3 Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng
3.2.5.4 Thẩm định kỹ thuật
Đảm bảo kỹ thuật là một nội dung quan trọng, quá trình nghiên cứu trong điều kiện nhất định về vốn, về thị trường, về điều kiện xã hội cho phép lựa chọn công nghệ và trang thiết bị, nguyên liệu phù hợp, lựa chọn địa điểm xây dựng của dự án tối ưu. Tuy nhiên, đối với cán bộ HS thì đây là một khâu khá phức tạp vì đa phần các bộ thẩm định đều không am hiểu về mặt kỹ thuật. Vì vậy, đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp thì HS nên thuê các chuyên gia tư vấn và thẩm định riêng. HS cũng nên có chính sách bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ thẩm định để đảm bảo quá trình thẩm định khách hàng ngày càng chính xác.
3.2.5.5 Thẩm định tài chính
Thẩm định tài chính chỉ chính xác khi thẩm định trên phương diện thị trường và thẩm định kỹ thuật chính xác. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết là một trong những điều kiện tiên quyết để xem xét cho khách hàng vay. Điều kiện này đặt ra vừa tốt cho khách hàng vừa tốt cho HS. Thẩm định tài chính có tốt thì mới có cơ sở để đảm bảo nghĩa vụ của khách hàng được thực hiện theo đúng cam kết, theo đó mà nguy cơ nợ quá hạn sẽ giảm đối với HS. HS cần coi việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả dự án như: NPV, IRR… là bắt buộc khi thẩm định tài chính của dự án đầu tư bởi đây là các chỉ tiêu tổng hợp cơ bản, phản ánh hiệu quả, tính chất của doanh
nghiệp, chúng được xây dựng, tính toán dựa trên số liệu từ bảng dự trù cân đối thu chi của dự án hàng năm. Sau khi tính toán xong các chỉ tiêu, cán bộ tín dụng nên so sánh những chỉ tiêu này với chỉ tiêu trung bình ngành, chỉ tiêu của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực để đưa ra được nhận xét, đánh giá của mình đối với phương án, dự án của khách hàng.
3.2.6 Quản lý chặt chẽ các khoản nợ vay có vấn đề và biện pháp xử lý nợkhó đòi khó đòi
Hội sở cần tổ chức các chuyến thăm khách hàng thường xuyên để phát hiện nhanh chóng những khoản vay có vấn đề thông qua quan sát thái độ của khách hàng và phân tích các báo cáo tài chính. Đối với các khoản nợ này, HS ngay khi phát hiện ra, cán bộ tín dụng phải kiểm tra hồ sơ khoản vay để đảm bảo chắc chắn rằng các hồ sơ mà HS giữ đều hợp pháp, hợp lệ. HS nên cử cán bộ gặp gỡ khách hàng để đưa ra các giải pháp và tư vấn cho khách hàng tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất, ngăn chặn tình trạng có thể dẫn đến phá sản.
Đối với các khoản nợ khó đòi, HS nên:
+ Xử lý bằng tài sản đảm bảo: khi khách hàng không có khả năng trả nợ như dự kiến.
+ Bán nợ: HS nên cố gắng tìm kiếm khách hàng để bán lại các khoản nợ có vấn đề. Đó có thể là các công ty mua bán nợ, công ty tư vấn hoặc bất kỳ tổ chức nào có chức năng mua bán nợ khác.
+ Xử lý bằng dự phòng rủi ro: Đây là biện pháp cuối cùng trong quá trình xử lý nợ của ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, HS cần chủ động dùng nguồn dự phòng của mình để bù đắp rủi ro, tuy nhiên vẫn tìm cách thu hồi số nợ khó đòi đó nếu có thể.
3.2.7 Nâng cao chất lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng, có chế độkhen thưởng, kỷ luật rõ ràng.khen thưởng, kỷ luật rõ ràng.khen thưởng, kỷ luật rõ ràng. khen thưởng, kỷ luật rõ ràng.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, đối với các cán bộ trẻ mới vào nghề cần được sự kèm cặp hướng dẫn của các cán bộ có kinh nghiệm, cần được cử đi học các lớp đào tạo để nâng cao khả năng, kinh nghiệm làm việc.
Chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời cả về vật chất lẫn tình thần của HS đối với cán bộ tín dụng là hết sức cần thiết. Biện pháp này kích thích tình thần làm việc, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân qua đó hạn chế những sai sót trong quá trình cho vay của cán bộ.
Bên cạnh đó, HS cũng cần đưa ra các biện pháp kỷ luật đối với những sai sót, sơ hở do thiếu trách nhiệm của cán bộ tín dụng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Tuỳ theo mức độ thiệt hại mà HS có biện pháp xử lý khác nhau: cảnh cáo, khiển trách, trừ công tác phí, trừ lương…nhằm nâng cao ý thức tự giác, tự chịu trách nhiệm của mỗi cán bộ tín dụng.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Đối với Chính phủ
Cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi hướng đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM. Hiện nay tình hình nền kinh tế vĩ mô có những biểu hiện không ổn định: Giá cả trên thị trường thế giới và trong nước có xu hướng tăng, thị trường tài chính, tiền tệ biến động phức tạp, ngày 24 tháng 02 năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đánh giá thì đây là một nghị quyết trọn vẹn, đầy đủ và toàn diện. Tuy nhiên thì phần lớn các ngân hàng còn im ắng, ngoại trừ một số ngân hàng lớn công bố kế hoạch thực hiện. Vì vậy Chính phủ cần có biện pháp chỉ đạo NHNN thúc đẩy các NHTM có kế hoạch để trình lên NHNN về
việc thực hiện Nghị quyết này của Chính phủ.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng là một đòi hỏi cấp bách. Nhà nước phải không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới môi trường kinh tế, coi đó là giải pháp tổng thể và cơ bản nhất trong quá trình đổi mới mọi lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nói riêng.
Nhà nước nên quan tâm tới việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động của ngân hàng và của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ta đã biết được vai trò hết sức quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin. Đối với các ngân hàng thì không phải ngân hàng nào cũng đủ quyết tâm và tiềm lực để triển khai công nghệ thông tin, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Điều này cũng gây nên khó khăn cho ngân hàng khi muốn kiểm soát, tiềm kiếm thông tin khách hàng, vì thế mà khó khăn trong kiểm soát rủi ro tín dụng. Còn với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của doanh nghiệp mà còn cải thiện khả năng cạnh tranh và tạo ra các cơ hội mới cho doanh nghiệp.
Những năm qua Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên thì việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp này lại hạn chế. Đây lại là đối tượng khách hàng mà các ngân hàng đang hướng tới. Vì vậy để giúp hệ thống ngân hàng giảm thiểu rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng khi đầu tư vào đối tượng khách hàng này và cũng là để phát triển kinh tế, phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ thì Nhà nước cần có biện pháp để các doanh nghiệp loại hình này có thể ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động của mình.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần tăng cường các biện pháp quản lý đối với doanh nghiệp. Quy định rõ một cơ quan có thẩm quyền cấp giây phép thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh và chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân, vốn tự có, năng lực, trình độ kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhà nước cũng cần quan tâm hơn tới chất lượng đào tạo tại các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học có đào tạo chuyên ngành liên quan tới tài chính - ngân hàng. Có biện pháp không để các trường đào tạo một cách tràn lan mà làm cho sinh viên trây ỳ với việc học, phải có biện pháp cứng rắn sao cho các sinh viên ý thức được tầm quan trọng của việc học đóng góp vào việc phát triển nghề nghiệp của mình như thế nào. Có như vậy, nguồn nhân lực của ta mới có chất lượng, mới làm tốt được công việc, hạn chế được những rủi ro xảy ra.
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Với tư cách là cơ quan chủ quản cấp trên, NHNN Việt Nam nên có những biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng.
NHNN cần hướng dẫn việc thực hiện các nghị quyết, nghị định của Chính phủ liên quan đến các NHTM một cách cụ thể, kịp thời. NHTM cũng có thể tổ chức thường xuyên các khoá tập huấn cần thiết dành cho cán bộ NHTM.
Tăng cường công tác thanh tra đối với các NHTM nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định của các ngân hàng để kịp thời ngăn chặn sai phạm mà có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng.
Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN, cùng với công ty thông tin tín dụng tư nhân giúp cho việc
khai thác thông tin được hiệu quả.
NHNN cần yêu cầu mỗi ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ riêng sao cho đánh giá được một cách khách quan nhất các loại hình khách hàng, đặc biệt là các khách hàng kinh doanh đa ngành.
Hiện nay tại trung tâm CIC đã có hai sản phẩm là hai giải pháp quản trị rủi ro co bản là Sentinel (dùng cho việc đánh giá, chấm điểm tín dụng và dự báo rủi ro của khách hàng doanh nghiệp); D&B Tracer (dùng cho khách hàng cá nhân). Đây là những giải pháp tiên tiến, phù hợp với quá trình phát triển và quá trình xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam. NHNN nên có chỉ thị để các ngân hàng áp dụng được giải pháp này vào việc quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng mình.
NHNN cần có những phân tích, báo cáo dự báo về diễn biến thị trường tín dụng trong từng thời kỳ căn cứ trên cơ sở gắn kết các biến số kinh tế vĩ vô thông qua các mô hình định tính và định lượng phù hợp. Thông qua đó NHNN cung cấp các đánh giá và dự báo vĩ mô về diễn biến tiền tệ, tín dụng với chất lượng cao để các NHTM có cơ sở tham khảo một cách tin cậy khi hoạch định chiến lược quản lý RRTD.
KẾT LUẬN
Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường vai trò quan trọng của các NHTM đối với việc phát triển các thành phần kinh tế ngày càng được khẳng định.
Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển hiện nay ở nước ta thì sự cạnh tranh giữa các NHTM là vô cùng khốc liệt, thêm vào đó là hành lang pháp lý mà đặc biệt là cơ chế tín dụng của các NHTM còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ đã buộc các ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, để thu hút được khách hàng tăng doanh số cho vay các ngân hàng đã nới lỏng các điều kiện cho vay, điều này làm cho nguy cơ rủi ro xảy ra đối với các khoản vay tăng lên. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao để mở rộng được doanh số cho vay, tăng lợi nhuận cho ngân hàng nhưng vẫn phải bảo toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng. Song để giải quyết được vấn đề này không phải là vấn đề một sớm, một chiều mà nó đòi hỏi sự quan tâm kịp thời, thường xuyên của các bộ ngành chức năng và sự nỗ lực không ngừng của chính bản thân ngân hàng. Trong thời gian qua các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Bắc Á nói riêng đã rất quan tâm tới việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng vào việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại vẫn chưa đánh giá được đúng mức vai trò của bảo đảm tín dụng, và trong quá trình thực hiện còn gặp phải nhiều khó khăn do những chồng chéo giữa các văn bản liên quan.
Song với kiền thức còn hạn hẹp của một sinh viên cộng với kiến thức thực tế không nhiều, chuyên đề chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Vì vậy tác giả rất mong nhận được sự góp ý của những ai quan tâm tới vấn đề này để đề tài này có thể được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn cao hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, PGS, Tiến sỹ Nguyễn Văn Tiến (2009)
2. Giáo trình: Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB tài chính (2007)
3. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường Tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
4. Lý thuyết tiền tê, Học viện Ngân hàng
5. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, NXB Phương Đông
6. Cẩm nang tín dụng Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam 7. Quyết định 493/NHNN ngày 22/04/2005.
8. Quản trị ngân hàng thương mại, Peter Rose, NXB Tài chính (2004) 9. Trang web: www.sbv.gov.vn
10.Trang web: www.economy.com.vn
11.Trang web: www.saga.vn
12.Trang web: www.mof.gov.vn