Chương I : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ
d. Các quỹ đầu tƣ chỉ số chứng khoán Việt Nam niêm yết trên thị trƣờng
3.3 xuất mô hình quỹ đầu tƣ chỉ số phù hợp với TTCK Việt Nam
Với những nhận định như trên, việc xây dựng các quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam là một xu hướng tất yếu, song việc xây dựng như thế nào cho phù hợp với tình hình TTCK Việt Nam? Cơ cấu hoạt động của quỹ như thế nào để thật sự có hiệu quả và giảm thiểu rủi ro? Sau những nghiên cứu về cơ sở lí luận cũng như tình hình hoạt động thực tế của các quỹ trên thế giới và ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu có một số đề xuất về mô hình xây dựng quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam như sau:
Xây dựng quỹ đầu tư chỉ số là một quỹ mở với hình thức liên doanh, cơ cấu vốn của nước ngoài tối đa 49%. Vì quỹ đầu tư chỉ số đầu tư vào một danh mục cổ phiếu thực nên cầu về nguồn vốn là rất lớn. Bên cạnh đó, để quản lý tốt các quỹ này thì một đội ngũ điều hành giàu kinh nghiệm có khả năng phân tích và quản trị tốt là một điều kiện cần thiết không thể thiếu, giúp các quỹ ngày càng phát triển và hoàn thiện hoạt động của quỹ. Hơn thế nữa do quỹ đầu tư chỉ số là một khái niệm còn khá mới mẽ tại Việt Nam, nên việc hình thành quỹ dưới hình thức liên doanh giúp chúng ta có điều kiện học tập kinh nghiệm điều hành, quản lý quỹ từ các TTCK tiên tiến trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu. Với tỷ lệ sở hữu tối đa 49% của NĐT nước ngoài sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc định hướng hoạt động của quỹ cho phù hợp với cơ sở hạ tầng kinh tế của Việt Nam và định hướng của chính phủ.
Các quỹ đầu tư chỉ số cần xây dựng phòng chức năng chuyên về xây dựng và phân tích danh mục đầu tư mô phỏng trên một chỉ số. Đây là một công việc khá khó khăn vì việc đánh giá tập hợp những cổ phiếu cùng một tính chất nào đó vào một chỉ số không hề đơn giản, nó đòi hỏi khả năng am hiểu thị trường, chuyên môn cao để có thể xây dựng cách tính những chỉ số cho phù hợp. Để làm được điều này, ngoài việc đào tạo một đội ngũ chuyên viên cho quỹ còn cần đến sự tác động của những cơ quan chức năng như UBCKNN hay SGDCK.
Đầu tư chỉ số là một hình thức khá mới tại Việt Nam, để hình thức đầu tư này có thể phát triển một điều không thể thiếu đó là tạo lòng tin cho NĐT. Các quỹ đầu tư chỉ số cần thiết lập bộ phận tư vấn cho các NĐT và chú trọng tới tính minh bạch trong hệ thống báo cáo tài chính. Khi có kiến thức và am hiểu tường tận về hoạt động của quỹ, các NĐT có thể tin tưởng và mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực mới này.
Các quỹ đầu tư chỉ số cần xây dựng một hệ thống quản lý quỹ chuyên nghiệp nhưng gọn nhẹ để giảm bớt chi phí hoạt động của quỹ, phát huy ưu thế của hình thức quỹ đầu tư chỉ số.
Để thực hiện mô hình đề xuất trên, chúng tôi cũng gợi ý một số giải pháp như sau: Về phía Chính phủ
Cơ sở pháp lí cho hoạt động của các quỹ đầu tư là Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006. Nghị định số 14/2007/NĐ-Cổ phiếu ngày 19/01/2007 của Chính phủ hướng dẫn Luật chứng khoán, Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC ngày 5/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy chế thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ, chỉ quy định cụ thể về quỹ đầu tư dạng đóng.
Quỹ mở chỉ được định nghĩa trong luật chứng khoán, không có quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn dưới luật và chưa công nhận quỹ đầu tư chỉ số. Do vậy để quỹ đầu tư chỉ số ra đời và hoạt động tại Việt Nam thì Bộ Tài chính sẽ phải ban hành về quy chế quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở và Ban hành bổ sung về quy chế cho hoạt động của quỹ đầu tư chỉ số vì đây là các quỹ có thể giao dịch ở các TTCK, tính chất như quỹ giao dịch toàn cầu.
Quốc tế hóa các tiêu chuẩn về chế độ giao dịch, niêm yết; chế độ kế toán, kiểm toán.
Về phía các cơ quan chức năng
SGDCK TP.HCM và TTGDCK Hà Nội cần tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng trong việc cung cấp các dữ liệu cho việc tính toán chỉ số VN-Index và HASTC-Index hàng
ngày cho các quỹ chỉ số với mức phí thấp để các quỹ này có dữ liệu để sỡ hữu danh mục đầu tư.
Xây dựng các chỉ số chứng khoán có giá trị cao, phản ảnh tình hình các thị trường. UBCKNN lựa chọn, chỉ định cho các công ty chứng khoán thành viên hoặc một tổ chức độc lập có kinh nghiệm thực hiện việc hình thành các chỉ số có giá trị quốc tế làm định hướng cho hoạt động đầu tư của các quỹ.
Giải pháp từ phía các Công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Từ kinh nghiệm hoạt động của các quỹ đầu tư chỉ số tại nước ngoài (cụ thể là Hoa Kỳ) thì công ty quản lý quỹ chỉ số thực hiện các giải pháp sau để phát huy ưu thế về chi phí hoạt động và giao dịch thấp, tạo sự minh bạch về cách thức hoạt động, tạo sự công bằng cho NĐT (mua chứng chỉ quỹ tại mức giá tài sản ròng của một đơn vị quỹ).
Thứ nhất, đảm bảo cho NĐT một mức sinh lợi tương đương với chỉ số của thị trường như VN-Index và HASTC-Index thì việc phát hành chứng chỉ quỹ và mua lại chứng chỉ quỹ đã phát hành gần với NAV của quỹ (phần chêch lệch là chi phí giao dịch chứng chỉ quỹ). Quỹ chỉ số có thể ở dưới dạng quỹ mở hoặc quỹ đầu tư chỉ số để giao dịch luôn luôn đảm bảo gần giá trị thực của chứng chỉ quỹ, phần chêch lệch chính là hoa hồng hoặc phí giao dịch.
Thứ hai, để đảm bảo khả năng cạnh tranh trong việc thu hút tiền của công chúng đầu tư vào quỹ chỉ số thì quỹ phải có mức phí hoạt động và phí giao dịch thấp. Phí giao dịch thấp do quỹ chỉ giao dịch khi có sự thêm vào hoặc bớt công ty trong danh mục cấu thành chỉ số và sự cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán khi cung cấp dịch vụ cho công ty quản lý quỹ. Phí hoạt động của quỹ thấp do công ty không thuê nhiều người, không cần tốn thời gian và công sức phân tích các báo cáo tài chính của các công ty, dùng các phương trình vi tính để tự động hóa việc giao dịch và theo dõi sổ sách. Thực tế hoạt động của quỹ chỉ số tại Hoa Kỳ đã minh chứng rằng những quỹ chỉ số có chi phí cao không còn tồn tại. Năm 1984, Wells Fargo giới thiệu quỹ Stagecoach Corporate Stock Fund lấy chỉ số S&P 500 làm chuẩn đã tồn tại trong thời gian ngắn do chi phí của quỹ là
1%/năm. Quỹ có giá trị tài sản lớn nhất là quỹ Vanguard duy trì phí hoạt động 0,2%- 0,25%/năm. Các quỹ chỉ số khác có chi phí 0,2%-0,5%/năm.
Thứ ba, việc quản lý chuyên nghiệp và hiệu quả đóng vai trò không nhỏ trong sự thành công của quỹ chỉ số. Việc quản lý danh mục hàng trăm loại chứng khoán, mua vào chứng khoán được bổ sung vào chỉ số và bán ra chứng khoán bị loại ra khỏi chỉ số, việc sáp nhập và hợp nhất các công ty trong danh mục chỉ số, bán ra chứng chỉ quỹ và mua lại chứng chỉ quỹ của các NĐT đòi hỏi phải có chương trình máy tính được thiết kế thích hợp. Ngoài ra cần kỹ năng giao dịch của nhà quản lý quỹ để tránh bán ồ ạt với giá giảm đột ngột và tránh mua vào ồ ạt của một chứng khoán mới và sự ra đi của một chứng khoán khỏi chỉ số làm thiệt hại quỹ chỉ số.
KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích cơ sở lí luận và tìm hiểu về hoạt động của các quỹ đầu tư chỉ số trên thế giới và Việt Nam, chúng ta thấy rằng các quỹ đầu tư ngày càng phổ biến, số vốn huy động cho nền kinh tế ngày càng tăng, đây là một xu thế tất yếu. Hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán và các công ty quản lý quỹ không những không bị giới hạn trong phạm vi của một quốc gia, mà nó còn phát triển trên phạm vi quốc tế và là một trong những nhân tố rất quan trọng của quá trình hội nhập - toàn cầu hoá thị trường tài chính hiện đại. Bên cạnh việc phát triển về chiều rộng, các quỹ đầu tư còn phát triển đa dạng về hình thức đầu tư, và đầu tư chỉ số là một hình thức đầu tư đã khá phổ biến trên thế giới, nhưng vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Bài nghiên cứu đã dựa trên những kinh nghiệm thực tế của các quỹ đầu tư ở Mỹ để đánh giá khả năng xây dựng quỹ đầu tư chỉ số ở Việt Nam. Hiện nay đã có một số quỹ đầu tư chỉ số đang hoạt động ở Việt Nam, tuy nhiên hình thức đầu tư vẫn chưa thật sự đúng với bản chất của đầu tư chỉ số. Vì vậy bài nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp đối với Chính phủ, cơ quan chức năng cũng như các công ty quản lí quỹ nhằm hướng tới việc xây dựng các quỹ đầu tư chỉ số hoạt động đúng nghĩa và hiệu quả hơn, trở thành một kênh huy động vốn chủ yếu cho thị trường tài chính Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật chứng khoán Việt Nam 2006.
2. Trần Minh, đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các quỹ đầu tư chứng khoán trện thị trường chứng khoán Việt Nam”
3. Carrel, Lawrence (2008), ETFs for the Long Run, John Wiley & Sons. 4. Fabozzi, Frank (2003). The Handbook of Financial Instruments. John Wiley and Sons. pp. 532.
5. Ferri, Richard A. (2008). The ETF Book, John Wiley and Sons.
6. Gastineau, Gary (2002). The Exchange-Traded Funds Manual. John Wiley and Sons. pp. 32.
7. Gerasimos G. Rompotis, The Seasonal Patterns in ETFs Performance, Volatility and Trading Activity.
8. Jennifer Bayot (December 10, 2004). "Nathan Most Is Dead at 90; Investment Fund Innovator". New York Times. Retrieved April 23, 2008.
9. Mark Chamberlain and Jay Jordan, Barclays Global Investors Services, An Introduction To Exchange Traded Funds.
10. NYSE Euronext, Annual report of Unites State Securities And Exchange Commission, Washington, D.C. 20549.
11. Roger Klee & Benton Gup, Exchange Traded Funds: ETF Growth & Determinants of Returns.
12. Securities And Exchange Commission, Release No. 34-51665; File No. SR- NYSE-2005-23.
13. Sophia J.W. Hamm, The Effect of ETFs on Stock Liquidity.
14. Wiandt, Jim; William McClatchy (2002). Exchange Traded Funds. John Wiley and Sons. pp. 82.
Các web tham khảo: http://etf.about.com http://en.wikipedia.org http://www.iijournals.com http://www.thanhnien.com.vn http://www.hanoimoi.com.vn http://www.baomoi.com www.vaneck.com http://cafef.vn http://www.qfinance.com http://www.bloomberg.com http://www.etftrends.com http://nyseeuronext.com http://amateurassetallocator.com http://www.iijournals.com http://www.saga.vn http://www.tapchitaichinh.vn http://www.stockbiz.vn http://www.djindexes.com http://www.investopedia.com http://www.nasdaq.com http://us.ishares.com http://www.djindexes.com http://www.investopedia.com http://www.standardandpoors.com http://www.higbank.com www.economywatch.com www.investopedia.com
www.bloomberg.com www.leveragedetf.org www.vneconomy.com
Phụ lục 1: Lý thuyết đầu tƣ hiện đại
LÝ THUYẾT ĐẦU TƢ HIỆN ĐẠI (Modern Portfolio Theory)
Giải Nobel kinh tế năm 1990 HARRY MARKOWITZ
Tiến trình lựa chọn một danh mục đầu tư có thể được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu bằng quan sát kết hợp với kinh nghiệm và kết thúc bằng sự tin tưởng vào thành quả của các chứng khoán có sẵn trong tương lai. Giai đoạn thứ hai bắt đầu bằng sự tin tưởng liên quan đến thành quả trong tương lai và kết thúc với sự lựa chọn danh mục đầu tư.
Bài viết này là có liên quan với giai đoạn thứ hai. Chúng tôi đầu tiên xem xét các quy tắc mà nhà đầu tư không (hoặc phải) giảm kỳ vọng xuống tối đa, hoặc dự đoán trước, hoặc kết quả trả về. Quy tắc này bị loại bỏ cả hai như là một giả thuyết để giải thích, và như là một sự hướng dẫn hành vi đầu tư. Chúng tôi xem xét các quy tắc mà nhà đầu tư không (hoặc phải) xem xét lợi nhuận kỳ vọng là một điều mong muốn và phương sai lợi nhuận là một điều không mong muốn. Quy luật này có nhiều điểm hợp lý, cả hai như là một câu châm ngôn và giả thuyết về hành vi đầu tư. Chúng tôi minh họa bằng hình học quan hệ giữa niềm tin và sự lựa chọn của danh mục đầu tư theo quy tắc “phương sai lợi nhuận dự kiến”.
Một loại quy tắc liên quan đến sự lựa chọn danh mục đầu tư là các nhà đầu tư không (hoặc) nên tối đa hóa (hay vốn hóa) giá trị nhận được trong tương lai. Vì tương lai là không chắc chắn, chúng ta phải “dự kiến” hoặc dự đoán cái mà chúng ta nhận được khi chúng ta chiết khấu. Các biến thể của loại quy tắc này có thể gợi ra một vài điều gì đó. Sau Hicks, chúng ta có thể “dự đoán” lợi nhuận bao gồm cả rủi ro. Hoặc, chúng ta có thể cho chỉ số mà chúng ta vốn hóa trở lại từ chứng khoán cụ thể khác nhau có kèm theo độ rủi ro.
Giả thuyết (hoặc câu châm ngôn) mà nhà đầu tư không (hoặc phải) tối đa hóa lợi nhuận chiết khấu phải bị loại bỏ. Nếu chúng ta bỏ qua thị trường không hoàn hảo thì các quy tắc trên đây không bao giờ ngụ ý rằng có một danh mục đầu tư đa dạng mà là thích
hợp hơn cho tất cả các danh mục đầu tư không đa dạng. Đa dạng hóa là sự kết hợp của cả sự quan sát và dễ nhận thấy, một quy luật của hành vi đó không bao hàm sự vượt trội của đa dạng hóa phải được bác bỏ như là một giả thuyết và một câu châm ngôn.
Các quy tắc trên đây không bao hàm sự đa dạng hóa không có vấn đề như thế nào lợi nhuận dự đoán được hình thành, cho dù việc giảm chỉ số được sử dụng cho những chứng khoán khác nhau tương tự hoặc khác nhau. Không có bất cứ vấn đề nao liên quan đến sự giảm chỉ số này quyết định hoặc làm thế nào họ thay đổi theo thời gian. Giả thuyết ngụ ý rằng tất cả các nhà đầu tư địa điểm của mình trong các quỹ an ninh với các tỷ giá được sử dụng cho chứng khoán khác nhau, không có vấn đề làm thế nào các giảm giá Chúng ta có thể thấy điều này qua phân tích: giả sử có N chứng khoán; cho rit
được dự đoán lợi nhuận tại thời điểm t cho mỗi đồng đô la đầu tư vào chứng khoán I,cho djt là tỷ lệ mà tại đó giá trị nhận được của chứng khoán ilk
tại thời điểm t được chiết khấu trở về hiện tại, cho Xi là biến có liên quan đến số lượng số tiền đầu tư vào chứng khoán i. Chúng tôi loại trừ cáctrường hợp bán khống, do đó Xi >= 0 với mọi i. Và dự đoán sự sụt giảm trở lại của danh mục đầu tư là:
R = N i t 1 1 dit rit X = N i 1 Xi ( i t dit rit ) Ri = 1 t
dit rit là sự sụt giảm trở lại của chứng khoán thứ i, do đó R = Xi Ri với Ri độc lập với Xi. Vì Xi >= 0 với mọi I và Xi1, R là bình quân gia quyền có trọng số
của Ri với Xi. Để tối đa hóa giá trị R, chúng ta cho Xi = 1 cho I với R lớn nhất. Nếu một số Ra, a = 1, .. . , K tối đa sau đó bất kỳ ở vị trí nào làm tối đa hóa R. Trong trường hợp không có là một danh mục đầu tư đa dạng ưa thích đến tất cả các danh mục đầu tư đa dạng K a 1 X a=1
Sẽ thuận tiện vào thời điểm này để xem xét một mô hình tĩnh. Thay vào đó các chuỗi thời gian lợi nhuận từ chứng khoán thứ i (Ri1, ri2). . . , Rit,. . .), chúng tôi sẽ nói