Những hạn chế

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 67)

3 Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng

2.3.2 Những hạn chế

+ Có sự dịch chuyển mất cân đối khá rõ giữa tăng trưởng tín dụng bằng nội tệ và ngoại tệ: tăng trưởng tín dụng bằng VND năm 2010 là 21% thì tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ là 35,19%. Việc gia tăng tín dụng bằng ngoại tệ mạnh, vì người vay phải hoàn trả cả gốc và lãi bằng ngoại tệ nên qua đó lại làm tăng nhu cầu ngoại tệ, gây sức ép lên tỷ giá, làm giá trị VND mất giá, gây thua lỗ cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Rủi ro của doanh nghiệp cuối cùng lại mang đến rủi ro cho ngân hàng khi các khoản tín dụng đó không được hoàn trả đúng hạn, đúng loại tiền.

+ Thông qua chấm điểm khách hàng, có thể nhận thấy phần lớn khách hàng của HS được xếp hạng vào nhóm rủi ro trung bình. Đi kèm theo đó nếu theo cách phân loại nợ chuẩn mực thì hầu hết số khách hàng này sẽ bị phân loại nợ nhóm 2, nhóm 3. Hệ quả này là ngay lập tức kể từ khi cho vay, dù trả đúng hạn đều bị phân loại nợ nhóm 3. Như vậy, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của HS sẽ rất cao, cao hơn nhiều so với bản chất loại nợ thực tế. Ngoài ra, HS áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng chung cho cả khách hàng lớn và khách hàng DNVVN là không phù hợp vì đặc thù hai loại hình doanh nghiệp này khác nhau.

+ Mặc dù SGD đã thực hiện quy trình cho vay có hiệu quả, tuy nhiên thì hạn chế của việc này là cán bộ ngân hàng phải làm theo mẫu đã có sẵn vì vậy cũng không thể tránh khỏi sự dập khuôn, việc đánh giá khách hàng chưa chính xác. Trong việc chấm điểm khách hàng, cán bộ tín dụng chỉ việc xác đinh loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, điều này không thoả đáng nếu doanh nghiệp đó kinh doanh đa ngành.

+ Hiện nay dư nợ tín dụng của HS còn tập trung nhiều vào các doanh nghiệp lớn, mặc dù đã có định hướng phát triển đối với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng thể nhân. Tỷ trọng dư nợ cho vay với doanh nghiệp lớn là 59,53%; doanh nghiệp vừa và nhỏ là 30,5%, khách hàng thể nhân là 9,97%. Nợ xấu ở khối khách hàng là doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng lớn. Việc tập trung các doanh nghiệp lớn sẽ làm cho doanh mục cho vay không được đa dạng, dẫn đến rủi ro tín dụng sẽ vẫn ở mức cao.

+ Công tác quản trị rủi ro của HS còn mang tính chất bị động, nặng về đối phó với rủi ro và xử lý khi đã phát sinh. HS chưa chủ động trong việc quản trị rủi ro thông qua tạo danh mục cho vay hợp lý, lựa chọn khách hàng mục tiêu, tỷ trọng cho vay phù hợp với chiến lược rủi ro của ngân hàng ngay từ khi phát sinh khoản tín dụng.

+ Vì đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao, mỗi cán bộ tín dụng lại được khoán theo doanh số, nên không thể tránh khỏi việc nhiều khoản tín dụng bị phê duyệt một cách vội vàng thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng cẩn thận, kỹ càng.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w