Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long giai đoạn năm 2011 –

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và du lịch Bảo Long (Trang 34)

Thang Long University Library

2.1.5.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long giai đoạn năm 2011 –

Du lịch Bảo Long giai đoạn năm 2011 – 2013

Tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện rõ nhất trên các báo cáo tài chính. Dưới đây là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long năm 2011-2013.

2.1.5.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long giai đoạn 2011 – 2013

Căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long (bảng 2.1) trong giai đoạn năm 2011 đến năm 2103 ta có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có một vài thay đổi. Có thể thấy rõ nhất là sự tăng trưởng dương của doanh thu, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế mặc dù tăng nhưng tăng không đều. Để hiểu thêm điều này ta có thể đi sâu phân tích các tài khoản trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Cụ thể như sau:

Tình hình doanh thu: Công ty không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu do

đó doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chính là doanh thu thuần của doanh nghiệp.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng 274,25%, tức là tăng 3,74 lần so với năm 2011. Doanh thu tăng phần lớn đến từ khoản thu từ hoạt động kinh doanh chính của công ty là cung cấp dịch vụ vận tải du lịch. Để tăng doanh thu, công ty có hai hình thức tìm kiếm đơn hàng, một là tự động tìm kiếm và hai là thông qua công ty đối tác. Việc kết hợp với đối tác là Công ty TNHH Vietsense Travel đem lại doanh thu cho bản thân doanh nghiệp và cả đối tác. Đối tác Vietsense Travel sẽ được nhận thanh toán với chi phí vẩn chuyện ưu đãi với chất lượng dịch vụ tốt, ngược lại doanh nghiệp lữ hành có trách nhiệm giới thiệu các đơn hàng tải du lịch cho Công ty Bảo Long.

34

Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011

+/- % +/- %

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ 2.296.384.358 1.957.094.610 522.937.169 339.289.748 17,34 1.434.157.441 274,25

Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 - 0 -

Doanh thu thuần 2.296.384.358 1.957.094.610 522.937.169 339.289.748 17,34 1.434.157.441 274,25

Giá vốn hàng bán 1.830.941.824 1.379.343.614 39.460.000 451.598.210 32,74 1.339.883.614 3.395,55

Lợi nhuận gộp 465.442.534 577.750.996 483.477.169 (112.308.462) (19,44) 94.273.827 19,50

Doanh thu hoạt động tài chính 104.323 529.845 259.120 (425.522) (80,31) 270.725 104,48

Chi phí tài chính 0 451.388 0 (451.388) (100,00) 451.388 -

Chi phí quản lý kinh doanh 449.472.174 550.724.522 605.701.045 (101.252.348) (18,39) (54.976.523) (9,08)

Lợi nhuận thuần 16.074.683 27.104.931 (121.964.756) (11.030.248) (40,69) 149.069.687 122,22

Thu nhập khác 0 0 0 0 - 0 -

Chi phí khác 0 0 197 0 - -197 (100,00)

Lợi nhuận khác 0 0 (197) 0 - 197 100,00

Lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 16.074.683 27.104.931 (121.964.953) (11.030.248) (40,69) 149.069.884 122,22

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 3.214.937 4.258.526 0 (1.043.589) (24,51) 4.258.526 -

Lợi nhuận sau thuế 12.859.746 22.846.405 (121.964.953) (9.986.659) (43,71) 144.811.358 118,73

35

Trong năm 2012, công ty thực hiện được nhiều đơn hàng vận tải cho thấy uy tín của công ty ngày một tăng vì vậy mà lượt khách hàng tìm đến để sử dụng dịch vụ ngày một tăng. Thêm vào đó, các đơn hàng đến từ Công ty đối tác là Vietsense Travel lớn, giúp cho doanh thu của công ty tăng. Sang đến năm 2013, doanh thu thuần tăng nhẹ 17,34% so với năm 2012. Ta thấy mức độ tăng này khá nhẹ và ổn định. Doanh thu năm 2012 tăng đột biến so với năm 2011 được lý giải là do năm 2010 và năm 2011 là năm công ty vừa thành lập và đang trong giai đoạn xây dựng bộ máy, triển khai dịch vụ và ổn định địa điểm kinh doanh. Đến năm 2012, sau khi đã ổn định bộ máy tổ chức và xây dựng dịch vụ, lúc này hoạt động kinh doanh mới thực sự ổn định hơn. Năm 2013, doanh thu thuần vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên tốc đọ tăng đã chậm hơn khi tăng thêm 339.289.748 đồng, tăng 17,34%.

Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty rất thấp và không phải là doanh thu chính. Khoản mục doanh thu này có được chủ yếu từ tiền lãi gửi ngân hàng của công ty. Chính vì vậy, sự thay đổi của chỉ tiêu này hoàn toàn phụ thuộc vào lượng tiền mà công ty gửi tại ngân hàng. Năm 2011, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty là 259.120 đồng, sang năm 2012 đã tăng lên 529.845 đồng chủ yếu là do lượng tiền gửi ngân hàng năm 2012 tăng lên so với năm 2011. Năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm xuống còn 104.323 đồng, tương ứng giảm 80,31% so với năm 2012. Sở dĩ như vậy là do lượng tiền gửi ngân hàng tại công ty liên tục được luân chuyển do hoạt động thanh toán tại công ty diễn ra thường xuyên, do đó lượng tiền gửi ngân hàng thường mang tính tạm thời, công ty hầu như không quan tâm nhiều đến việc hưởng lãi từ tiền gửi. Bởi đứng trước tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay, việc sử dụng nguồn tiền mặt vào những mục đích khác nhau phải có được sự cân nhắc kĩ càng trước khi đầu tư. Thêm vào đó, do mới thành lập, công ty rất cần tiền mặt để thực hiện thanh toán các khoản chi phí phát sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình chi phí: Lượng đơn hàng cung cấp vận tải tăng đồng nghĩa với chỉ

tiêu giá vốn hàng bán của năm 2012 cũng tăng 3.395,55%, tăng 34,96 lần so với năm 2011. Với tốc độ tăng như vậy, có thể thấy tốc độ tăng giá vốn hàng bán nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng doanh thu thuần. Giá vốn hàng bán của công ty chủ yếu là tiền xăng dầu cho phương tiện vận chuyển, các khoản tiền trả cho hướng dẫn viên du lịch. Sở dĩ, năm 2011, giá vốn hàng bán của công ty rất thấp do thời điểm này, công ty chưa nhận nhiều các đơn hàng vận tải du lịch, đặc biệt các đơn hàng du lịch nhỏ thường ít được quan tâm, chủ yếu là vận tải lượng khách hàng lớn để tiện vận chuyển. Các đơn hàng nhỏ được giới thiệu cho các công ty vận tải khác để thu phần trăm hoa hồng.

Tuy nhiên, kể từ năm 2012, công ty đã bắt đầu phát sinh các chi phí giá vốn lớn. Năm 2012, chi phí giá vốn tại công ty là 1.379.343.614 đồng, sang năm 2013 đã tăng lên mức 1.830.941.824 đồng, tăng 451.598.210 đồng, tương ứng tăng 32,74% so

36

với năm 2012. Ta thấy, giá vốn hàng bán năm 2012 tăng nhanh hơn doanh thu cho thấy khoản chi phí này đang khiến cho lợi nhuận của công ty bị suy giảm. Nguyên nhân là do các chi phí xăng dầu tăng nhanh, tuy nhiên để đảm bảo uy tín, công ty vẫn phải giảm giữ giá dịch vụ cho khách. Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long là một doanh nghiệp nhỏ, do đó doanh thu và lợi nhuận thường ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy để đảm bảo có lãi, Công ty cũng cần tiết kiệm chi phí giá vốn ở mức tối ưu giúp giảm giá vốn hàng bán, từ đó tăng lợi nhuận gộp.

Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Do công ty là một loại hình doanh nghiệp nhỏ, nên để tiết kiệm chi phí, công ty thường rất ít chi tiền trong các hoạt động xúc tiến bán hàng trong năm mà chủ yếu dựa vào các đơn hàng từ đối tác đưa đến. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty rất lớn. Năm 2011, chi phí quản lý kinh doanh tại công ty lên tới 605.701.045 đồng, trong đó chủ yếu là chi phí quản lý doanh nghiệp. Khoản chi phí này trong năm lớn do đây là thời điểm công ty mới đi vào hoạt động nên các khoản chi phí liên quan đến hoạt động quản lý doanh nghiệp như chi phí lương, chi phí vật liệu văn phòng, các khoản thuế môn bài, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện thoại, bảo hiểm tài sản, cháy nổ, các khoản chi phí tiếp khách lớn khiến cho chi phí quản lý kinh doanh tại công ty năm 2011 cao. Tuy nhiên, càng về những năm sau, khoản chi phí quản lý kinh doanh đã giảm cho thấy hoạt động kinh doanh đang dần ổn định, các khoản chi phí quản lý ban đầu đã không còn phát sinh. Năm 2012, chi phí quản lý kinh doanh tại công ty đã giảm còn 550.724.522 đồng, năm 2013 giảm còn 449.472.174 đồng. Việc giảm được các khoản chi phí quản lý kinh doanh giúp công ty gia tăng được lợi nhuận. Và theo quy mô của công ty thì khoản chi phí này trong tương lai vẫn có thể giảm tiếp. Tóm lại, qua bảng 2.1 ta thấy, chi phí quản lý kinh doanh trong 3 năm phân tích giảm chứng tỏ công tác quản lý doanh nghiệp của công ty rất tốt. Mặc dù các khoản chi phí quản lý kinh doanh của công ty giảm nhưng con số phải bỏ ra hàng năm vẫn còn khá cao. Vì vậy, công ty muốn làm ăn có lãi thì phải tiết kiệm các khoản chi phí hoạt động khác, tận dụng tối đa năng suất lao động của công nhân viên, sử dụng tối đa các tài sản sẽ giúp công ty tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn.

Chi phí tài chính: Trong những năm trước, cụ thể là cuối năm 2011 và đầu năm 2012, Công ty Bảo Long có đi vay dài hạn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) - chi nhánh Thanh Xuân để có vốn tổ chức sản xuất kinh doanh. Nhưng đến cuối năm 2012, công ty đã thanh toán toàn bộ gốc và lãi cho ngân hàng, lúc này công ty chủ yếu sử dụng vốn tự có và vốn chiếm dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, chi phí tài chính năm 2012 chỉ phát sinh 451.388 đồng, đây

37

là khoản tiền trả một phần lãi vay dài hạn, số tiền lãi còn lại công ty hiện vẫn đang nợ ngân hàng.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Mặc dù tình hình kinh doanh kém nhưng công ty vẫn thực hiện nghĩa vụ đóng thuế một cách đầy đủ, riêng năm 2011, lợi nhuận sau thuế âm nhưng nên công ty không cần phải đóng thuế thu nhập cho Nhà nước. Việc một công ty mới thành lập và có ý thức nộp thuế sẽ giúp công ty tạo được sự tin tưởng đối với các cơ quan ban ngành, tạo sự tin tưởng đối với khách hàng, đối với nhà đầu tư và ngân hàng.

Tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận gộp: Doanh thu bán hàng năm tăng, tuy nhiên khoản giá vốn hàng hóa tăng nhanh hơn khiến cho lợi nhuận gộp của công ty có xu hướng giảm. Năm 2011, giá vốn hàng bán thấp nên lợi nhuận gộp đạt được là 39.460.000 đồng. Sang năm 2012, doanh thu tăng nhanh nhưng chỉ khiến cho lợi nhuận gộp tăng thêm 94.273.827 đồng, tương ứng tăng 19,50%. Xu hướng này lại diễn biến ngược trong năm 2013, khi mà doanh thu thuần trong năm tăng 17,34%, tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng tới 32,74% đã khiến cho lợi nhuận gộp năm 2013 đã giảm 19,44% so với năm 2012. Giá vốn năm 2013 chiếm tới gần 80% doanh thu khiến cho lợi nhuận gộp giảm lớn. Như vậy, ta có thể thấy lợi nhuận gộp bị ảnh hưởng rất lớn từ khoản chi phí giá vốn, doanh thu tăng trưởng chưa chắc đã làm cho lợi nhuận gộp tăng. Do đó, việc kiểm soát được chi phí giá vốn hàng bán sẽ giúp công ty tăng được khoản lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, trong khi chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính mặc dù giảm những vẫn còn rất lớn khiến cho lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh qua 3 năm phân tích tăng nhưng tăng chậm. Năm 2012, mặc dù chi phí giá vốn hàng bán rất thấp, tuy nhiên do đây là những năm đầu mới thành lập, chi phí quản lý kinh doanh quá lớn đã khiến cho lợi nhuận thuần năm 2011 bị âm 121.964.756 đồng. Sang năm 2012, doanh thu tăng rất nhanh nhưng do các chi phí hoạt động tăng và còn quá lớn cũng chỉ đủ để cho lợi nhuận thuần năm 2012 tăng thêm 122,22%, tăng lên mức 27.104.931 đồng. Năm 2013, lợi nhuận gộp giảm, công ty không chịu gánh nặng trả lãi, tuy nhiên chi phí quản lý kinh doanh mặc dù giảm nhưng vẫn còn lớn khiến cho doanh thu thuần năm 2013 giảm xuống còn 16.074.683 đồng, giảm 11.030.248 đồng, tương ứng giảm 40,69%. Điều này đòi hỏi công ty cần tiếp tục đề ra những giải pháp tiết kiệm chi phí quản lý kinh doanh, đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán và làm tăng doanh thu hoạt động tài chính để mức lợi nhuận thuần được cải thiện.

Ngoài thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính, công ty hầu như không có bất cứ khoản thu nào từ các hoạt động kinh doanh khác. Do vậy, khoản lợi nhuận khác

38

không phải là khoản tiền mà công ty mong đợi hàng năm. Do vậy, khoản lợi nhuận trước thuế của công ty bằng với lợi nhuận thuần hàng năm.

Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng 118,73% so với năm 2011 mặc cho doanh thu thuần năm 2012 tăng tới 274,25. Nguyên nhân chủ yếu đến từ chi phí quản lý doanh nghiệp dù phát sinh lớn nên khiến cho lợi nhuận sau thuế tăng chậm hơn. Năm 2013, tình trạng này ngày càng xấu đi khi lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm thêm 9.986.659 đồng, tương ứng giảm 43,71% so với năm 2012. Có thể thấy lợi nhuận sau thuế của công ty rất nhỏ so với doanh thu. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực tế thì đây cũng là kết quả chung của nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế với bối cảnh lạm phát tăng cao thì chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều tăng mạnh.

2.1.5.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Bảo Long giai đoạn 2011 – 2013

Tình hình tài sản - nguồn vốn của một doanh nghiệp được phản ánh đầy đủ nhất qua Bảng cân đối kế toán. Thông qua việc phân tích Bảng cân đối kế toán, ta có thể đưa ra những nhận xét về tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty như sau:

Trước hết, thông qua bảng 2.2 ta có thể thấy quy mô tài sản và nguồn vốn của Công ty có xu hướng tăng, năm sau tăng nhanh hơn năm trước.

Về tài sản: Năm 2012 tổng tài sản tăng 616.949.779 đồng, tương ứng tăng

80,59% so với năm 2011. Trong đó, chủ yếu là đầu tư vào tài sản ngắn hạn trong khi đầu tư vào tài sản dài hạn không đổi. Năm 2013, tổng tài sản tiếp tục tăng thêm 1.179.554.036 đồng, tăng 85,32%, trong đó chủ yếu là giảm nhanh tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn tăng nhanh. Bảo Long là một công ty vận tải du lịch, thông thường với một doanh nghiệp kinh doanh loại hình này sẽ có lượng tài sản dài hạn lớn bởi các phương tiện vận tải chính là đối tượng tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Để lý giải điều này, khóa luận sẽ đi phân tích biến động quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đối với tổng tài sản. Cụ thể:

Tài sản ngắn hạn: Năm 2012, tài sản ngắn hạn tăng 714.161.992 đồng, tương đương với tốc độ tăng 793,11%, tăng 8,93 lần so với năm 2011. Năm 2011 sở dĩ tài sản ngắn hạn tại công ty rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với tài sản dài hạn bởi công ty đang trong giai đoạn đầu xây dựng công ty nên hoạt động đầu tư cho các tài sản cố định thường rất lớn như sửa sang lại văn phòng đại diện, mua sắm phương tiện vận chuyển. Sang năm 2012, hoạt động kinh doanh đi vào ổn định, bởi vậy theo đúng loại hình công ty kinh doanh dịch vụ, việc xuất khiện các khoản phải thu là điều đương tiên, khoản tiền năm 2012 phát sinh mạnh để công ty có đủ tiền tiến hành chi trả chi

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và du lịch Bảo Long (Trang 34)