư của quỹ này bao gồm một phần hoặc toàn bộ chứng khoán cấu thành nên một chỉ số trên thị trường theo tỉ lệ vốn hóa thị trường phù hợp sao cho mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lợi của danh mục và tỉ suất sinh lợi của chỉ số thị trường tiến về 0. Một quỹ đầu tư cung cấp chứng chỉ như vậy gọi là quỹ chỉ số (index fund).

Như vậy, “đầu tư theo chỉ số” phải thỏa mãn 2 điều kiện tiên quyết:

- Phải thực sự có đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường và hình thành danh mục thỏa điều kiện như đã đề cập. Mức lời hay lỗ của NĐT, giống như khi đầu tư vào các quỹ đầu tư khác, phụ thuộc vào tình hình lãi/lỗ (performance) của danh mục đầu tư.

- Tiêu chí của “đầu tư theo chỉ số” phải rõ ràng, tức mục tiêu đầu tư là vào loại chỉ số nào.

Ví dụ, quỹ đầu tư chỉ số A tại Mỹ xác định mục tiêu của mình là đầu tư vào chỉ số công nghiệp DJIA. Giả sử chỉ số này chỉ bao gồm 3 cổ phiếu là X, Y, Z có các thông tin như bảng sau đây:

Bảng 2.3: Ví dụ về đầu tư chỉ số

Nguồn: saga.vn

Như vậy, quỹ đầu tư có thể đầu tư vào một danh mục 3 cổ phiếu X, Y, Z theo tỉ lệ 12,5% X, 50% Y, và 37,5% Z. Như vậy, quỹ đầu tư chỉ số A đã thỏa mãn 2 điều kiện là thực sự có đầu tư vào cổ phiếu theo danh mục vừa nêu, đồng thời xác định chỉ số mà mình muốn theo dấu (tracking) là DJIA.

Tuy nhiên, ví dụ nêu trên chỉ là một trường hợp cơ bản. Trên thực tế, với hàng ngàn loại cổ phiếu, các quỹ đầu tư tại nước ngoài thường sử dụng các phần mềm quản lý quỹ trong việc thiết lập danh mục.

Theo đó, quỹ đầu tư chỉ cần xác định hai vấn đề: Lựa chọn chỉ số để theo dấu (tracking) và tạo lập một danh mục sao cho mức chênh lệch giữa tỉ suất sinh lợi của danh mục và tỉ suất sinh lợi của chỉ số được lựa chọn tiến về 0.

Chương 3: NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)