Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 27)

3 Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng

1.2.3Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Như chúng ta đã biết rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn, không chỉ khi tín dụng đã được cấp mà nó tiềm ẩn ngay trong lúc xét duyệt tín dụng, xét duyệt giới hạn tín dụng cho khách hàng, một nhóm khách hàng. Dưới đây là các chỉ tiêu đó lường rủi ro tín dụng:

1.2.3.1 Giới hạn cho vay theo quy định với chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại trong từng giai đoạn

a. Giới hạn theo khách hàng, nhóm khách hàng vay vốn

hàng và một nhóm khách hàng. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dư nợ cho vay (cho vay và bảo lãnh) tối đa trên vốn tự có của ngân hàng thương mại trong Quy chế cho vay 1627/NHNN và Thông tư 13/NHNN. Có thể tóm tắt nội dung đó trong bảng sau đây:

Bảng 1.1: Giới hạn cho vay, bảo lãnh của ngân hàng

Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh Giới hạn 1. Cho vay đối với các đối tượng bị cấm cho vay 0%

2. Cho vay đối với các đối tượng bị hạn chế cho vay ≤ 5% VTC 3. Cho vay đối với một khách hàng ≤ 15% VTC 4. Cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng ≤ 25% VTC 5. Cho vay đối với một nhóm khách hàng ≤ 50% VTC 6. Cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách

hàng ≤ 60% VTC

7. Cho vay để đầu tư và kinh doanh chứng khoán ≤ 20% VĐL

Ngân hàng không được cho vay quá 15% Vốn tự có với một khách hàng trừ trường hợp đối với những khoản vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là ngân hàng khác hoặc được Thủ tướng hay Thống đốc NHNN cho phép. Trong các trường hợp trên, nếu ngân hàng muốn cho vay hơn thì ngân hàng phải cho vay theo hình thức hợp vốn (uỷ thác hoặc đồng tài trợ).

Ở mỗi hệ thống ngân hàng lại có văn bản phân quyền phán quyết cấp tín dụng riêng. Đó là giới hạn phán quyết tín dụng tối đa đối với một khách hàng, một dự án đầu tư của các đối tượng được quyền cấp tín dụng trong hệ thống ngân hàng này. Việc phân quyền này giúp các ngân hàng có thể kiểm soát được mức dư nợ mà các chi nhánh được phép cho vay. Vì lý do nào đó mà việc cho vay quá giới hạn xảy ra là dấu hiệu rủi ro cho ngân hàng. Khi ngân

hàng tập trung cấp tín dụng lớn cho một khách hàng, một nhóm khách hàng tức là ngân hàng đang giống như “ bỏ nhiều trứng vào một giỏ”, nếu khách hàng mất khả năng thanh toán thì nợ quá hạn của ngân hàng gia tăng rất nhanh, nguy cơ rủi ro tín dụng là rất cao.

b. Giới hạn theo lĩnh vực, đối tượng đầu tư

Mỗi ngân hàng đều có chiến lược đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau trong từng thời kỳ tuỳ thuộc vào tình hình nền kinh tế như thế nào. Các ngân hàng thường mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực, đối tượng đầu tư được Nhà nước quan tâm, khuyến khích, và hạn chế đầu tư vào các lĩnh vực, đối tượng bị hạn chế, hay biến động, mức an toàn thấp, có nguy cơ rủi ro cao. Nếu ngân hàng tập trung quá nhiều vào một mục tiêu như tìm kiếm lợi nhuận, Ngân hàng sẽ mở rộng tín dụng với lĩnh vực đầu tư mạo hiểm chấp nhận các khoản vay có mức an toàn thấp, và rủi ro cao. Hoặc ngân hàng tập trung vào một đối tượng cho vay, cơ cấu tín dụng không phù hợp làm tăng rủi ro tín dụng.

c. Giới hạn theo kết quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng

Hệ thống tính điểm tín dụng là một công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng. Các ngân hàng thương mại dựa vào hệ thống tính điểm để xếp hạng tín nhiệm khách hàng từ đó ra quyết định giới hạn cho vay. Bằng cách chấm điểm khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra quan điểm của mình, đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng.Thông thường, chỉ có khách hàng được xếp hạng cao (từ A đến AAA), mới được cấp tín dụng tối đa. Trên thực tế, số lượng khách hàng thuộc hạng này tại tất cả các ngân hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Phần lớn khách hàng của ngân hàng được xếp hạng chủ yếu từ BBB đến CC, theo đó mức tín dụng được cấp cũng khác để tránh nguy cơ rủi ro cho ngân hàng.

1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu cho vay của ngân hàng thương mại a. Cơ cấu cho vay theo thời hạn

Tuỳ từng thời kỳ, tuỳ mỗi ngân hàng mà tỷ trọng nợ theo thời hạn khác nhau. Theo khía cạnh thời hạn thì những khoản vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Cho nên ngân hàng luôn có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh. Việc cơ cấu cho vay theo thời hạn không đạt được như kế hoạch thì cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Vì mỗi ngân hàng đều có định hướng hoạt động tín dụng, dự báo tín dụng trong từng thời kỳ tuỳ theo diễn biến nền kinh tế. Việc cơ cấu cho vay không phù hợp sẽ tạo ra nhiều nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Vì vậy cơ cấu cho vay theo thời hạn cũng là một chỉ tiêu giúp ngân hàng đo lường rủi ro tín dụng.

b. Cơ cấu cho vay theo hình thức đảm bảo tiền vay

Hoàn trả tín dụng là điều kiện quan trọng nhất thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Để thu hồi được nợ ngân hàng phải xem xét một cách thận trọng đến uy tín và năng lực của khách hàng, từ đó áp dụng các phương pháp cho vay thích hợp. Nếu khách hàng được xếp hạng tín nhiệm cao như có phẩm chất tốt trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, chấp hành tốt các hợp đồng tín dụng trong quá khứ và có triển vọng kinh doanh trong tương lai thì ngân hàng có thể cho vay không cần đảm bảo. Ngược lại, nếu khách hàng không đạt được các tiêu chuẩn cần thiết thì để hạn chế rủi ro buộc ngân hàng cho vay phải có đảm bảo.

Trong hoạt động kinh doanh rủi ro tín dụng (rủi ro sai hẹn và rủi ro phá sản) là loại rủi ro dẫn đến tổn thất cho ngân hàng, vì vậy cần thiết phải thực hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đi vay. Thực tế khách hàng được ngân hàng cho vay không có đảm bảo rất ít, chủ yếu đó là những khách hàng mà ngân hàng lựa chọn, hoặc là những khách hàng mà ngân hàng phải cho vay theo chỉ thị của Chính phủ. Ngân hàng chỉ muốn cấp

tín dụng cho khách hàng có đảm bảo. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khách hàng không đủ điều kiện vay không cần đảm bảo vẫn được ngân hàng cấp tín dụng không đảm bảo. Đây là nguy cơ mang rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Bên cạnh đó, thì việc tài sản đảm bảo không đạt yêu cầu mà khoản tín dụng vẫn được cấp thì cũng mang nguy cơ rủi ro tín dụng cho ngân hàng

c. Cơ cấu cho vay theo loại tiền

Ngoài việc cho vay bằng đồng nội tệ, ngân hàng cũng cho vay bằng loại tiền khác, chủ yếu là đô la Mỹ. Tuy nhiên việc cho vay phải đảm bảo được sự hài hoà giữa đồng vốn nội và ngoại, nếu cho vay quá nhiều ngoại tệ dẫn đến rủi ro tỷ giá nếu khách hàng không có nguồn trả nợ bằng ngoại tệ, gây rủi ro cho khách hàng và cuối cùng thì ngân hàng cũng là người chịu thiệt hại.

1.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu về phân loại nợ a. Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tại khoản 5 điều 2 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước thì: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

Như vậy, nợ quá hạn là khoản nợ mà đến thời hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi, khách hàng chưa trả được, dư nợ của khách hàng bị chuyển sang quá hạn.

Nợ quá hạn là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với các ngân hàng và đây là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động của các NHTM. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng.

Thông thường các ngân hàng luôn cố gắng đảm bảo tỷ lệ này ở một mức thấp nhất. Vì đây là tỷ lệ phản ánh sự an toàn trong hoạt động của các ngân hàng nên theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ này ở mức 3% sẽ đảm bảo cho mức độ lành mạnh của hoạt động tín dụng.

Nếu như một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn quá cao thì thu nhập ròng của ngân hàng chắc chắn bị sụt giảm, việc mở rộng hoạt động tín dụng sẽ bị

hạn chế. Khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ gặp khó khăn vì uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Nói chung, khi tỷ lệ nợ quá hạn tăng quá nhanh qua các năm thì đây là một tín hiệu xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và dẫn đến nguy cơ tổn thất trong hoạt động ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay.

Theo điều 6, điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM. Tỷ lệ này ở ngân hàng càng cao thì chứng tỏ chất lượng tín dụng ngân hàng đó rất thấp, rủi ro tín dụng càng cao.

c. Tỷ lệ mất vốn

Theo điều 6, điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì dư nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5 bao gồm: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ chưa xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời gian trả nợ quá hạn 180 ngày theo thời hạn được cơ cấu lại. Tỷ lệ mất vốn ngày càng cao thì thiệt hại cho ngân hàng ngày càng lớn. Vì nó phản ánh những khoản tín dụng mà ngân hàng bị mất và phải dùng quỹ dự phòng để bù đắp.

d. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao.

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân

1.2.3.4 Cho vay với các mối quan hệ khác a. Cơ cấu cho vay theo nguồn vốn

Theo thông tư 13, và Thông tư 19 sửa đổi thông tư 13 thì ngân hàng không được cấp tín dụng vượt quá 80% vốn huy động. Trong đó, ngân hàng chỉ được sử dụng vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín

dụng đều đảm bảo về khả năng chi trả và các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác quy định tại thông tư này. Như vậy ngân hàng cho vay vượt quá tỷ lệ này thì rủi ro tín dụng cũng cao nếu khách hàng không trả được nợ, và kéo theo đó là rủi ro thanh khoản khi ngân hàng không có đủ thanh khoản khi cần.

b. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn

Thông tư 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn của ngân hàng là 30% nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Lấy vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là nguyên nhân gây ra tình trạng mất thanh khoản tại một số ngân hàng (đặc biệt là các ngân hàng nhỏ), theo đó sẽ dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất huy động. Lãi suất huy động tăng cao là nguyên nhân tăng lãi suất cho vay. Những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có đủ vốn để hoạt động sản xuất thì sẽ không chấp nhận khoản tín dụng lãi suất cao. Tuy nhiên, nhiều khách hàng doanh nghiệp tình hình tài chính không ổn định, cần vốn ngay thì lại chấp nhận vay. Ngân hàng cho vay với khách hàng loại này thì nguy cơ nợ quá hạn cao dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng cũng cao.

1.2.3.5 Tính hợp lý của quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng với các bước cụ thể được thiết lập theo một trình tự nhất định kể từ khi nhận hồ sơ xin cấp tín dụng đến khi kết thúc hợp đồng. Rủi ro tín dụng sẽ được hạn chế khi quy trình này được tổ chức một cách khoa học, hợp lý và được tuân thủ bởi cán bộ tín dụng.

1.2.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng

Khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của mình gây ra tổn thất cho ngân hàng, lúc đó rủi ro tín dụng đã xảy ra, và hậu quả của nó sẽ là:

1.2.4.1 Uy tín của ngân hàng bị giảm sút:

Một ngân hàng có rủi ro lớn sẽ làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngân hàng đó. Rủi ro tín dụng lớn kéo theo đó là sự mất lòng tin của dân chúng, của doanh nghiêp, các ngân hàng bạn trong và ngoài nước. Vì thế mà ngân hàng khó có thể nhận được các hạn mức tín dụng, không thể mở rộng quan hệ, hợp tác với các ngân hàng khác trong kinh doanh và thanh toán quốc tế.

1.2.4.2 Rủi ro làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng.

Khi người vay sai hẹn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và hoặc lãi vay dẫn đến rủi ro đọng vốn. Rủi ro đọng vốn do khách hàng không hoàn trả nợ đúng hạn làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng. Các khoản vốn huy động thì cứ đến hạn, ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình trong khi đó khoản vốn mình cho vay đi lại chưa thu được về. Mặt khác, uy tín của ngân hàng giảm làm cho khách hàng sẽ rút tiền gửi ở ngân hàng mình ra làm cho nhu cầu thanh khoản ở ngân hàng tăng cao, càng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc chi trả.

1.2.4.3 Rủi ro tín dụng làm lợi nhuận ngân hàng giảm.

Thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra gây thiệt hại, mất mát về tài chính cho ngân hàng. Thu nhập bị giảm sút do người vay không trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng hạn, trong khi đó ngân hàng phải thanh toán các khoản tiền gửi, tiền vay về lãi và gốc dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm.

1.2.4.4 Rủi ro tín dụng dẫn đến phá sản và mang tính hệ thống.

Hoạt động tín dụng tức là hoạt động dựa trên niềm tin, sự tín nhiệm. Một khi rủi ro tín dụng xảy ra một cách trầm trọng dẫn đến uy tín ngân hàng giảm sút, khả năng thanh toán kém thì ngân hàng lúc đó không thể huy động được

nhiều vốn từ dân cư, không thể đi vay ngân hàng bạn được. Ngân hàng Trung Ương sẽ cho vay cứu cánh. Tuy nhiên điều này càng làm cho tâm lý người dân không tin tưởng vào ngân hàng nữa. Và vì thế đây là nguyên nhân có thể gây ra phá sản cho ngân hàng, và theo đó sẽ là sự đổ vỡ của hàng loạt ngân hàng khác.

1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

1.3.1 Nguyên nhân chủ quan

•Nguyên nhân đầu tiên thuộc về ngân hàng phải kể đến là việc không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay.

•Thứ hai, giới hạn cho vay, bảo lãnh đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng có khi bị vi phạm. Ví dụ trong Luật các TCTD, đối tượng cấm cho vay là người thẩm định, xét duyệt cho vay. Nhưng ta hiểu như thế nào là

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 27)