Ƣu điểm và nhƣợc điểm của quỹ đầu tƣ chỉ số

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ (Trang 63 - 66)

Chương I : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ

b. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của quỹ đầu tƣ chỉ số

Ƣu điểm

- Dễ sử dụng: ưu điểm lớn nhất của đầu tư chỉ số là nó không yêu cầu bất kì sự hiện diện nào của các NĐT trong giao dịch. Tất cả những gì bạn phải làm là chọn chỉ số mà mình muốn đầu tư và sau đó ban quản lý quỹ sẽ thực hiện toàn bộ phần còn lại. Lợi

nhuận mà bạn nhận được sẽ chính là hiệu suất và chỉ số đó đã có được trong thời gian đầu tư đó. Các quỹ chỉ số phổ biến nhất trên thế giới là S&P 500, Dow Jones và Nasdaq.

- Chi phí thấp: vì công việc quản lý của các quỹ chỉ số không quá phức tạp nên chi phí bạn phải chi trả cho các nhà quản lý quỹ sẽ thấp hơn hẳn so với các loại quỹ tương hỗ thông thường. Những quỹ năng động có lợi nhuận cao hơn nhưng bù vào đó là mức phí cao cùng những rủi ro song hành.

- Hiệu quả cao hơn: các quỹ chỉ số có hiệu suất trong lịch sử tốt hơn các quỹ năng động khác. Họ tự hào rằng mình mang lại lợi nhuận cao hơn trong khi chi phí đầu tư cũng như lệ phí tham gia của NĐT đều thấp. Quỹ chỉ số mang lại lợi nhuận cao nhờ việc đa dạng hóa danh mục đầu tư ở một mức chi phí thấp cho các NĐT. Lợi nhuận sau thế cao khiến cho các quỹ đầu tư chỉ số trở thành một công cụ khá hấp dẫn các NĐT.

- Đa dạng hóa: các đầu tư chỉ số tạo sự an tâm cho NĐT do NĐT biết chính xác những gì quỹ đầu tư chỉ số ở hữu và cách thức hoạt động của nó, tính minh bạch thông tin là một trong những điều kiện quan trọng trong việc thành lập cũng như hoạt động của các quỹ đầu tư chỉ số, và như vậy, một mã cổ phiếu nào muốn lọt vào danh sách của các quỹ đầu tư chỉ số cần phải đảm báo mức độ minh bạch thông tin nhất định được quỹ này đề ra. Thêm vào đó, quỹ đầu tư chỉ số làm giảm rủi ro đối với việc đầu tư chứng khoán bằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, trong tay các đầu tư chỉ số nắm giữ một danh mục đa dạng từ các chứng khoán đến trái phiếu trên khắp các loại hàng hóa tương ứng với tỷ lệ nhất định mức độ đại diện cho các ngành nghề, nhờ đó mà đầu tư chỉ số mang lại mức sinh lợi khá chắc chắn cho NĐT. Xét về dài hạn thì quỹ đầu tư chỉ số cho mức sinh lợi ổn định và cáo hơn so với các quỹ năng động khác.

- Trên thực tế tại Hoa Kỳ số quỹ năng động thực hiện mục tiêu đánh bại chỉ số thị trường rất ít. Tại một thời điểm nhất định và lĩnh vực đầu tư nhất định, có quỹ năng động có mức sinh lời cao hơn quỹ chỉ số nhưng về lâu dài thì quỹ chỉ số vượt trội so với quỹ năng động. Theo nguồn số liệu của Vanguard thì 37% quỹ năng động vượt xa chỉ số thị trường trong một năm nhưng con số này chỉ còn 15% trong 10 năm, 5% trong 25 năm và 1% trong 50 năm. Charles Ellis (1975) trong bài “Người chơi thất bại” đăng trên tạp chí Financial Analyst chỉ ra rằng 85% NĐT tổ chứa có thành tích dưới chỉ số S&P 500.

Tỷ lệ chi phí so với NAV thấp, các quỹ đầu tư chỉ số mua bán thông qua một công ty môi giới, mỗi hoạt động mua bán phải trả một mức phí hoa hồng nhất định. Để tránh việc để cho phí hoa hồng phủ nhận giá trị của tỷ lệ chi phí thấp, mua bán lẻ với một mức phí môi giới thấp (mua bán dưới 10 USD thì không phổ biến ) và đầu tư một lượng 1000 USD hoặc lớn hơn tại thị trường Hoa Kỳ. Đầu tư chỉ số cũng có ý nghĩa đối với một NĐT mua và bán với một số lượng lớn, đầu tư một lần rồi sau đó không làm gì cả. Quỹ đầu tư chỉ số trả phí cho công ty cung cấp chỉ số ở mức thấp hơn nhiều so với quỹ năng động do các quỹ đầu tư chỉ số không thường xuyên thay đổi danh mục đầu tư nên không tốn thời gian và quá nhiều tiền để thuê các chuyên gia phân tích chứng khoán. Ví dụ như ở Mỹ: mức chi phí của quỹ đầu tư chỉ số trung bình là 0,2% - 0,25%/năm so với mức 1%/năm đối với các quỹ năng động (Tạp chính công nghệ Ngân hàng số 26 tháng 5/2008, Tr.47).

- Giá giao dịch ở quỹ chỉ số bám rất sát NAV ở quỹ mở và quỹ đầu tư chỉ số (phần chêch lệch rất nhỏ là do phí giao dịch). Quỹ mở giao dịch sau khi thị trường đóng cửa với NAV trừ đi phí giao dịch. Quỹ đầu tư chỉ số giao dịch liên tục khi thị trường mở cửa và hoạt động kinh doanh chêch lệch phi rủi ro góp phần đưa giá giao dịch gần sát NAV.

- Sự khác biệt với chỉ số thị trường còn có thể phát sinh do cách thức tái đầu tư cổ tức và chi trả cổ tức. S&P 500 điều chỉnh chỉ số từ cổ tức nhận được hàng ngày trong khi quỹ mở chờ nhận được cổ tức rồi mới tái đầu tư hoặc chuyển cổ tức cho cổ đông hàng quý. Chẳng hạn, quỹ SPDR giữ cổ tức bằng tiền trong tài khoản cho đến khi trả hàng quý. Khi chỉ số thị trường tăng, SPDR tụt sau chỉ số do giữ cổ tức bằng tiền. Nhưng khi chỉ số thị trường giảm, SPDR vượt trội chỉ số thị trường.

- Đầu tư chỉ số là một sự lựa chọn yêu thích của các NĐT có nhận thức về thuế bởi vì các danh mục đầu tư mà các quỹ đầu tư chỉ số đại diện thậm chí có hiệu quả về thuế hơn cả các quỹ chỉ số. Thêm vào đó quỹ đầu tư chỉ số cung cấp doanh thu thấp - một lợi ích liên quan đến việc thiết lập chỉ số - cấu trúc duy nhất của đầu tư chỉ số làm cho các NĐT có thể mua bán số lượng lớn (thông thường là các NĐT tổ chức) để nhận được những sự mua lại bằng hiện vật. Điều này có nghĩa là một NĐT đang mua bán số lượng lớn quỹ đầu tư chỉ số có thể mua lại chúng cho những cổ phần của các chứng khoán mà các quỹ đầu tư chỉ số theo đuổi. Sự thỏa thuận này giảm thiểu hóa những tác động thuế

cho NĐT đang trao đổi các quỹ đầu tư chỉ số khi mà NĐT này có thể trì hoãn nhiều thuế nhất cho đến khi những đầu tư này được bán. Hơn thế nữa, NĐT có thể chọn các quỹ đầu tư chỉ số mà nó không có lãi vốn lớn hoặc trả cổ tức (bởi vì những loại chứng khoán đặc trưng mà các quỹ đầu tư chỉ số này).

Nhƣợc điểm

- Không có khả năng đánh bại thị trường: nếu quỹ chỉ số theo đuổi những “khoảnh khắc” của thị trường như những đối tượng đầu tư khác, họ sẽ thể hiện rằng mình không có khả năng làm tốt hơn thị trường. Những quỹ đầu tư năng động có khả năng điều chỉnh danh mục của mình để tận dụng những thời điểm mà thị trường “có sóng”. Thông trường, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng thì các quỹ đầu tư chỉ số sẽ mang lại hiệu quả kém hơn so với các quỹ năng động.

- Hiệu suất của quỹ: quỹ chỉ số cũng có thể hoạt động kém trong nền kinh tế trì trệ. Ví dụ, nếu bạn đầu tư vào chỉ số S&P 500 vào năm 2000, bạn sẽ thực sự thua lỗ trong vòng một thập kỉ qua. Nếu kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tăng trường chậm hoặc không tăng trưởng thì các quỹ chỉ số sẽ còn hoạt động kém hiệu quả hơn nữa.

Như bạn thấy, các quỹ chỉ số cũng có những điểm lợi thế cũng như bất lợi riêng. Tuy nhiên, chúng thực sự là một công cụ đầu tư tốt cho các NĐT thụ động đang tìm kiếm sự đa dạng hóa nhanh chóng, dễ dàng với mức chi phí thấp.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)