3 Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng
1.4.2. Kinh nghiệm của Mỹ
Hệ thống Ngân hàng Mỹ thường hoạt động rất hiệu quả, có những ngân hàng lớn nhất thế giới nhưng cũng đã phải đối phó với rất nhiều rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Họ biết cách hạn chế tối đa các rủi ro có thể chấp nhận được bằng những phương pháp hữu hiệu, đã tìm kiếm những khoản vay chất lượng cao hơn bằng việc đề ra các điều kiện chặt chẽ hơn.
Các ngân hàng Mỹ coi trọng việc đánh giá uy tín của khách hàng xin cấp tín dụng, đánh giá các dự án và phương án kinh doanh một cách chặt chẽ, thường xuyên theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, việc đánh giá chính xác tài sản thế chấp cũng làm cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của họ ngày càng vững mạnh. Trong năm 2008, Mỹ đã gặp phải cuộc khủng hoảng ngân hàng xuất phát từ hoạt động cho vay dưới tiêu chuẩn, nó đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Mỹ và lan rộng ra toàn cầu. Điều này xuất phát từ việc ngân hàng giảm nhẹ các tiêu chuẩn cho vay và đương nhiên họ đã phải gánh chịu các khoản cho vay mà không có khả năng thu hồi. Các khoản vay này được chứng khoán hóa và bán cho giới đầu tư, đến lượt mình
giới đầu tư lại bán tháo các khoản đầu tư đang nắm trong tay khiến chúng rớt giá thảm hại gây thiệt hại nặng nề cho các ngân hàng đầu tư. Các ngân hàng đầu tư sụp đổ khiến cho các khoản ủy thác đầu tư của công chúng bốc hơi và đẩy hàng trăm ngàn người vào cảnh khánh kiệt. Hậu quả là Mỹ đã có 46 ngân hàng phải đóng cửa.
Trước tình hình đó, Mỹ đã đưa ra quyết định lập nguồn ngân quỹ gần 80 tỷ USD để mua chứng khoán cầm cố và các tài sản khác. Để ngăn chặn cuộc khủng tài chính ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Qua sự việc này, các ngân hàng cũng đã thấy được tầm quan trọng của việc đánh giá mức độ tín nhiệm của các khoản nợ, đánh giá chuẩn mực tín dụng trong thị trường thế chấp và vai trò của nhà quản trị trong việc đưa ra các chính sách tín dụng trong từng thời kỳ.