Chương I : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ
c. DOW JONES
2.1.2.2 Một số quỹ đầu tƣ chỉ số tiêu biểu trên thị trƣờng Mỹ
Trong phần này, trước tiên chúng tôi sẽ trình bày sơ lược về cách thức hoạt động của các quỹ đầu tư chỉ số ở thị trường Mỹ, bao gồm quá trình hình thành, quản lí quỹ đầu tư chỉ số của các quỹ đầu tư chỉ số, tiến trình tạo lập và mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số; sau đó sẽ đi vào tìm hiểu tình hình hoạt động của một số quỹ đầu tư chỉ số nổi tiếng.
*Quá trình hình thành quỹ đầu tư chỉ số
Việc hình thành quỹ đầu tư chỉ số được khởi điểm khi những công ty quản lý quỹ đầu tư chỉ số (thường gọi là các Sponsor) nộp đơn lên SEC để tạo nên một quỹ đầu tư chỉ số. Khi kế hoạch được SEC thông qua công ty quản lý quỹ thỏa thuận với một ngân hàng thanh toán, thường là ở một ngân hàng quốc tế, có quyền phát hành và mua lại các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số.
Ngân hàng thanh toán sẽ mua những rổ cổ phiếu để tạo nên một chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số bằng cách đưa rổ cổ phiếu này vào một tài khoản tín thác. Các nhóm chứng chỉ quỹ bao gồm các rổ cổ phiếu với số lượng từ 10.000 đến 600.000 đơn vị (phổ biến nhất là rổ 50.000 đơn vị). Sau đó, Ngân hàng thanh toán hoán đổi các nhóm chứng chỉ quỹ để nhận các đơn vị quỹ đầu tư chỉ số. Tiếp sau đó, các chứng chỉ sẽ được giao dịch trên thị trường giống như các cổ phiếu niêm yết thông thường.
Khi các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số được giao dịch, các cổ phiếu đã được mua để tạo nên nhóm chứng chỉ quỹ vẫn được giữ nguyên trong tài khoản tín thác. Các quỹ này rất ít hoạt động ngoài việc trả cổ tức của các các cổ phiếu ở trong quỹ cho những nhà đầu tư nắm giữ các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số và cung cấp các dịch vụ quản lý cho quỹ.
Khi các nhà đầu tư muốn bán các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số của mình thì có thể tiến hành theo một trong hai cách sau: cách thứ nhất là bán các chứng chỉ trên thị trường chứng khoán. Đây là cách phổ biến nhất mà các nhà đầu tư cá nhân áp dụng; cách thứ hai là tập hợp đủ chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số để tạo nên một nhóm chứng chỉ quỹ, sau đó
tiến hành hóa chuyển đổi nhóm chứng chỉ đổi lấy các cổ phiếu. Cách này chỉ có thể áp dụng cho các nhà đầu tư tổ chức do đòi hỏi khối lượng chứng chỉ lớn để hình thành nên nhóm chứng chỉ. Khi các nhà đầu tư này tiến hành việc bán, nhóm chứng chỉ quỹ sẽ được hủy và các cổ phiếu được hoán đổi sẽ trả lại sau.
*Quản lý đầu tư chỉ số quỹ đầu tư chỉ số
Các giám đốc quỹ có một quy trình kỷ luật trong việc quản lý hàng ngày các quỹ đầu tư chỉ số. Mục đích của quỹ đầu tư chỉ số theo chỉ số là để mô phỏng chính xác lợi nhuận của chỉ số hàng ngày, bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Một trong những phương pháp đơn giản nhất là quỹ đầu tư chỉ số nắm giữ toàn bộ tất cả các cổ phiếu trong chỉ số cổ phiếu và theo các tỷ trọng của các cổ phiếu đó trong chỉ số.
Một kỹ thuật khác là phương pháp tối ưu hóa (Optimization process), bằng cách phân tích lợi nhuận quá khứ và dữ liệu hồi quy của các cổ phiếu thích hợp chọn lọc trên thị trường, dựa vào chính sách đầu tư và những điều khoản trong bản cáo bạch. Những cổ phiếu thích hợp bao gồm tất cả những cổ phiếu niêm yết mà quỹ đầu tư chỉ số muốn sử dụng để mô phỏng chỉ số và cũng có thể bao gồm những cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch các nước khác, với điều kiện những công ty này phải có hoạt động đáng kể trong nước của chỉ số quỹ đầu tư chỉ số. Mục đích của việc tối ưu hóa là để xác định một số lượng cổ phiếu không quá nhiều nhưng vẫn đại diện được cho chỉ số. Quá trình tối ưu hóa giúp các giám đốc quỹ đầu tư chỉ số giảm thiểu sự sai lệch giữa danh mục đầu tư chỉ số và mức tăng giảm của chỉ số, mức lệch này còn được gọi là sai số mô phỏng (tracking errors).
*Quá trình tạo lập và mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số
Trong khi giao dịch các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số diễn ra tại các sàn giao dịch giống như cổ phiếu, quá trình chứng chỉ được phát hành ra thì khác đáng kể so với phát hành cổ phiếu. Nếu một công ty quyết định không phát hành thêm cổ phần, thì nguồn cung cho giao dịch những cổ phiếu riêng lẻ trên thị trường là có giới hạn. Trong khi, khi
cầu của chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số tăng lên, những người tham gia có quyền (Authorized Participants) có thể tạo lập thêm chứng chỉ để đáp ứng nhu cầu.
Những người này tạo nên những chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số trên thị trường bằng việc phân phối một rổ những chứng khoán cho quỹ bằng với lượng nắm giữ hiện tại của quỹ đầu tư chỉ số. Đáp lại, quỹ sẽ cung cấp một lô lớn chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số (thông thường là 50,000) đã sẵn sàng giao dịch trên thị trường thứ cấp. Tiến trình tạo lập và mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số này giúp giữ cho cân bằng giữa cung và cầu chứng chỉ quỹ và tạo ra bẫy thanh khoản ngầm, không thể nhận thấy rõ ràng khi chỉ nhìn vào khối lượng giao dịch.
*SPDR S&P 500 (Mã: SPY)
SPDR S&P 500 là một quỹ nhìn chung khá tương thích với giá và lợi suất11
của chỉ số S&P 500 trước khi trừ đi những chi phí. Cách tiếp cận của chúng tôi là thiết kế để cung cấp một danh mục với số vòng quay danh mục12 thấp, phân tích chính xác và những chi phí thấp hơn. Thông thường chi phí môi giới được áp dụng.
SPDR S&P 500 là một quỹ đầu tư tín thác (UIT), nắm giữ toàn bộ cổ phiếu của chỉ số S&P 500. Quỹ chỉ phát hành hoặc mua lại theo bội số của 50,000 đơn vị trên sàn giao dịch đối với cổ phiếu và tiền mặt của chỉ số S&P 500.
Khối lượng tiêu biểu của SPY, SPDR trung bình là trong khoảng 300-400 triệu cổ phiếu mỗi ngày; mức cổ phiếu được giao dịch cao nhất của chứng khoán Mỹ trên bất kỳ thị trường nào. Vào tháng 10/2008, khối lựợng giao dịch của SPY SPDR vượt quá 871 triệu cổ phiếu; với giá đóng cửa là $88.50; giá trị tiền tệ của cổ phiếu được giao dịch trao tay đạt đến con số bất ngờ 77 tỷ USD cho một ngày.
Theo báo cáo ngày 30/9/2010 SPDR S&P 500 có NAV là $78,190,881,402 với tổng cộng 685,082,116 chứng chỉ quỹ đang lưu hành.
11Là tỷ lệ thu nhập trên tài sản, thường tỷ lệ này được ấn định theo phần trăm của mức giá thị trường hiện hành.
12 Một thước đo mức độ thường xuyên của các tài sản trong quỹ được mua và bán bởi các nhà quản lí. Được tính
bằng cách lấy cái ít hơn giữa lượng chứng khoán mới mua và lượng chứng khoán bán ra trong một thời kì nhất định, chia cho tổng giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV).
Quan sát biểu đồ theo dõi sự thay đổi trong chỉ số S&P 500 và thay đổi trong NAV của quỹ, ta thấy sự thay đổi này hầu như là gần như nhau, điều này chứng tỏ SPDR hoạt động khá hiệu quả khi nắm giữ danh mục khá sát với chỉ số S&P 500 đang mô phỏng.
Hình 2.1: Sự thay đổi trong chỉ số S&P 500 và NAV của quỹ
Nguồn: www.spdrs.com
Tương tự, biểu đồ tiếp theo thể hiện sự tăng trưởng trong $10,000 đầu tư ban đầu theo SPDR S&P 500 và theo chỉ số S&P 500, ngoài việc thấy sự biến đổi tương tự nhau, ta còn nhận xét được mức sinh lợi của việc đầu tư chỉ số qua các năm, năm 2007 là năm đạt mức sinh lợi cao nhất từ $10,000 đầu tư ban đầu, mức sinh lợi này giảm trong năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, và có xu hướng tăng trở lại trong năm 2010.
Hình 2.2 : Mức tăng trưởng của đầu tư ban đầu
Nguồn: SPY Propesture *Powershare QQQ
Quỹ đầu tư chỉ số NASDAQ-100 Trust Series 1, bảo trợ và theo dõi từ 21/3/2007 bởi Invesco thông qua PowerShares, giao dịch dưới dòng điện báo: QQQQ. Vào ngày 1/12/2004, nó được chuyển từ Thị trường chứng khoán Mỹ với mã QQQ sang NASDAQ và trở thành ký hiệu QQQQ. Đôi khi được gọi là “Bốn chữ Q”, “Khối lập phương” hoặc đơn giản là “Các chữ Q”. Vào năm 2000, PowerShares QQQ được giao dịch nhiều ở Mỹ, những sau đó giảm đi và xếp sau SPDR. Vào ngày 17/7/2007, quỹ đầu tư chỉ số đóng cửa ở mức trên 50 USD lần đầu tiên kể từ năm 2001. Sau khi đạt đỉnh lên đến trên 55 USD vào cuối năm 2007, Qs không chống chọi được khủng hoảng tài chính cùng với sự suy giảm chi tiêu công nghiệp và giao dịch xuống mức 31 USD vào tháng 4/2009.
*Diamond
Diamonds Trust Series 1 là một quỹ đầu tư chỉ số phổ biến theo dõi 30 công ty trong chỉ số Dow Jones, kí hiệu cuả mã là DIA. Đây là một quỹ đầu tư tín thác, phát hành chứng chỉ quỹ theo lô 50,000 hoặc bội số của 50,000, cổ tức được chia hàng tháng.
DIA có tỷ lệ phí là 0,18%, và được giao dịch trên TTCK Mỹ. Chúng có khối lượng giao dịch lớn thứ ba trong tất cả các quỹ đầu tư chỉ số, sau SPY (theo dõi chỉ số S&P 500) và QQQ (theo dõi chỉ số Nasdaq 100).
Ngoài các quỹ trên, nhà đầu tư của Ngân hàng Barclays Global lập iShares S&P 500 (Mã: IVV), tương tự như SPDRs nhưng có cấu trúc khác hơn. Cả quỹ SPDRs và
iShares có tỷ lệ quản lý dưới 0.1% một năm; được ủy quyền một cách hiệu quả cho những chỉ số cơ bản, có những hoạt động tương tự như Chỉ số S&P 500 (trừ các khoản phí và phí tổn). Rydex cũng lập ra các quỹ đầu tư chỉ số, &P Equal Weight (Mã:RSP), cung cấp các khoản lãi cho các công ty được giao dịch trên S&P 500. Bên cạnh đó, Rydex còn lập quỹ đầu tư chỉ số liên quan đến S&P 500 như 2x (Mã: RSU), nỗ lực tăng 200% hoạt động so với S&P 500 và ngược lại 2x (Mã: RSW), phù hợp với hoạt động theo chiều ngược lại 200%. ProShares do ProFunds phát hành cũng được giao dịch với khối lượng lớn đối với các hoạt động theo chiều nghịch (Mã: SH), hoạt động theo chiều nghịch 2x (Mã:SDS)…
Hoạt động của các quỹ đầu tư chỉ số không những ngày càng phổ biến hơn mà còn đa dạng hơn trong các sản phẩm cũng như cách giao dịch, tạo đòn bẩy cho các nhà đầu tư. Bước qua cuộc khủng hoảng 2008, tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ hầu như đều tăng.
Hình 2.3 : Tình hình các quỹ đầu tư chỉ số ở Mỹ năm 2010
Nguồn: www.beststockmarkettrading.com
Theo Công ty quản lý tài sản hàng đầu thế giới BlackRock, tổng tài sản của các quỹ đầu tư chỉ số trong năm 2009 tăng hơn 45% so với năm trước đó, lên tới hơn 1.030 tỷ USD và tài sản thuộc quyền quản lý của các quỹ này tăng từ hơn 497 tỷ USD lên gần 710 tỷ USD, với lợi thế lớn nhất là độ rủi ro và biến động về giá trị không lớn, loại hình đầu tư chỉ số đang thu hút được nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào.
Theo chiến lược gia Paul Justice ở Công ty tài chính Morningstar, các quỹ đầu tư chỉ số đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà đầu tư trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu và xu thế này sẽ tiếp tục.