Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 40)

3 Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng

1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Qua nghiên cứu về việc quản lý rủi ro của một số nước trên thế giới giúp chúng ta rút ra được một số kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam:

Phân quyền phán quyết tín dụng: NHTM cần chú ý hơn đến việc phân và kiểm soát việc phán quyết trong cho vay để giải quyết nhanh chóng, tăng trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong cho vay. Có thể kết hợp việc phân quyền nhưng hạn chế mức tín dụng cho các cán bộ tín dụng dựa vào kinh nghiệm công tác, năng lực, uy tín của họ để có quyền phán quyết tín dụng, từ đó chịu trách nhiệm, chủ động sang tạo hơn trong cho vay những khoản nằm trong phạm vi của họ.

Các ngân hàng thương mại cần quan tâm hơn nữa đến tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin tín dụng. Ngân hàng cần phải đào tạo các nhân viên của mình không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn giỏi về thu thập thông tin để giúp ngân hàng có đầy đủ thông tin cần thiết trong quyết định cho vay.

Tiến hành cho điểm khách hàng để quyết định cho vay. Thực tế cho thấy đây là một thao tác kỹ thuật hết sức quan trọng, nó giúp ngân hàng thiết lập một quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ.

Giám sát các khoản cho vay để xem khách hàng vay có sử dụng vốn đúng mục đích không, tình hình tài chính của khách hàng như thế nào. Một số lớn cán bộ tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam cho rằng giải ngân, thu nợ là xong mà chưa quan tâm đến khâu kiểm tra, giám sát khoản cho vay khách hàng. Điều này là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.

Các ngân hàng phải sàng lọc kỹ càng đối tượng khách hàng, kiên quyết từ chối những khách hàng không đáp ứng được điều kiện tín dụng, đồng thời phải giám sát sau giải ngân chặt chẽ. Nếu quá hạn cho vay để lấy thành tích trong giai đoạn, các ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi ro mất vốn nghiêm trọng, ảnh hưởng hoạt động của hệ thống ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN BẮC Á

2.1 Khái quát chung về Hội sở ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Bắc Á có trụ sở chính tại số 117 đường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, được thành lập và đi vào hoạt động năm 1994 theo Quyết định số 183/QĐ-NH5 ngày 01/9/1994 và giấy phép hoạt động số 0052/NH-GP ngày 01/9/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến 31/12/2010 vốn điều lệ của Ngân hàng Bắc Á là 3000 tỷ đồng, là một trong số các ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động kinh doanh lành mạnh.

Trải qua hơn 15 năm hoạt động, với hệ thống trên 54 điểm giao dịch rộng khắp cả nước (Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, TP Hồ Chí Minh, đồng bằng Sông Cửu Long…) Ngân hàng Bắc Á ngày càng phát triển bền vững và đó từng bước khẳng định được uy tín của mạnh trên thị trường tài chính - tiền tệ trong và ngoài nước nhiều năm liền. Ngân hàng Bắc Á đó vinh dự được nhận cờ thi đua của Thủ Tướng Chính phủ, bằng khen của Thống đốc NH Nhà nước về thành tích hoạt động kinh doanh và cờ thi đua của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An…

Hội sở Ngân hàng Bắc á hoạt động chủ yếu là kinh doanh tiền tệ và cung cấp dịch vụ ngân hàng hiện đại tới các thành phần kinh tế. Hội sở Ngân hàng Bắc Á gồm hội sở chính, 01 phòng giao dịch, đội ngũ cán bộ 165 người có trình độ, kinh nghiệm đang nỗ lực vượt bậc đó góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Mô hình tổ chức

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Bắc Á

Đến ngày 31/12/2012 tổng số cán bộ của Hội sở ngân hàng Bắc Á là 39 người và được phân bố như sau :

Ban giám đốc: 03 đồng chí, cán bộ làm trực tiếp làm công tác tín dụng (phòng kinh doanh): 19 đồng chí chiếm tỉ trọng 48,7 % tổng số cán bộ trong cơ quan.

Cán bộ trực tiếp công tác kế toán, kho quĩ là 14 đồng chí chiếm tỉ trọng là 35,9 %, cán bộ làm công tác hành chính 03 đồng chí chiếm tỉ trọng 7,7 % cán bộ trong cơ quan.

Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh và cho vay, phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ đời sống đối với sản xuất và các thành phần kinh tế. Tìm kiếm khách hàng, thẩm định các dự án cho vay, quản lý và theo dõi quá trình sử dụng tiền vay và trả nợ tiền vay của khách hàng.

Phòng Kế toán - Ngân quỹ: phát huy vai trò kiểm soát nghiệp vụ, các nghiệp vụ phát sinh dược hạch toán kịp thời chính xác, đầy đủ luân chuyển chứng từ nhanh chóng, gọn gàng. Ngoài ra, phòng Kế toán còn có nhiệm vụ kết hợp với phòng kinh doanh theo dõi tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng cấp 4.

Phòng Hành chính: bố trí mạng lưới hoạt động cán bộ nhân viên cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh có hiệu quả công tác đào tạo của chi nhánh đã được thực hiện đúng hướng, giúp cán bộ nhân viên trau dồi kiến thức. Từ sự

Ban giám đốc

Phòng hành chính

hoạt động năng nổ nhiệt tình của các phòng ban đã cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho ban giám đốc đưa ra những quyết định sáng suốt duy trì và phát triển theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nước.

2.1.3 Tình hình hoạt động của Hội sở giai đoạn 2009-2011

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng về nguồn vốn, thực hiện các chính sách của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á luôn chú trọng công tác huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trường liên ngân hàng, sử dụng công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Số tiền So với năm 2009 Số tiền So với năm 2010 ± ± % ± ± % Vốn huy động 7957.72 9436.49 1478.77 18.58% 10481.18 1044.69 11.07%

I. Tiền gửi của KH 6360.57 6908.07 547.5 8.61% 8589.1 1681.03 24.33% 1. Tiền gửi không

kỳ hạn 2124.25 1930.83 -193.42 -9.11% 2140.66 209.83 10.87% 2. Tiền gửi có kỳ hạn 4094.87 4782.99 688.12 16.80% 6258.29 1475.3 30.84% 3. Tiền gửi ký quỹ 41.64 65.44 23.8 57.16% 60.99 -4.45 -6.80% 4. Tiền gửi vốn

chuyên dùng 99.81 128.81 29 29.06% 129.16 0.35 0.27%

II. Tiền gửi, tiền vay

khác 1478.83 2512.65 1033.82 69.91% 1788.81 -723.84 -28.81% III. Phát hành

GTCG 118.33 15.77 -102.56 -86.67% 103.27 87.5 554.85%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Hội sở Ngân hàng TMCP Bắc Á)

Cơ cấu vốn huy động của HS qua các năm 2009, 2010 và 2011 có sự thay đổi không đáng kể. Tiền gửi của khách hàng vẫn là khoản chiếm tỷ trọng lớn

nhất trong tổng vốn huy động, đạt lần lượt là 79,9%, 73,2% và 81,95% tương ứng cho các năm 2009, 2010 và 2011. Vốn huy động năm 2011 tăng so với năm 2010 là 11,07%, trong đó vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 24,33%; vốn huy động từ NHNN và các tổ chức tín dụng khác giảm 28,81%. Trong khi đó năm 2010 so với 2009 thì khối lượng vốn huy động này lại tăng rất nhiều. Điều này chứng tỏ năm 2010 SGD đã tăng cường huy động vốn từ khách hàng và giảm tỷ trọng tiền gửi, tiền vay khác (chủ yếu là từ các TCTD).

(Đơn vị: tỷ đồng)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm

(Nguồn: báo cáo thường niên của Hội sở chính Ngân hàng TMCP Bắc Á) 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Ngân hàng đã cho khách hàng lớn và các dự án cho vay trung dài hạn và cho vay đồng tài trợ có dư nợ lớn đã chuyển lên Trung Ương nên dư nợ cho vay khách hàng chỉ còn 2.200 tỷ đồng với 88% là dư nợ cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, sau gần 5 năm, dư nợ tín dụng tại SGD đã tăng lên rất cao so với năm 2006. Điều này có được là do Ban giám đốc SGD đã chỉ đạo khối tín dụng tập trung tăng dư nợ trên cơ sở sàng lọc các đối tượng khách hàng có

tình hình tài chính tốt, làm ăn hiệu quả để cho vay vốn lưu động đồng thời tích cực tiếp cận, tìm kiếm các dự án trung dài hạn có hiệu quả, có triển vọng để cho vay nhằm tăng dư nợ, tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay, góp phần tăng trưởng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thêm vào đó, tháng 9/2007 HS thành lập thí điểm phòng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm tập trung mở rộng tín dụng đối với khách hàng đối tượng này, do đặc thù kinh tế là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển và định hướng của các ngân hàng đều phát triển các khách hàng loại này.

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ của Hội sở Ngân hàng TMCP BẮc Á

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng dư nợ cho vay 4567.73 100% 5784.57 100% 7378.75 100% 1. Theo đối tượng cho vay

DN Quốc Doanh 461.34 10.10% 572.67 9.90% 570.38 7.73% DN ngoài Quốc Doanh3446.36 75.45% 4463.38 77.16% 5776.82 78.29% Vay tiêu dùng 660.03 14.45% 748.52 12.94% 1031.55 13.98%

2. Theo loại tiền

VND 1526.82 33.43% 3110.32 53.77% 3763.49 51.00% Ngoại tệ quy VND 3040.91 66.57% 2674.25 46.23% 3615.26 49.00%

3. Theo thời hạn

Ngắn hạn 3145.77 68.87% 3910.52 67.60% 4762.25 64.54% Trung, dài hạn 1421.96 31.13% 1874.05 32.40% 2616.51 35.46%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HS Ngân hàng TMCP Bắc Á)

Trong giai đoạn từ 2009 - 2011 ta thấy SGD có sự tăng trưởng dư nợ tín dụng rõ rệt, điều này phản ánh quy mô và năng lực của ngân hàng trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Năm 2009 dư nợ tín dụng là

4567,73 tỷ đồng, đến năm 2010 dư nợ tín dụng là 5784,57 tỷ, tăng 1216,84 tỷ đồng (tương đương 26,64%) so với năm 2009. Dư nợ tín dụng năm 2011 là 7378,75 tỷ đồng, tăng thêm 1594,18 tỷ đồng (tương đương 27,56%).

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động kinh doanh

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Số tiền So với năm 2009 Số tiền So với năm 2010 ± ± % ± ± % Tổng doanh thu 3914.52 3240.84 -673.68 -17.21% 4685.74 1444.9 44.58% Tổng chi 3402.23 2590.84 -811.39 -23.85% 3678.24 1087.4 41.97% Kết quả kinh doanh 512.29 650 137.71 26.88% 1007.5 357.5 55.00%

Qua quan sát bảng số liệu ta thấy năm 2010 lợi nhuận đạt 650 tỷ đồng, so với năm 2009 tăng 26,88%. Sang năm 2011, lợi nhuận đạt 1007,5 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2010. Trong cơ cấu thu nhập, thu nhập lãi (tiền gửi và cho vay) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu của HS. Phần còn lại là thu từ các hoạt động dịch vụ khác. Tuy nhiên, song song với sự tăng trưởng của doanh thu thì ta cũng nhận thấy chi phí dự phòng của HS cũng tăng, so với lợi nhuận thì nó chiếm một phần đáng kể. Sở dĩ có điều này là do cách tính trích lập dự phòng rủi ro được NHNN quy định thay đổi từ việc thực hiện theo Quyết định 488 chuyển sang Quyết định 493 nhằm tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế nên số dự phòng rủi ro tín dụng tăng vọt dẫn đến sự sụt giảm của lãi tương ứng.

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng và những biện pháp quản trị rủi ro tíndụng Hội Sở Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Ádụng Hội Sở Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á dụng Hội Sở Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Hội sở

trong hầu hết các khoản tín dụng và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do việc thu thập thông tin và số liệu còn hạn chế, để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại HS, khóa luận chỉ nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tín dụng sau của HS.

2.2.1.1 Nhóm chỉ tiêu về dư nợ tín dụng a. Tình hình dư nợ theo đối tượng

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ theo đối tượng

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng dư nợ cho vay 4567.73 100% 5784.57 100% 7378.75 100%

DNQD 461.34 10.10% 572.67 9.90% 570.38 7.73% DNNQD 3446.36 75.45% 4463.38 77.16% 5776.82 78.29% Vay tiêu dùng 660.03 14.45% 748.52 12.94% 1031.55 13.98% (Nguồn: Phòng tín dụng HS NH TMCP Bắc Á) (Đơn vị: tỷ đồng)

Biểu đồ 2.2: Tình hình vay theo đối tượng

(Nguồn: Phòng tín dụng HS NH TMCP Bắc Á)

Từ đồ thị, kết hợp với bảng số liệu ta có thể thấy rằng dư nợ cho vay qua

các năm tăng trưởng đều đặn. Chiếm khối lượng lớn nhất vẫn là dư nợ cho vay khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tỷ lệ % tương ứng là 75,45%, 77,16%, 78,29% với các năm 2009, 2010, 2011 và tỷ lệ dư nợ cho vay với loại khách hàng này có xu hướng tăng lên. Khối lượng cho vay với các doanh nghiệp quốc doanh cũng tăng lên, tuy nhiên nếu xét đến tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay thì dư nợ này lại giảm xuống. Cụ thể là giảm từ 10,1% năm 2009 xuống còn 9,9% năm 2010 và đến 2011 thì còn 7,73%. Khối lượng cho vay tiêu dùng cũng tăng mạnh qua các năm. Nếu năm 2009 khối lượng cho vay tiêu dùng là 660,03 tỷ thì sang năm 2010 là 748,52 tỷ, năm 2011 là 1031,55 tỷ. Nhưng đó là về mặt khối lượng, còn xét về tỷ trọng thì năm 2011 lại giảm so với 2009.

Nguyên nhân của những thay đổi trên là do:

+ Thứ nhất: Xuất phát từ thực tế việc cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh việc cho vay chủ yếu là dựa trên uy tín chứ không phải là tài sản đảm bảo, đây là một trong những nguyên nhân gây rủi ro cho ngân hàng do không có điều kiện ràng buộc các khách hàng này làm ăn có hiệu quả để trả nợ.

+ Thứ hai: Trong năm 2010, mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngân hàng là 25%, tuy nhiên đến giữa năm tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mới chỉ có đạt khoảng 10,5%, trong khi tín dụng đối với sản xuất kinh doanh tăng trưởng chậm thì SGD hướng tới khuyến khích cho vay tiêu dùng.

Tuy nhiên thì việc gia tăng mạnh tín dụng đối với khu vực ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng cũng làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn nợ quá hạn nếu HS không có cơ chế kiểm soát tín dụng tốt.

Bảng 2.5: Tình hình dư nợ theo loại tiền

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng dư nợ cho vay 4567.73 100% 5784.5

7 100% 7378.7 5 100% VND 1526.8 2 33.43% 3110.3 2 53.77% 3763.49 51.00% Ngoại tệ quy VND 3040.9 1 66.57% 2674.25 46.23% 3615.26 49.00%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HS NH TMCP Bắc Á)

(Đơn vị: tỷ đồng)

Biểu đồ 2.3: Tình hình cho vay theo loại tiền

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HS NH TMCP Bắc Á) Từ biểu đổ 2.3 cho thấy, dư nợ cho vay bằng VNĐ có xu hướng tăng đều qua các năm. Từ 1526,82 tỷ năm 2009 đến năm 2011 dư nợ bằng VNĐ đạt 3763,49 tỷ đồng. Dư nợ bằng USD quy VNĐ trong năm 2009 là 3040,91 tỷ, nhưng sang năm 2010 giảm xuống còn 2674,23 tỷ nhỏ hơn dư nợ VNĐ.

Tuy nhiên đến năm 2011 thì dư nợ cho vay bằng USD lại tăng lên xấp xỉ bằng với dư nợ cho vay VNĐ. Tỷ trọng dư nợ cho vay bằng VNĐ và USD quy VNĐ trong năm 2011 lần lượt là 51% và 49%.

Sở dĩ trong khoảng năm 2009 đến năm 2010 cơ cấu dư nợ theo loại tiền có

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w