Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và du lịch Bảo Long (Trang 26)

Thang Long University Library

1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp

tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.

Để phân tích tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn có thể xác định thông qua mô hình sau

ROCA Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần kinh doanh

Doanh thu thuần kinh doanh Tài sản ngắn hạn

Tức là:

ROCA T suất sinh lời trên doanh thu Hiệu suất sử dụng TSNH

Qua công thức trên có thể thấy hai nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên tài sản ngắn hạn là tỷ suất sinh lời trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, như vậy muốn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn thì nâng cao hai tỷ số trên. Về việc nâng cao tỷ suất sinh lời trên doanh thu đã đề cập ở phần trên, trong phần này chỉ đề cập đến nhân tố tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn.

Tóm lại, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp nghiệp

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau chính vì vậy để đưa ra một quyết định tài chính nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải xác định được và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề cần giải quyết. Có thể chia các nhân tố đó dưới 2 góc độ nghiên cứu.

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

(1) Ngành nghề kinh doanh

Trên thị trường, mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc điểm khác nhau như tính mùa vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh v.v.. từ đó có tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh có tính chất mùa vụ thường có biến động trong sử dụng tài sản ngắn hạn tương ứng với mùa vụ đó. Ngoài ra, các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn sẽ có thời gian quay vòng vốn nhanh và tác động đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp. Cụ thể, với một doanh nghiệp có chu kì sản xuất ngắn, lúc này hàng tồn kho trong doanh nghiệp được Thang Long University Library

27

quay vòng nhanh hơn, giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn, gia tăng doanh thu và lợi nhuận trong năm. Vòng quay hàng tồn kho tăng, thời gian quay vòng hàng tồn kho giảm giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian luân chuyển tiền trong doanh nghiệp, nâng cao khả năng sinh lời của tiền sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

Ngành nghề kinh doanh tạo nên đặc điểm riêng cho từng doanh nghiệp. Đó là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau về ngành nghề kinh doanh sẽ đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau nên hệ số sinh lợi của tài sản chung cũng như tài sản bộ phận cũng khác nhau. Doanh nghiệp có đặc điểm hàng hoá khác nhau và đối tượng khách hàng khác nhau nên chính sách tín dụng thương mại cũng khác nhau dẫn đến tỷ trọng khoản phải thu khác nhau. Như vậy, đặc điểm sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tác động quan trọng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tài sản ngắn hạn, vòng quay và hệ số sinh lợi của tài sản ngắn hạn.

(2) Xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn

Việc xác định đúng nhu cầu của doanh nghiệp về tài sản ngắn hạn cho chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp giúp định hướng rõ về cơ cấu của tài sản ngắn hạn, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra đúng hạn. Nếu xác định thiếu, ngay lập tức doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong chi trả, thanh toán hoặc thiếu hàng hóa để cung cấp cho đối tác. Lúc này doanh nghiệp có thể rơi vao trạng thái mất khả năng thanh toán, hàng tồn kho bị ứ đọng trong thời gian dài do chưa đủ đơn hàng cấp cho khách hàng, thêm vào đó lượng tiền bị ứ đọng ở hàng tồn kho có thể khiến doanh nghiệp không đủ vốn để bắt đầu cho chu kỳ kinh doanh sau, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu rơi vào tình trạng quá cấp bách, doanh nghiệp có thể phải đi vay mượn, làm tăng chi phí sử dụng tài sản ngắn hạn. Trường hợp xấu hơn, doanh nghiệp không đi vay mượn được sẽ trực tiếp tạo ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến tỷ suất sinh lời của các tài sản ngắn hạn, lúc này một đồng tài sản ngắn hạn đem ra đầu tư sẽ đem lại ít đồng lợi nhuận hơn. Ngược lại, nếu xác định dư thừa, doanh nghiệp sẽ phải phát sinh các khoản như chi phí cơ hội do dự trữ tiền mặt, chi phí quản lý kho dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản thấp. Chính vì vậy, xác định được đúng nhu cầu tài sản cho doanh nghiệp là việc hết sức quan trọng để đảm bảo chu trình hoạt động của doanh nghiệp.

(3) Chi phí

Chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Nhà quản lý cần cân nhắc các

28

quyết định về chi phí để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nếu chi phí bị đẩy lên quá cao sẽ khiến cho giá thành của hàng hóa, dịch vụ tăng theo, tất yếu dẫn theo sức mua giảm, doanh thu bị giảm theo, đồng thời lợi nhuận thu được cũng sẽ giảm (trong trường hợp doanh nghiệp không tăng giá bán). Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tìm kiếm các giải pháp làm giảm thiểu chi phí, hạ thấp giá hành sản phẩm của doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

(4) Năng lực và trình độ quản lý

Năng lực và trình độ quản lý doanh nghiệp tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn thông qua các quyết định của nhà điều hành. Phẩm chất và năng lực của nhà quản lý cần phải tốt để dẫn dắt doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường đầy cạnh tranh. Khả năng nhanh nhạy trong bắt nhịp xu thế thị trường và điều phối tài nguyên của doanh nghiệp có thể nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận được nâng cao cho thấy tính hiệu quả trong việc đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại, hai nhóm nhân tố trên có ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, phụ thuộc vào lĩnh vực, loại hình kinh doanh và môi trường. Song việc nắm bắt tổng thể các yếu tố này có thể quản lý được mọi tác động của các yếu tố đến doanh nghiệp, kể cả các yếu tố mang tính biến động, bất ngờ.

1.2.4.2. Nhân tố khách quan

(1) Tình hình kinh tế

Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế trong đó các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh như: Chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính - tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, các chính sách tài chính – tín dụng của Nhà nước.

Nền kinh tế nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng như khả năng phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Nắm bắt được nhu cầu sản phẩm lớn, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có được một kết quả kinh doanh khả quan với lượng doanh thu và lợi nhuận tăng, lúc này sự đầu tư vào các tài sản, trong đó có tài sản ngắn hạn đã đem lại được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

Hệ thống tài chính - tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khoá của chính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất – kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ khó có thể cao được do sự mất giá của đồng tiền.

29

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp còn chịu tác động của thị trường quốc tế. Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sự bất ổn của nền kinh tế các nước tác động trực tiếp đến thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế ngày càng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp những thuận lợi đồng thời cả những khó khăn. Do đó, doanh nghiệp phải luôn đánh giá và dự báo những thay đổi đó để có thể đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tranh thủ những cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực từ sự thay đổi của môi trường kinh tế.

(2) Rủi ro trong sản xuất kinh doanh

Những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) tham gia cùng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên nhiên gây ra như động đất, lũ lụt, núi lửa...mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được.

(3) Nhân tố công nghệ

Khoa học công nghệ luôn phát triển nhanh và vượt trội với nhiều thay đổi, chính những sự thay đổi này đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nếu bắt kịp xu hướng mới, hiệu quả kinh doanh được tăng cường. Song để có thể nhanh chóng bắt kịp được những tiến bộ này cũng đòi hỏi doanh nghiệp chịu khó đầu tư, thay đổi, điều này là không dễ với nhưng doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Khoa học – công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Sự tiến bộ của khoa học – công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, tiến bộ khoa học – công nghệ cũng có thể làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình nhanh hơn. Có những máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ… mới chỉ nằm trên các dự án, các dự thảo, phát minh đã trở nên lạc hậu trong chính thời điểm đó.

Như vậy, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa hoc – công nghệ là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phương án đầu tư để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn, đảm bảo hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình.

(4) Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Đây là một trong những nhân tố khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh cho doanh

30

nghiệp hoạt động, do đó doanh nghiệp phải chấp hành những chế độ, quy định của Nhà nước. Bất kỳ sự thay đổi nào trong cơ chế quản lý của Nhà nước đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhà nước điều tiết hoạt động thị trường thông qua các chính sách thuế, chính sách đầu tư, chính sách bảo trợ. Các chính sách tích cực của Nhà nước như ưu đãi tín dụng, ký kết các hiệp định thương mại, tham gia các tổ chức thương mại trong khu vực và thế giới đã tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp có cơ hội phát triển kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước còn nhiều điểm hạn chế và chưa hoàn thiện khiến cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong khi làm thủ tục hành chính, thương mại.

Bởi vậy, các chính sách vĩ mô của Nhà nước khi có sự điều chỉnh, thay đổi về chính sách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế...cũng tác động đến hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp.. Một cơ chế quản lý ổn định, thích hợp với các loại hình doanh nghiệp sẽ là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, giúp cho họ yên tâm khi tiến hành sản xuất kinh doanh, dồn hết năng lực sẵn có của mình vào kinh doanh mà không sợ sự biến động của thị trường.

31

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại và du lịch Bảo Long (Trang 26)