Hoạt động của quỹ đầu tƣ

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ (Trang 26)

Chương I : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ

b. Thành lập quỹ thành viên

1.1.5 Hoạt động của quỹ đầu tƣ

1.1.5.1 Huy động vốn

Các quỹ đầu tư thường phát hành cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đầu tư mà không được phép phát hành trái phiếu hay sử dụng các nguồn vốn khác để đầu tư. Đối với quỹ đầu tư dạng công ty, quỹ phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Đối với quỹ đầu tư dạng hợp đồng, thông thường lượng vốn dự kiến hình thành nên quỹ được chia thành các đơn vị và quỹ phát hành những chứng chỉ quỹ để xác nhận số vốn mà người đầu tư góp vào quỹ. Khi phát hành chứng khoán, quỹ đầu tư được phép quảng cáo để thu hút vốn, trong đó nói rõ mục đích đầu tư của quỹ mà không được phép cam kết về lợi nhuận thu được. Có hai cách thức phát hành:

- Có thể huy động vốn thông các đợt phát hành riêng lẻ cho nhóm nhỏ các NĐT, có thể được lựa chọn trước, hoặc bán rộng rãi cho các NĐT lớn trên thế giới mà không thông qua trung gian.

- Các quỹ niêm yết và bán công khai chứng khoán cho các NĐT riêng lẻ hoặc tổ chức đầu tư thông qua người bảo lãnh. Các tổ chức bảo lãnh phát hành thường giữ vai trò là người bán buôn hay người phân phối cho các đại lý bán hàng (có thể là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty tài chính…) để họ bán thông qua mạng lưới của họ.

1.1.5.2 Hoạt động đầu tƣ

Đây là hoạt động quan trọng nhất đối với một quỹ đầu tư, các quỹ đầu tư thường đầu tư rất rộng như chứng khoán, bất động sản, các công trình hạ tầng… Quỹ đầu tư thường phải phân tích, đánh giá tình hình, năng động trong đa dạng hoá danh mục tuỳ theo thị trường. Thông thường, quy trình đầu tư của quỹ như sau:

- Nghiên cứu: các công ty quản lý quỹ luôn có những bộ phận và chuyên gia để nghiên cứu và phân tích tình hình, từ đó đưa ra các dự đoán. Thông thường công việc này tập trung vào việc nghiên cứu và dự đoán các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ giá, lãi suất…, dự đoán xu hướng phát triển của thị trường nói chung, phân tích và dự đoán tương lai của các ngành kinh tế.

- Phân tích rủi ro lợi nhuận: liên quan đến phân tích lập phương án lập quỹ, dự đoán thu nhập và đánh giá rủi ro.

- Lựa chọn mục tiêu của quỹ: mục tiêu này phải cụ thể hoá được mục tiêu sinh lời kỳ vọng và rủi ro chấp nhận đối với sản phẩm đầu tư. Có thể đó là một trong các mục tiêu ban đầu như thu nhập, lãi vốn, thu nhập và lãi vốn.

- Phân bổ tài sản và lựa chọn chứng khoán: Phân bổ tài sản là sự phân chia tiền của quỹ vào các rổ đầu tư theo các mục tiêu cụ thể phù hợp với quan điểm và phán đoán đầu tư của người quản lý quỹ. Đây là một việc quan trọng của quỹ, việc lựa chọn chứng khoán cho danh mục đầu tư là việc quyết định đầu tư vào từng loại chứng khoán đã được phân bổ cân đối với tỷ trọng vốn của quỹ.

1.1.5.3 Bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ

Tài sản của quỹ do người lưu giữ (hoặc ngân hàng giám sát) kiểm soát nhằm bảo vệ quyền lợi của những người đầu tư.

1.1.5.4 Định giá, phát hành và mua lại chứng chỉ

Đối với quỹ mở, do thường đầu tư vào chứng khoán niêm yết trên SGDCK nên giá trị của quỹ được xác định theo giá thị trường và tuân thủ theo quy định của cơ quan quản lý TTCK. Sau đó, giá trị tài sản của quỹ sẽ được chia cho số cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ đầu tư hiện đang lưu hành để xác định giá trị hiện tại của một cổ phiếu hay chứng chỉ. Giá bán cổ phiếu hay chứng chỉ sẽ bằng giá trị hiện tại cộng với một số chi phí, còn giá mua lại thì bằng giá trị hiện tại trừ đi một số chi phí nhất định.

1.1.5.5 Cung cấp thông tin cho NĐT

Mục đích cung cấp thông tin cho người đầu tư là nhằm giúp họ đánh giá đúng thực trạng các khoản đầu tư, khả năng chuyên môn của những người quản lý quỹ, từ đó đánh giá rủi ro và lợi nhuận. Việc cung cấp thông tin phải tuân thủ theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước quy định và do hội đồng quản trị (mô hình công ty) hoặc công ty quản lý quỹ (mô hình quỹ dạng hợp đồng) thực hiện.

Nội dung công bố thông tin: các báo cáo tài chính, tình hình tài chính, các báo cáo của công ty quản lý quỹ… Hình thức công bố thông tin thường sử dụng là các báo cáo của công ty quản lý quỹ hoặc hội đồng quản trị của quỹ gửi cho người đầu tư hoặc cổ đông của quỹ. Ngoài ra, thông tin còn được công bố tại trụ sở các công ty quản lý quỹ hoặc tại các đại lý của công ty. Tại các nước có quỹ đầu tư phát triển thì thông tin được công bố trên các tạp chí tài chính hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.

1.1.5.6 Kênh phân phối

Các cổ phiếu hay các chứng chỉ của quỹ đầu tư được phân phối đến các NĐT bằng nhiều kênh phân phối: bán trực tiếp từ quỹ hoặc người bảo lãnh phát hành chính của quỹ, phân phối qua bên thứ ba như ngân hàng bán lẻ, nhà bảo lãnh phát hành chính của quỹ, hoặc người môi giới độc lập.

Các nhà phân phối của quỹ phải chịu các loại chi phí liên quan đến quảng cáo, phân phối bản cáo bạch, tiền công bán hàng, chi phí chung khác. Hình thức bù đắp các chi phí này là thu phí phân phối hoặc phí giao dịch từ quỹ hoặc các NĐT, quỹ chi một phần nhỏ tài sản của quỹ để thanh toán các chi phí phân phối.

1.2 Quỹ đầu tƣ chỉ số: 1.2.1 Khái niệm: 1.2.1 Khái niệm:

Quỹ đầu tư chỉ số là từ viết tắt của exchange-traded fund. Một quỹ đầu tư chỉ số được xây dựng dưới hình thức là một quỹ theo mô hình tín thác (Trust) hoặc một quỹ tương hỗ mở. Đầu tư chỉ số với mục đích mô phỏng diễn biến của một chỉ số, một hàng hóa hoặc một rổ cổ phiếu của chỉ số chứng khoán S&P500 hay NASDAQ, của một loại hàng hóa như vàng và dầu hoặc theo một ngành nào đó nên nó nắm một danh mục đầu tư bao gồm toàn bộ các chứng khoán hoặc một bộ phận chứng khoán đặc trưng tạo nên chỉ số mà nó theo dõi đầu tư. Hơn thế nữa, các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số được giao dịch như một cổ phiếu niêm yết trên một sàn giao dịch.

Các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số là được bảo đảm bởi các tài sản thật do nó hình thành từ một danh mục các cổ phiếu thực, từ đó tạo nên giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư chỉ số, đây cũng là căn cứ để xác định giá trị của các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số. Giá chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số có thể giao dịch tại một mức giá cao hơn hoặc thấp hơn mức NAV của quỹ đầu tư chỉ số đó. Tuy nhiên những khoảng chênh lệch giữa giá thị trường và NAV của quỹ đầu tư chỉ số thông thường sẽ được san bằng thông qua hoạt động arbitrage (mua bán đồng thời) của các NĐT tổ chức. Nhìn chung, giá giao dịch của quỹ đầu tư chỉ số phản ánh khá chính xác giá trị thực của các cổ phiếu trong rổ cổ phiếu của quỹ đầu tư chỉ số.

Trong thị trường sơ cấp, các NĐT, thông thường là các tổ chức lớn, đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường. Họ tham gia thị trường bằng cách tự mình tạo một danh mục đầu tư giống như danh mục đầu tư của quỹ đầu tư chỉ số đó (gọi là đơn vị đầu tư) và gửi các cổ phiếu trong danh mục cho quỹ này để đổi lấy số lượng chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số

theo tỷ lệ tương ứng. Trên thị trường thứ cấp các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số được mua bán như các chứng khoán suốt từ lúc thị trường mở cửa.

Khi các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số được giao dịch, các cổ phiếu đã được mua để tạo nên nhóm chứng chỉ quỹ vẫn được giữ nguyên trong tài khoản tín thác. Các quỹ này rất ít hoạt động ngoài việc trả cổ tức của các các cổ phiếu ở trong quỹ cho những NĐT nắm giữ các chứng chỉ quỹ đầu tư chỉ số và cung cấp các dịch vụ quản lý cho quỹ.

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Khởi điểm của các quỹ đầu tư chỉ số là vào năm 1989 với chỉ số Participation Shares, một đại diện của S&P 500 được mua bán trên American Stock Exchange và Philadenlphia Stock Exchange. Tuy nhiên, sản phẩm này có đời sống ngắn ngủi sau một vụ kiện bởi Chicago Mercantile Exchange đã thành công trong việc dừng bán chứng chỉ quỹ này tại Mỹ.

Một sản phẩm tương tự được gọi là Toronto Index Participation Shares, bắt đầu mua bán tại Toronto Stock Exchange vào năm 1990. Các cổ phiếu được theo đuổi TSE35 và sau đó là TSE 100 nhanh chóng trở nên phổ biến. Sự phổ biến của những sản phẩm này khiến American Stock Exchange cố gắng phát triển thêm những tiêu chuẩn để đáp ứng quy định của Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) tại Mỹ.

Nathan Most và Steven Bloom, những thành viên với thị trường chứng khoán, đã thiết kế và phát triển những chứng chỉ quỹ Standard & Poor’s Depositary ( giao dịch trên NYSE với mã SPY), được giới thiệu vào tháng 1 năm 1993. Được biết đến như SPDRs hay “ Người nhện”, quỹ trở đã trở thành quỹ đầu tư chỉ số lớn nhất trên thế giới. Vào tháng 5 năm 1995 họ đã giới thiệu chứng chỉ quỹ mang tên MidCap SPDRs ( giao dịch trên NYSE với mã MDY).

Quỹ đầu tư Barclays Global, một công ty con của Barclays plc, đã tham gia cuộc cạnh tranh vào năm 1996 với những cố phiếu World Equity Benchmark hay WEBS, không lâu sau đó đổi tên thành cổ phiếu quỹ chỉ số iShares MSCI. WEBS theo dõi những chỉ số MSCI quốc gia (ban đầu là 17) của người cung cấp chỉ số của quỹ, Morgan Stanley. WEBS mang tính sáng tạo đặc biệt vì chúng giúp những NĐT thông thường tiếp

cận dễ dàng những thị trường nước ngoài. Trong khi SPDRs được tổ chức như đơn vị quỹ tín thác đầu tư, WEBS lại được thiết lập như một quỹ hỗ tương, loại hình đầu tiên của các quỹ chỉ số.

Vào năm 1998, State Street Global Advisors đã giới thiệu “Sector Spiders” (Khu vực người nhện), theo chín ngành của S&P 500. Cũng vào năm 1998, “Dow Diamonds” (giao dịch trên NYSE với mã DIA) được giới thiệu, theo đuổi chỉ số nổi tiếng Dow Jones Industrial Average. Vào năm 1999, “những hình khối” đầy quyền lực (giao dịch tại NASDAQ với mã QQQQ) được tung ra nhằm nhân rộng phong trào NASDAQ 100. Vào năm 2000 quỹ đầu tư Barclays Global đặt một nỗ lực to lớn đằng sau thị trường đầu tư chỉ số, với việc nhấn mạnh giáo dục và sự đóng góp để hướng tới các NĐT dài hạn. Dòng iShares được tung ra trước năm 2000. Trong vòng 5 năm iShares đã vượt qua khối tài sản của bất kỳ đối thủ quỹ đầu tư chỉ số nào khác ở Mỹ và châu Âu. Quỹ đầu tư Barclays Global được bán cho BlackRock vào năm 2009. Vanguard Group đã gia nhập thị trường vào năm 2005.

Kể từ đó các quỹ đầu tư chỉ số đã phát triển mạnh mẽ, ngày càng phù hợp với các mảng chuyên biệt của khu vực, ngành, hành hóa, trái phiếu, chứng khoán phái sinh, giao sau, và những cấp tài sản khác. Đến cuối năm 1999 chỉ có 33 quỹ đầu tư chỉ số tồn tại trên thế giới với lượng tài sản 39,6 tỷ USD. Quý 3 năm 2009 tài sản toàn cầu của các quỹ đã đạt 1530 tỷ USD, theo trung tâm nghiên cứu quỹ Chicago-based Hedge của Chicago. Vào cuối năm 2009 có tổng cộng 1939 quỹ đầu tư chỉ số trên toàn thế giới với lượng tài sản tổng cộng là 1030 tỷ USD thông qua cuộc nghiên cứu từ Black Rock. Do sự phục hồi của thị trường nên nó đã tăng 45% trong năm 2009 .

Những điều kiện thị trường năm 2008 khiến các NĐT gặp nhiều rủi ro bất lợi hơn, điều này khiến cho việc đầu tư vào các quỹ đầu tư chỉ số đầu tư chỉ số là một sự lựa chọn tuyệt vời. Khi các NĐT bắt đầu mong chờ vào các lựa chọn đầu tư họ đã phát hiện ra rằng các quỹ đầu tư chỉ số đáp ứng được những nhu cầu của họ và cung cấp ít rủi ro hơn, sự minh bạch giá cả, tính thanh khoản, kết cấu sản phẩm, chi phí thấp. Các quỹ đầu tư chỉ số trở thành một lựa chọn đầu tư rất hấp dẫn.

Tiền đã đổ vào các quỹ đầu tư chỉ số khi thị trường phục hồi trở lại từ thảm họa của cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 2008. Chỉ số S&P 500 đã tăng 23% vào năm 2009 sau khi rớt 38,5% vào năm 20008. Chỉ số Nasdaq, đã tạo nên một cú phục hồi dũng mãnh 43,5% vào năm 2009 sau khi rớt đến 40,5 % năm 2008. Tài sản của các quỹ đầu tư chỉ số có khả năng đạt tới 1200 tỷ USD vào cuối năm 2010, theo Deutsche Bank.

Cuối năm 2009 ở Mỹ có tổng cộng 772 quỹ đầu tư chỉ số. Từ năm 1999 đến 2009 chúng đã tăng từ 30 lên đến vào năm 2009. Từ năm 1999 đến 2009 tài sản nội địa đã tăng từ 33 tỷ USD đến 705 tỷ USD. Thời điểm tháng 9 năm 2010 có 916 quỹ đầu tư chỉ số tại Mỹ, với khối lượng tài sản 882 tỷ USD, tăng 189 tỷ so với mười hai tháng trước đó.

Quỹ đầu tư chỉ số đã vượt xa các tài sản của tài khoản quản lý riêng biệt tăng lên đến 527 tỷ USD vào cuối quý III năm 2009, theo Cerulli Associates. Các quỹ hàng hóa là một nguồn khác trong số đó đã có sự tăng trưởng tích cực. Riêng trong năm 1999 các quỹ đã tăng đến 100 triệu USD và đến cuối năm 2009 tăng đến 22,2 tỷ USD.

Gần đây, có nhiều loại quỹ đầu tư chỉ số khác được phát hiện trên thị trường như các quỹ đầu tư chỉ số năng động, tìm cách đạt sinh lời nhiều hơn chỉ số mà nó mô phỏng, các quỹ đầu tư chỉ số sử dụng đòn bẩy tài chính và quỹ đầu tư chỉ số bán khống, sử dụng các công cụ nợ để đạt nhiều khoản lời hoặc lợi nhuận ngược, so với mức sinh lời của chỉ số mà quỹ đó mô phỏng.

1.2.3 Phân loại

1.2.3.1 Quỹ đầu tƣ chỉ số theo chỉ số chứng khoán (Index ETF)

Các quỹ đầu tư chỉ số theo chỉ số chứng khoán thỉnh thoảng có thể mua bán tại mức phí thấp hoặc chiết khấu đối với giá trị tài sản ròng của quỹ, nhưng bất kỳ sự khác biệt nào cũng sẽ nhanh chóng được phát hiện thông qua hoạt động kinh doanh chênh lệch giá của các NĐT tổ chức. Trong hầu hết mọi trường hợp, thậm chí giá trong ngày sẽ tương quan khá chính xác với giá trị thực tế của chứng khoán cơ bản. Các quyền chọn bổ sung có sẵn chẳng hạn như các quỹ đầu tư chỉ số có sử dụng đòn bẩy và các quỹ đầu tư chỉ số mua bán khống, mà chúng sẽ có những phản ứng đồng nhất hoặc trái ngược, tương ứng với chỉ số cơ bản. Các quỹ đầu tư chỉ số theo chỉ số chứng khoán có thể được tìm

thấy dựa trên hầu hết những chỉ số quan trọng như chỉ số công nghiệp trung bình DowJones, S&P 500, và Russell 2000.

Chi phí có thể so sánh được với chi phí thấp nhất của các quỹ hỗ tương không tính phí mua bán chứng khoán trong tập hợp chứng khoán đầu tư của nó được đo bằng tỷ lệ chi phí, nhưng các NĐT thường phải trả một tỷ lệ hoa hồng phí chuẩn cho các giao dịch của họ. Tỷ lệ hoa hồng phí các quỹ hỗ tương thường thấp hơn những chứng khoán được mua bán, trao đổi.

Các quỹ đầu tư chỉ số theo chỉ số chứng khoán được thiết lập hoặc là như các quỹ tín thác do người thành lập quỹ duy trì mức lãi suất và kiểm soát, quỹ tín thác đơn vị (UITs), hoặc như các quỹ hỗ tương dạng mở, và kết quả là sẽ có những chỉ dẫn mang tính

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)