- Phân tích tín dụng khách hàng tại Công ty Bảo Long: Việc áp dụng điều
3.2.2. Áp dụng mô hình Z-core trong tính điểm tín dụng khách hàng
Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu rủi ro của doanh nghiệp là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp. Có nhiều công cụ đã được phát triển để làm việc này, trong đó chỉ số Z của Altman là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chỉ số Altman Z – score (gọi tắt là chỉ số Z – score) được phát triển năm 1968 bởi giáo sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số luợng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z – score này được tìm ra tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy cao.
Ban đầu giáo sư Altman sử dụng đến 22 chỉ tiêu tài chính (Financial Ratio) khác nhau để tính chỉ số Z-score, sau đó ông phát triển thêm và rút gọn lại còn sử dụng 5 chỉ tiêu. Cụ thể, Z-score được được tính với 5 chỉ số tài chính được ký hiệu từ X1, X2, X3, X4, X5, bao gồm:
X1: Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets). X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets). X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/Total Assets). X4: Giá trị thị trường của vốnchủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities).
X5: Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/Total Assets).
Ngoài ra, từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá như Công ty CP Đầu tư và XNK tỉnh Quảng Ninh, Công ty CP du lịch dịch vụ Hồng Gai,...thì mô hình Z – score được tính theo công thức:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5 (1)
Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,8 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z <1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá như các công ty TNHH, các trung tâm dịch vụ du lịch, mô hình Z – score được tính theo công thức:
Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5 (2)
Nếu Z’ > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. Nếu 1,23 < Z’ < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Nếu Z’ <1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
66
Vậy doanh nghiệp sẽ cấp tín dụng cho khách hàng có Z-score nằm trong các vùng an toàn như trên tùy theo từng loại hình công ty.
Áp dụng trực tiếp mô hình Z – core vào Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long ta được có được bảng điểm số và phân loại khách hàng như sau:
Bảng 3.1. Điểm số và phân nhóm khách hàng theo mô hình Z – core năm 2013
Tên công ty Điểm tín dụng
Doanh nghiệp trong vùng an toàn
Công ty TNHH Vietsense Travel 3,52
Công ty CP du lịch dịch vụ Hồng Gai 3,61 Công ty CP Đầu tư và XNK tỉnh Quảng Ninh 4,54
Công ty CP Du lịch Lê & Nguyễn 3,05
Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Móng Cái 3,07 Công ty CP Du lịch và Dịch vụ thương mại
Entity 3,01
Công ty CP Du lịch và XNK Hồng Hà 2,91
Công ty TNHH Du lịch biển Quang Minh 2,97 Công ty TNHH MTV Du lịch thanh niên
Quảng Ninh 3,03
Công ty TNHH Du lịch Mạnh Quang 2,97
Doanh nghiệp trong vùng cảnh báo
Công ty CP Du lịch cung ứng tài biển Quảng
Ninh 2,87
Trung tâm dịch vụ du lịch Tùng Tâm 2,79
Trung tâp dịch vụ du lịch Hải Vân Xanh 2,81
Doanh nghiệp trong vùng nguy hiểm
(Nguồn: Số liệu đượ tính lại từ thông tin khách hàng do Phòng kế toán cung cấp)
Vậy sau khi tính toán, kết quả đạt được từ mô hình Z – core có một số sai lệch so với mô hình điểm tín dụng. Qua mô hình điểm tín dụng, Công ty CP Du lịch cung ứng tài biển Quảng Ninh được cho vào diện nhóm 2 – nhóm khá, nhưng khi được tính toán trên mô hình Z – core, đối tượng này lại thuộc nhóm khách hàng trong vùng cảnh báo, cùng nhóm với các doanh ngiệp thuộc nhóm 3 trong mô hình điểm tín dụng là Trung tâm dịch vụ du lịch Tùng Tâm và Trung tâp dịch vụ du lịch Hải Vân Xanh. Điều đó cho thấy, mô hình đánh điểm tín dụng còn có nhiều điểm thiếu sót và chưa mang lại kết quả tuyệt đối chính xác, công ty cần cân nhắc sử dụng thêm mô hình Z- core để nâng cao tính chính xác của công tác tính điểm tín dụng.
67
Cho đến ngày nay thì mô hình Z-score vẫn là mô hình được sử dụng rộng rãi trên thế giới vì độ chính xác tương đối của nó. Mô hình Z-score được thừa nhận là có khả năng dự báo chính xác đến 2 năm trước khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng rủi ro cao. Tuy nhiên để xây dựng mô hình như vậy cho mỗi thị trường đòi hỏi nhiều công sức, tiền bạc, thời gian và các nghiên cứu, khảo sát của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính. So với Z-score thì doanh nghiệp có thể tự mình thu thập thông tin, tính toán các chỉ tiêu để áp dụng cho mô hình NPV.
Đây được coi là mô hình tiên tiến hơn mô hình tính điểm tín dụng. Bởi mô hình điểm tín mang tính chủ quan không đem lại kết quả tuyệt đối chính xác, công ty cần cân nhắc sử dụng những mô hình có tính chất hiệu quả cao và an toàn hơn.