Chương I : TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƢ VÀ CÁC QUỸ ĐẦU TƢ CHỈ SỐ
d. Các quỹ đầu tƣ chỉ số chứng khoán Việt Nam niêm yết trên thị trƣờng
3.1 Định hƣớng, triển vọng phát triển của nền kinh tế và TTCK Việt Nam trong
3.1.2.1 Định hƣớng phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Sau 10 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đến nay đã có 550 công ty niêm yết, với giá trị giao dịch đạt bình quân 3.000 tỷ đồng/phiên, mức vốn hóa đạt trên 40% GDP, tổng giá trị vốn huy động trong 5 năm gần đây đã đạt gần 300.000 tỷ đổng, đóng góp tích cực cho hệ thống năng lực các doanh nghiệp Việt
Nam. Hệ thống trung gian của định chế TTCK Việt Nam tăng mạnh về số lượng và chất lượng; đến nay có 105 công ty chứng khoán và 46 công ty quản lý quỹ hoạt động trên thị trường. Sau những thành tựu nổi bật đã đạt được trong 10 năm qua, việc nhận diện hạn chế và xây dựng một chiến lược phát triển TTCK cho giai đoạn tới là điều cần thiết.
Sự phát triển mạnh trải theo bề rộng của TTCK, sự phát triển về lượng trong giai đoạn 2000-2010 đã giúp TTCK thăng hoa và sẽ tạo đà cho sự phát triển của TTCK trong thập kỷ sắp tới nếu tìm được đúng điểm nhấn. Chiến lược phát triển TTCK trong giai đoạn tới vì vậy, vừa phải kế thừa những nội dung tốt nhằm duy trì sự phát triển này. Mặt khác, phải xác định các điểm đột phá nhằm thúc đẩy sự phát triển theo một định hướng mới căn bản hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu của cả nền kinh tế.
Điểm đột phá của chiến lược phát triển TTCK trong giai đoạn 2011-2020 chính là sự phát triển về chất của TTCK. Với tinh thần đó, chiến lược này một mặt vẫn phải bao hàm đầy đủ các giải pháp phát triển mà Ủy ban Chứng khoán, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện, mặt khác, có nhấn mạnh một cách rõ nét hơn các giải pháp mang tính đột phá, tạo một diện mạo mới cho quá trình phát triển của TTCK.
Để đạt được những mục tiêu, giải pháp đầu tiên được tính đến là: hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý.
Trong đó, giai đoạn 2011-2013 tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản trên cơ sở Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi..., tiến tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn.
Thứ hai, là việc cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ công bố thông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổ đông của các công ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ NĐT thiểu số... Cùng với đó, chiến lược cũng tập trung vào việc phát triển NĐT tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), coi việc phát triển NĐT tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của TTCK.
Thứ ba, cơ sở cho NĐT là một trọng tâm của chiến lược phát triển TTCK trong giai đoạn 2010-2020, trong đó đặc biệt chú ý phát triển: hệ thống các loại hình quỹ đầu tư như quỹ mở, quỹ đóng, quỹ đầu tư chỉ số, quỹ bất động sản..., khuyến khích phát triển các sản phẩm liên kết bảo hiểm và triển khai hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, hướng tới hệ thống an sinh xã hội dựa trên ba trụ cột theo thông lệ quốc tế... Đồng thời, tiếp tục khuyến khích sự tham gia của NĐT cá nhân, khai thác cơ sở NĐT nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn.
Thứ tư, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, đặc biệt chú trọng tới việc nâng cấp và chuẩn hóa hệ thống quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thông lệ quốc tế, củng cố lòng tin thị trường, đa dạng hóa và đồng bộ hóa cấu trúc thị trường, tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, từng bước phát triển thị trường trái phiếu công ty và thị trường phái sinh, kết hợp với việc tái cấu trúc tổ chức thị trường, hướng tới một hệ thống thị trường hoàn thiện và hiện đại hóa.
Thứ năm, chủ động hội nhập quốc tế, có lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của thị trường. Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu hiện nay nhằm nâng cao vai trò, vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để có được những lợi ích lớn nhất từ hội nhập quốc tế và giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia quá trình này, cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng một chính sách hội nhập, lộ trình hội nhập có tính đến yếu tố trình độ phát triển của TTCK và nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn.