Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và du lịch Bảo Long (Trang 60)

- Phân tích tín dụng khách hàng tại Công ty Bảo Long: Việc áp dụng điều

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sử dụng và quản lý tài sản ngắn hạn tại công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Công tác sử dụng tiền không khoa học, mang tính ước lượng: Lượng tiền chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, việc tăng dự trữ tiền cũng khiến cho công ty phát sinh các chi phí cơ hội đầu tư vào công ty, đồng thời phát sinh chi phí bảo vệ, khó kiểm soát lượng tiền mặc dù để tiền mặt trong két.

Khoản phải thu lớn gây ứ đọng vốn: Khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu tài sản ngắn hạn có nghĩa là một tỷ lệ khá lớn tài sản ngắn hạn của công ty đã tồn đọng dưới dạng các khoản phải thu bị khách hàng chiếm dụng. Điều này ảnh hưởng đến công tác thu hồi vốn kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của công ty.

Khả năng thanh toán tăng cao làm giảm khả năng sinh lời của tiền: Khả năng thanh toán tức thời đang có xu hướng tăng (cao hơn 0,5 lần) phản ánh tình trạng công ty đang dự trữ lượng tiền mặt ngày một lớn. Do đó, trong thời gian tới công ty có thể giảm bớt lượng tiền tại công ty để đem đầu tư cho các tài sản sinh lời khác để khai thác tốt hiệu quả sử dụng tiền.

Khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn thấp: Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn từ năm 2011 đến năm 2013 giảm nhanh, năm 2013, chỉ số này chỉ đạt 0,61% trong khi lượng vốn mà công ty đầy tư cho tài sản ngắn hạn ngày một tăng. Điều này cho

60

thấy sự lãng phí trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn, doanh thu thu được hàng năm không tương xứng với quy mô đầu tư.

Khoản phải thu tại công ty liên tục tăng: Chính sách quản lý các khoản phải thu chưa tốt mặc dù công ty đã thực hiện nhiều chính sách thanh toán dành cho khách hàng nhằm kích thích trả nợ tuy nhiên khoản phải thu vấn tăng lên, số vòng quay các khoản phải thu giảm và thời gian thu tiền bình quân tăng. Do vậy, công ty cần phải có những nỗ lực để khắc phục nguyên nhân trên nhằm làm cho thời gian quay vòng khoản phải thu tăng, kỳ thu tiền giảm và ổn định hơn trong thời gian tới.

2.3.2.2. Nguyên nhân

(1) Nguyên nhân chủ quan

Việc quản lý tiền của Công ty còn chưa được hiệu quả: Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long là một doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập. Hiện tại, công ty không có hoạt động đầu tư tài chính mà chủ yếu dùng vốn để đầu tư tăng quy mô cho công ty. Hoạt động quản lý tiền tại công ty cũng chưa được chú trọng, lượng tiền hàng năm liên tục tăng mà không hề có sự tính toán nào mà chủ yếu dựa vào cảm tính của công ty và loại hình kinh doanh mà công ty đang thực hiện. Do công ty chưa có một mô hình quản lý mức dự trữ tiền, do đó hiện nay lượng tiền tại công ty vẫn tiếp tục tăng lên và chưa có dấu hiệu dừng cho thấy Công ty vẫn chưa tìm được điểm dự trữ tiền mặt tối ưu, chưa giúp công ty xác định được khoảng cách giới hạn trên và giới hạn dưới của lượng tiền mặt dự trữ để từ đó có những biện pháp bổ sung cũng như giảm bớt lượng tiền mặt để tránh lãng phí vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh.

Mô hình quản lý khoản phải thu còn bộc lộ nhiều nhược điểm: Công tác thu hồi vốn kém có thể gây nguy hiểm cho công ty, bởi nó sẽ gây ra tình trạng thiếu vốn trong thời điểm hiện nay, công ty luôn trong tình trạng cần vốn đề đầu tư. Mô hình tính điểm tín dụng khách hàng để đánh giá cho việc cấp tín dụng của Công ty Bảo Long có nhược điểm là tốn thời gian, chi phí, công sức tìm kiếm, phân loại và kiểm định thông tin trước khi tiến hành tính toán. Điều đó có thể khiến cho công ty cấp tín dụng nhầm cho những khách hàng có khả năng tài chính thấp.

Công tác quản lý còn non nớt, thiếu nhạy bén: Trong giai đoạn 2011 - 2013 mặc dù sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên, công ty là đáng ghi nhận nhưng từ những kết quả đạt được cho thấy hiệu quả đem lại trong công tác sử dụng tài sản ngắn hạn nói riêng và công tác quản lý tài chính nói chung chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn đâu đó sự thiếu quyết đoán và nhanh nhạy trong việc nắm bắt tình hình đang diễn ra trong nội tại doanh nghiệp.

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty còn mang tính mùa vụ: Thị trường cung cấp dịch vụ của công ty chủ yếu là trong tỉnh Quảng Ninh. Các khu du lịch, nghỉ dưỡng trên địabàn tỉnh thường thu hút khách du lịch nhiều nhất vào mùa hè,

61

còn về mùa lạnh, các loại hình dịch vụ du lịch thường ít, chủ yếu là du lịch văn hóa, tín ngưỡng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty và tác động không nhỏ đến công tác phân bổ, sử dụng tài sản ngắn hạn vào các mùa vụ.

Trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty còn non yếu:

Công tác tìm kiếm khách hàng và thiết lập quan hệ với khách hàng trong phạm vi hẹp:

(2) Nguyên nhân khách quan

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2011 đã tác động không nhỏ đến ngành du lịch thế giới cũng như với du lịch Việt Nam. Năm 2011, du lịch Việt Nam chỉ đạt ở con số 4.253.740 lượt khách quốc tế (tăng gần 1% so với năm 2010). Năm 2012, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn trong tình trạng sụt giảm và nguồn chủ yếu vẫn là các thị trường trọng điểm (thị trường khách du lịch nước ngoài, trừ khu vực Đông Nam Á). Tuy nhiên đến năm 2013, Việt Nam đạt con số hơn 5 triệu khách du lịch quốc tế.

Với chính sách miễn VISA cho khách quốc tế đến Việt Nam đã tạo sự xâm nhập của 2 thị trường khách du lịch trong khu vực đến Việt Nam là Thái Lan và Campuchia; tiếp theo là lượng du khách hàng năm đến Việt Nam từ Malaysia, Singapore. Các thị trường khách nói trên luôn giữ được sự tăng trưởng và chiếm tỷ trọng đáng kể.

Thực tế cho thấy sự đầu tư của nhà nước cho ngành du lịch rất lớn bởi trong tương lai, đây là ngành dịch vụ đem lại lợi ích cao do nền kinh tế quốc dân. Nhà nước đã đầu tư hàng tỷ đô la để đầu tư cho hoạt động nâng cấp các khu du lịch đạt chuẩn quốc tế, đầu tư mạnh cho hoạt động marketing quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới. Ngoài ra, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phát triển, đặc biệt hỗ trợ trong các hoạt động cho vay vốn đầu tư.

62

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và du lịch Bảo Long (Trang 60)