3 Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng
2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Hội sở
trong hầu hết các khoản tín dụng và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do việc thu thập thông tin và số liệu còn hạn chế, để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại HS, khóa luận chỉ nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tín dụng sau của HS.
2.2.1.1 Nhóm chỉ tiêu về dư nợ tín dụng a. Tình hình dư nợ theo đối tượng
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ theo đối tượng
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng dư nợ cho vay 4567.73 100% 5784.57 100% 7378.75 100%
DNQD 461.34 10.10% 572.67 9.90% 570.38 7.73% DNNQD 3446.36 75.45% 4463.38 77.16% 5776.82 78.29% Vay tiêu dùng 660.03 14.45% 748.52 12.94% 1031.55 13.98% (Nguồn: Phòng tín dụng HS NH TMCP Bắc Á) (Đơn vị: tỷ đồng)
Biểu đồ 2.2: Tình hình vay theo đối tượng
(Nguồn: Phòng tín dụng HS NH TMCP Bắc Á)
Từ đồ thị, kết hợp với bảng số liệu ta có thể thấy rằng dư nợ cho vay qua
các năm tăng trưởng đều đặn. Chiếm khối lượng lớn nhất vẫn là dư nợ cho vay khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tỷ lệ % tương ứng là 75,45%, 77,16%, 78,29% với các năm 2009, 2010, 2011 và tỷ lệ dư nợ cho vay với loại khách hàng này có xu hướng tăng lên. Khối lượng cho vay với các doanh nghiệp quốc doanh cũng tăng lên, tuy nhiên nếu xét đến tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay thì dư nợ này lại giảm xuống. Cụ thể là giảm từ 10,1% năm 2009 xuống còn 9,9% năm 2010 và đến 2011 thì còn 7,73%. Khối lượng cho vay tiêu dùng cũng tăng mạnh qua các năm. Nếu năm 2009 khối lượng cho vay tiêu dùng là 660,03 tỷ thì sang năm 2010 là 748,52 tỷ, năm 2011 là 1031,55 tỷ. Nhưng đó là về mặt khối lượng, còn xét về tỷ trọng thì năm 2011 lại giảm so với 2009.
Nguyên nhân của những thay đổi trên là do:
+ Thứ nhất: Xuất phát từ thực tế việc cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh việc cho vay chủ yếu là dựa trên uy tín chứ không phải là tài sản đảm bảo, đây là một trong những nguyên nhân gây rủi ro cho ngân hàng do không có điều kiện ràng buộc các khách hàng này làm ăn có hiệu quả để trả nợ.
+ Thứ hai: Trong năm 2010, mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngân hàng là 25%, tuy nhiên đến giữa năm tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mới chỉ có đạt khoảng 10,5%, trong khi tín dụng đối với sản xuất kinh doanh tăng trưởng chậm thì SGD hướng tới khuyến khích cho vay tiêu dùng.
Tuy nhiên thì việc gia tăng mạnh tín dụng đối với khu vực ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng cũng làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn nợ quá hạn nếu HS không có cơ chế kiểm soát tín dụng tốt.
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ theo loại tiền
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng dư nợ cho vay 4567.73 100% 5784.5
7 100% 7378.7 5 100% VND 1526.8 2 33.43% 3110.3 2 53.77% 3763.49 51.00% Ngoại tệ quy VND 3040.9 1 66.57% 2674.25 46.23% 3615.26 49.00%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HS NH TMCP Bắc Á)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Biểu đồ 2.3: Tình hình cho vay theo loại tiền
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HS NH TMCP Bắc Á) Từ biểu đổ 2.3 cho thấy, dư nợ cho vay bằng VNĐ có xu hướng tăng đều qua các năm. Từ 1526,82 tỷ năm 2009 đến năm 2011 dư nợ bằng VNĐ đạt 3763,49 tỷ đồng. Dư nợ bằng USD quy VNĐ trong năm 2009 là 3040,91 tỷ, nhưng sang năm 2010 giảm xuống còn 2674,23 tỷ nhỏ hơn dư nợ VNĐ.
Tuy nhiên đến năm 2011 thì dư nợ cho vay bằng USD lại tăng lên xấp xỉ bằng với dư nợ cho vay VNĐ. Tỷ trọng dư nợ cho vay bằng VNĐ và USD quy VNĐ trong năm 2011 lần lượt là 51% và 49%.
Sở dĩ trong khoảng năm 2009 đến năm 2010 cơ cấu dư nợ theo loại tiền có sự vận động ngược chiều trong tỷ trọng cho vay giữa VNĐ và cho vay bằng ngoại tê: tỷ trọng cho vay bằng VNĐ có xu hướng tăng dần, và tỷ trọng cho vay ngoại tệ có xu hướng giảm dần là do trong năm 2010 thực hiện chính sách kích cầu chống suy giảm kinh tế của chính phủ, SGD đã đẩy mạnh cho vay vốn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng VNĐ giúp các doanh nghiệp này có được nguồn vốn lưu động cần thiết để đưa vào đầu tư sản xuất. Đồng thời trong nền kinh tế suy thoái thì hoạt động cho vay USD phục vụ cho nhập khẩu của các công ty XNK cũng được giảm bớt.
Nhưng trong năm 2011, cùng với tăng trưởng cho vay bằng VNĐ, thì tỷ trọng cho vay bằng USD cũng tăng mạnh, tốc độ tăng này cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng bằng VNĐ. Nếu 2010 tăng trưởng tín dụng bằng USD là trạng thái tăng trưởng âm, thì năm 2011 là sự đột biến ngay từ những tháng đầu tiên. Nguyên nhân là do lãi suất vay vốn bằng VNĐ tăng mạnh hơn so với lãi suất vay vốn bằng ngoại tệ. Một nguyên nhân nữa là thực hiện chỉ đạo của NHNN, HS mở rộng thêm đối tượng được vay vốn bằng ngoại tê.
Nhìn chung không chỉ tín dụng bằng ngoại tệ của HS tăng mạnh mà hầu như điều này xảy ra ở hầu hết các ngân hàng. Việc tín dụng bằng ngoại tệ tăng mạnh hơn so với đồng nội tệ cũng cho thấy doanh nghiệp đã đổ xô đi vay ngoại tệ, bất chấp là có sử dụng hay không và có nguồn để trả nợ hay không. Hậu quả của mở rộng tín dụng ngoại tệ quá mức và dồn dập trong thời gian qua dường như đã nhìn thấy khá rõ. Khi các khoản tín dụng năm 2010 và đầu năm 2011 cùng tập trung đáo hạn vào cuối năm 2011 đã làm thị trường USD
rất căng thẳng, hoàn toàn trái với trước đó khi USD khá rẻ trên thị trường (VND lên giá với USD). Về lý thuyết, khi DN nợ ngoại tệ mà sau đó VND bị phá giá, thì gánh nặng nợ lên doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Và khi đó nguy cơ rủi ro cho ngân hàng cũng rất cao.
c. Tình hình cho vay theo thời hạn
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng dư nợ cho vay 4567.73 100% 5784.57 100% 7378.75 100% Ngắn hạn 3145.77 68.87% 3910.52 67.60% 4762.25 64.54% Trung, dài hạn 1421.96 31.13% 1874.05 32.40% 2616.5 35.46%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HS NH TMCP Bắc Á)
(Đơn vị: tỷ đồng)
Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ cho vay theo thời gian
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của Hội sở Ngân hàng TMCP Bắc Á) Nhìn vào biểu đồ ta thấy, dư nợ ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ 2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011
trọng lớn hơn đáng kể so với dư nợ trung, dài hạn. Tuy nhiên thì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm và tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn có xu hướng tăng lên. Năm 2009, dư nợ cho vay ngắn hạn là 3145,77 tỷ chiếm 68,87% tổng dư nợ trong khi dư nợ cho vay trung, dài hạn là 1421,96 tỷ chiếm 31,13%. Qua năm 2010 thì dư nợ ngắn hạn giảm, dư nợ trung, dài hạn tăng lên, và đến năm 2011 thì dư nợ ngắn hạn là 4762,25 tỷ chiếm 64,54% và dư nợ trung, dài hạn là 2616,51 tỷ chiếm 35,46%.
Như vậy, HS luôn duy trì tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn cao hơn nhiều so với dư nợ cho vay trung, dài hạn. Việc này cũng một phần là do trong những năm qua, HS quan tâm tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay vốn lưu động các doanh ngiệp này để phục vụ sản xuất, một phần nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn kỳ hạn ngắn. HS thực hiện gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đối với khoản vay trung, dài hạn được hỗ trợ 4% theo 443/QĐ-TTg năm 2009 và 2% theo quyết định 2072/QĐ-TTg năm 2010.
Ưu điểm của các khoản tín dụng trung và dài hạn đó là phần thu nhập cao hơn so với tín dụng ngắn hạn, vì ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất cao hơn đối với những khoản vay có thời hạn dài. Nhưng thời hạn của khoản vay càng dài thì lại càng có nhiều khả năng và biến cố có thể xảy ra nằm ngoài khả năng dự đoán của ngân hàng vì tính chất mạo hiểm cũng cao hơn.
d. Tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo/Tổng dư nợ
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ theo tài sản đảm bảo
Đơn vị : Tỷ đồng
Chi tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ cho vay 4567.73 100%
5784.5 7 100% 7378.7 5 100% Dư nợ có TSĐB 3855.6 2 84.41% 5048.1 9 87.27% 6575.94 89.12% Dư nợ không có TSĐB 712.11 15.59% 736.38 12.73% 802.81 10.88%
Tài sản đảm bảo là một trong những điều kiện cần khi ngân hàng quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng. Đây là một trong các biện pháp dự phòng và giảm thiểu rủi ro của ngân hàng thương mại khi có những biến cố không mong đợi xảy ra đối với khoản nợ. Vì vậy, để giảm bớt những thiệt hại có thể diễn ra, việc tăng tỷ trọng các khoản vay có TSĐB là một vấn đề cần thiết. Tỷ trọng dư nợ có TSĐB tăng lên từ 84,41% năm 2009 lên 89,12% năm 2011 phản ánh những nỗ lực của HS trong thu hút các khách hàng có TSĐB. Tình hình dư nợ có TSĐB đã chứng minh HS đang nâng cao tỷ trọng dư nợ có TSĐB, nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
2.2.1.2 Kết quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng
Theo cùng với việc chấm điểm khách hàng, căn cứ vào mức độ rủi ro của khách hàng có thể phân loại khách hàng vào ba nhóm sau (tương ứng là các nhóm 1, 2, 3):
+ Đối với khách hàng doanh nghiệp: Nhóm khách hàng xếp hạng từ AAA đến A, từ BBB đến CCC, từ CC đến D.
+ Đối với khách hàng cá nhân: Nhóm khác hàng xếp hạng từ A+ đến A-, từ B+ đến B-, từ C+ đến D
Bảng 2.8: Tỷ trọng xếp hạng khách hàng doanh nghiệp qua các năm :
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Nhóm 1 9,09% 8,90%
Nhóm 2 86,5% 87%
Nhóm 3 4,41% 4,10%
(Nguồn: HS Ngân hàng TMCP Bắc Á)
Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ khách hàng trong ba nhóm có xu hướng thay đổi. Chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là khách hàng nhóm 2. Việc tỷ lệ khách hàng nhóm 2 tăng kéo theo nguy cơ về nợ quá hạn cũng tăng vì đây là nhóm khách hàng trung bình, là những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhưng
có hạn chế về tài chính, quản lý hoặc hoạt động hiệu quả thấp, năng lực quản lý trung bình. Tỷ lệ khách hàng nhóm 3 giảm, tuy nhiên không đáng kể. Đây là nhóm khách hàng có nguy cơ không thực hiện được cam kết cao, việc thu hồi nợ gốc và lãi là rất khó vì vậy mà nguy cơ rủi ro tín dụng với khách hàng nhóm này là rất cao.
Bảng 2.9: Tỷ trọng xếp hạng khách hàng cá nhân
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Nhóm 1 25,13% 30,33%
Nhóm 2 72,62% 68,24%
Nhóm 3 2,25% 1,44%
(Nguồn: Hội sở Ngân hàng TMCP Bắc Á) Hội sở chỉ đặt quan hệ tín dụng với nhóm khách hàng cá nhân thuộc nhóm 1 và nhóm 2, từ chối cấp tín dụng với khách hàng cá nhân nhóm 3. Với khách hàng thuộc nhóm 1 được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp, hạn mức cấp tín dụng ở mức tối đa. Tuy nhiên khách hàng thuộc nhóm này lại rất ít so với khách hàng nhóm 2. Tỷ lệ khách hàng nhóm 2 năm 2010 là 72,62%, đến năm 2011 giảm xuống còn 68,24%. Đây là nhóm khách hàng có tỷ lệ rủi ro trung bình, việc cấp tín dụng tuỳ thuộc vào phương án bảo đảm tiền vay. Tỷ lệ khách hàng nhóm này cao chứng tỏ nguy cơ rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân cũng cao.
2.2.1.3 Nhóm chỉ tiêu về nợ xấu
a. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc, hoặc lãi đã quá hạn.
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn tại HS Ngân hàng TMCP Bắc Á
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Tổng dư nợ 4567.73 5784.57 7378.75
Nợ quá hạn 518.93 577.30 725.72
NQH/Tổng dư nợ 11.36% 9.98% 9.84%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tín dụng tại HS)
Bảng 2.11: Tương quan tốc độ tăng trưởng tín dụng và gia tăng NQH
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tốc độ tăng trưởng tín dụng 30.30% 26.64% 27.56%
Tốc độ gia tăng NQH 11.24% 25.71%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Hội sở)
Qua các bảng biểu trên, ta thấy nhìn chung qua các năm 2009-2011, dư nợ tín dụng tăng trưởng khá ổn định, nhưng đi đôi với tăng trưởng tín dụng thì nợ quá hạn cũng tăng lên. Tuy nhiên, về tỷ trọng nợ quá hạn so với tổng dư nợ có giảm đi. Mặc dù vậy, tỷ trọng nợ quá hạn của HS ở mức cao, ở tỷ lệ trên dưới 10% qua các năm, cao gấp ba với mức chấp nhận được theo thông lệ quốc tế là 3%.
Tỷ lệ nợ quá hạn cao, điều này chứng tỏ đi kèm với tăng trưởng tín dụng ở mức cao thì chất lượng tín dụng chưa được đảm bảo, công tác quản lý nợ tại HS chưa được chú trọng thích đáng khi đẩy mạnh cho vay. Nguyên nhân của tình trạng này là do khi NHNN ban hành quyết định 493/2005/QĐ- NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ, các khoản nợ được phân loại lại và có nhiều thay đổi so với các năm trước. Chỉ cần khách hàng không trả đúng hạn lãi và/hoặc gốc thì khoản nợ đó sẽ bị chuyển sang nhóm nợ nhóm 2 và đương nhiên khoản vay đó chuyển sang là nợ quá hạn. Một nguyên nhân nữa là do những năm gần đây nền kinh tế có nhiều biến động, giá cả hàng hóa leo thang, lãi suất ngân hàng tăng cao nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp.
+ Phân loại nợ quá hạn theo thời hạn
dài hạn.
Bảng 2.12: Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tại HS
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
NQH (ngắn hạn) 167.18 183.6 228.58
Dư nợ ngắn hạn 3145.77 3910.52 4762.245
Tỷ lệ NQH (ngắn hạn) 5.31% 4.70% 4.80%
NQH (trung, dài hạn) 351.75 393.7 497.14
Dư nợ trung dài hạn 1421.96 1874.05 2616.505
Tỷ lệ NQH (trung, dài hạn) 24.74% 21.01% 19.00% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Hội sở)
Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm 2009-2011 cả về ngắn hạn và trung dài hạn. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn vẫn luôn ở mức rất cao: năm 2009 là 24,74%, 2010 là 21,01% và năm 2011 là 19%.
Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng giảm dần trong 3 năm 2009 đến 2011, thay vào đó là tỷ trọng nợ quá hạn trung dài hạn tăng lên. Tuy nhiên mức thay đổi tăng giảm này không đáng kể. Trong cơ cấu dư nợ của HS thì dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn so với cho vay trung dài hạn, thế nhưng nợ quá hạn cho vay trung dài hạn lại lớn hơn rất nhiều (gần gấp đôi nợ quá hạn ngắn hạn), điều này cho thấy công tác cho vay trung dài hạn của HS chưa tốt và tiềm ẩn rủi ro rất cao. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn chưa cao bắt nguồn từ biến động thất thường của nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các
doanh ngiệp trong nước. Điển hình là trong năm 2009, do khó khăn trong công tác kinh doanh mà công ty Container Vinashin đã không thể hoàn trả khoản vay 400 tỷ đồng đúng hạn, khiến khoản nợ quá hạn tăng cao. Cho đến nay việc trả nợ thay cho Vinashin của Chính phủ cũng rất tù mù.
Năm 2010, dư nợ ngắn hạn gia tăng 24,31%, nợ quá hạn tăng tương ứng là 8,82% chứng tỏ chất lượng tín dụng ngắn hạn có chiều hướng phát triển tốt.