Lập dự toán và phân bổ ngân sách cho giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông tại tỉnh Phú Thọ (Trang 65)

5. Bố cục của đề tài

3.2.2. Lập dự toán và phân bổ ngân sách cho giáo dục phổ thông

3.2.2.1. Đối với nhóm các trường PTTH công lập

Hàng năm các trƣờng lập dự toán gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và đào tổng hợp dự toán của các trƣờng gửi Sở Tài chắnh. Dự toán của Sở Giáo dục và đào tạo gửi Sở Tài chắnh phải chi tiết từng đơn vị, chi tiết nguồn kinh phắ giao khoán và không giao khoán. Dự toán thu chi ngân sách phải kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tắnh toán của từng khoản thu chi.

Khi UBND tỉnh thông báo số kiểm tra dự toán Ngân sách năm, các trƣờng xây dựng dự toán và Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp dự toán của các trƣờng. Sở Tài chắnh tổ chức thảo luận dự toán Ngân sách đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, việc thảo luận phải chi tiết kinh phắ thu, chi của từng đơn vị dự toán. Sở Tài chắnh tổng hợp kết quả thảo luận, báo cáo UBND tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán thu chi ngân sách.

Cơ sở để xây dựng dự toán:

Đối với dự toán ngân sách chi thƣờng xuyên

Các trƣờng THPT công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên đƣợc cấp có thẩm quyền giao theo định mức đối với đơn vị trực thuộc sở 26.743.000 đồng/ biên chế/ năm (chƣa bao gồm kinh phắ để chi trả các khoản phụ cấp ƣu đãi của ngành giáo dục theo quy định hiện hành).

Mức chi thƣờng xuyên cho các trƣờng PTTH công lập = Số cán bộ, viên chức đƣợc giao trong năm x Định mức phân bổ/ một cán bộ, viên chức/ năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với nhóm chi không thƣờng xuyên nhƣ: chi sửa chữa lớn; mua sắm tài sản cố định, tăng cƣờng cơ sở vật chất trƣờng học; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất đƣợc cấp có thẩm quyền giaoẦ căn cứ vào báo cáo tài chắnh thực trạng tình hình tài sản, cơ sở vật chất hiện có để từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch.

Đối với dự toán các CTMT, hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu vốn CTMT của Trung ƣơng giao, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì phối hợp với Sở Tài chắnh và Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành phân bổ vốn chi tiết đến từng đơn vị trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Đối với dự toán thu học phắ, đƣợc phân bổ căn cứ vào số học sinh bình quân năm kế hoạch và mức thu học phắ đã đƣợc UBND tỉnh quy định cho từng vùng, miền. Ngoài ra, trừ đi một tỷ lệ học sinh miễn, giảm học phắ quy định cho từng vùng, miền. Việc quản lý và sử dụng các nguồn thu học phắ, lệ phắ của các trƣờng THPT công lập quản lý các nguồn thu nhƣ phần kinh phắ NSNN cấp, các thu đƣợc để lại thực hiện theo dự toán đƣợc duyệt sau đó đƣợc phản ánh thu, chi NSNN theo hình thức ghi thu, ghi chi. Số thu chƣa hết đƣợc chuyển sang năm sau sử dụng.

3.2.1.2. Đối với các trường PTTH ngoài công lập

Tất cả các trƣờng PTTH ngoài công đều thực hiện xây dựng kế hoạch tài chắnh của mình.

Chủ thể thực hiện xây dựng kế hoạch tài chắnh: Phòng Tài chắnh - Kế toán mà cụ thể là Kế toán trƣởng hay Trƣởng phòng Tài chắnh - Kế toán.

Thời điểm lập kế hoạch tài chắnh đƣợc thực hiện vào cuối mỗi năm, và đƣợc Phòng Tài chắnh - kế toán trình cho Hiệu trƣởng trƣớc ngày 15/12 của năm trƣớc. Dự toán hàng năm của trƣờng do Hiệu trƣởng duyệt.

- Đối với kế hoạch nguồn thu:

Về căn cứ lập kế hoạch tài chắnh: Các nguồn thu bao gồm: Học phắ, lệ phắ thu từ ngƣời học theo quy định của pháp luật;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thu từ các hoạt động liên kết hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và các hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;

Lãi tiền gửi tại ngân hàng, Kho bạc Nhà nƣớc và các tổ chức tắn dụng; Các khoản đầu tƣ, tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng (bằng tiền, bằng hiện vật) của Nhà nƣớc, các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nƣớc;

Vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tắn dụng, cá nhân; Các khoản thu hợp pháp khác.

Đối với các trƣờng PTTH ngoài công lập thì nguồn thu chủ yếu là từ học phắ, lệ phắ thu đƣợc từ ngƣời học. Do đó, căn cứ xây dựng kế hoạch nguồn thu này dựa trên kế hoạch đào tạo, quy định về mức thu học phắ của Nhà nƣớc và quy định thu của các trƣờng.

Nội dung lập kế hoạch nguồn thu của các trƣờng đều tƣơng đối đơn giản. Trên thực tế nguồn thu phát sinh hằng năm của các trƣờng chủ yếu là từ học phắ, thu từ hoạt động liên kết đào tạo và thu từ vay vốn của ngân hàng. Các trƣờng đều lập kế hoạch nguồn thu dạng đơn giản bằng cách dự toán khoản thu từ học phắ và một số nguồn khác nếu có. Các trƣờng cũng ban hành các quy định thu, tuy nhiên chủ yếu là quy định về mức học phắ thu từ ngƣời học.

- Đối với dự toán chi Căn cứ lập dự toán chi:

+ Căn cứ vào dự kiến quy mô hoạt động của trƣờng trong năm kế hoạch. Cụ thể, các trƣờng dự kiến đƣợc số lƣợng học sinh trong năm kế hoạch, dự kiến đƣợc ngành nghề đào tạo trong năm,Ầ.

+ Căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ của các trƣờng.

Dự toán chi của các trƣờng cũng đƣợc lập tƣơng đối đơn giản bằng các dự toán từng khoản mục chi riêng biệt, sau đó tổng hợp thành tổng dự toán chi của toàn đơn vị. Tuy nhiên, con số dự toán chƣa có cơ sở, căn cứ chặt chẽ. Điều này dẫn tới việc lập dự toán chi nói riêng và dự toán thu chi nói chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

còn mang nặng tắnh hình thức. Số liệu dự toán chủ yếu phụ thuộc vào chủ quan của ngƣời lập.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông tại tỉnh Phú Thọ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)