Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 68)

3 Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như các ngành kinh doanh khác luôn tiềm ẩn những rủi ro. Việc tìm ra những nguyên nhân gây ra rủi ro giúp ngân hàng cũng như các ngành khác có thể chủ động đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế một cách tốt nhất khả năng xảy ra rủi ro. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng

Ngoại thương Việt Nam.

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Ngân hàng vẫn chú trọng vào cho vay các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có nhu cầu vay vốn ngoại tệ cao đặt biệt là cho vay thanh toán hàng nhập khẩu mà nguồn trả nợ chủ yếu là thu nhập từ lô hàng, tiền thu được lại phần lớn bằng đồng nội tệ mà chủ yếu khách hàng này là những khách hàng lớn. Vì vậy mà rủi ro tín dụng vẫn tiềm ẩn mức cao đối với HS.

Là một ngân hàng hoạt động với quy mô lớn, khối lượng khách hàng vay vốn lớn và không ngừng tăng lên qua các năm. Do đó khối lượng hồ sơ cần được xét duyệt quá nhiều nên về phía người xét duyệt cho vay không có nhiều thời gian đọc kỹ tờ trình thẩm định. Do cảm thấy an tâm khi đọc về những thông tin về tài sản đảm bảo, do quá tin tưởng vào những thông tin mà cán bộ tín dụng tại HS đưa ra và sự kiểm tra của cấp dưới mà quyết định xét duyệt cho vay.

Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý tín dụng. Cán bộ kiểm tra nội bộ là nhân viên của HS nên việc kiểm tra phần nào mất đi tính độc lập. Do đó các báo cáo kiểm tra nội bộ vẫn chưa trở thành thông tin đáng tin cậy cho hoạt động quản lý rủi ro.

Cán bộ của HS có trình độ chuyên môn cao, tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán dễ tiếp thu được những tiến bộ, thay đổi trong công việc. Tuy nhiên đa số các cán bộ còn trẻ nên kinh nghiệm chưa nhiều, nên vẫn còn hạn chế trong công việc. Đó cũng là một phần gây tiềm ẩn rủi ro tín dụng.

Sau giai đoạn nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát cuối năm 2009, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trong hai năm 2010 và 2011 các doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi rất nhiều từ các chính sách kích cầu của chính phủ. Nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và cá nhân liên tục thay đổi.

Do các văn bản pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như hệ thống kế toán áp dụng đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam mới chỉ tuân thủ khoảng 50% chuẩn mực kế toán do Bộ tài chính vẫn chưa ban hành các chuẩn mực kế toán về trình bày, ghi nhận và đo lường các công cụ tài chính. Vì vậy, kết quả kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế vẫn có sự khác biệt ở một số chỉ tiêu như số liệu dự phòng rủi ro tín dụng, nguồn vốn chủ sở hữu.

Sự hợp tác giữa các NHTM Việt Nam còn rất hạn chế, các ngân hàng chưa thực sự liên kết với nhau trong công tác trao đổi thông tin đặc biệt là thông tin tín dụng. Vẫn còn hiện tượng một khách hàng dùng một tài sản thế chấp mà vay được ở nhiều ngân hàng với tổng số tiền lớn gấp nhiều lần giá trị tài sản đó.

Do năng lực quản lý và sử dụng khoản vay của doanh nghiệp còn thấp. Điều này bắt nguồn từ hạn chế về vốn và điều hành dự án. Trước khi vay vốn ngân hàng, khách hàng nào cũng đưa ra được các dự án là khả thi, có hiệu quả. Tuy nhiên nhiều dự án sau khi bắt đầu được triển khai thì mới gặp nhiều bất cập do năng lực quản lý, điều hành yếu kém. Và tất yếu, dự án không mang lại kết quả như mong đợi cho khách hàng, dẫn đến thua lỗ cho khách hàng, và chính ngân hàng là người chịu rủi ro đó.

Thông tin đối với khách hàng cũng rất quan trọng. Do khách hàng thiếu thông tin về thị trường, nhà cung cấp, bạn hàng trong kinh doanh, công tác marketing của khách hàng chưa tốt, chưa nắm bắt được diễn biến tình hình

nền kinh tế, xu hướng giá cả, nhu cầu của dân cư mà làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn do sản phẩm sản xuất ra không phù hợp với đặc điểm nhu cầu của thị trường.

Thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng với khách hàng. Khách hàng luôn là người biết rõ nhất tình hình tài chính, năng lực kinh doanh của mình như thế nào, còn HS thì chỉ biết được thông tin chủ yếu là do khách hàng cung cấp. Vì vậy, để được ngân hàng cấp tín dụng, nhiều khách hàng không lành mạnh đã cố tình che dấu thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, làm thay đổi các số liệu về hiệu quả hoạt động kinh doanh để cho khả quan.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w