thời hạn tín dụng và tỷ lệ chiết khấu.
Về thời hạn tín dụng: Năm 2012, công ty có thời hạn tín dụng theo hợp đồng mua bán là 30 ngày cho mọi khách hàng doanh nghiệp, nếu thanh toán quá thời hạn thì sẽ áp dụng lãi suất ngân hàng hiện hành, tuy nhiên không được để quá 3 tháng. Việc áp dụng thời hạn trên có ưu điểm là phù hợp với một kì kế toán của công ty và thời gian một tháng là đủ dài để khách hàng thanh toán số tiền mua chịu.
Tuy nhiên, trong năm 2012, công ty vẫn thực hiện nới lỏng tín dụng cho một số khách hàng lớn, có quan hệ hợp tác lâu dài. Những trường hợp này thì công ty gia hạn thêm cho khách hàng là 45 - 90 ngày kể từ ngày cấp tín dụng thương mại, nhưng với thời hạn đó thì hóa đơn sẽ được tính với mức giá khác cao hơn thời hạn 30 ngày. Thời hạn trả tiền của khách hàng chủ yếu là khoảng cuối thời hạn tối đa mà công ty đưa ra là 3-5 ngày cuối.
Việc áp dụng chính sách tín dụng cho linh hoạt là khá hợp lý vì khách hàng doanh nghiệp của công ty thường không đồng nhất, những khách hàng này thường có chu kì kinh doanh khác nhau vậy nên việc thanh toán trễ hẹn của một số khách hàng là thường xuyên.
Đến năm 2013, công ty vẫn tiếp tục đề ra các thời hạn tín dụng linh hoạt, hợp lý hơn với mỗi đối tượng khách hàng, công ty đưa ra các chính sách trả chậm thanh toán tùy theo mức đánh giá độ uy tín và gắn kết của khách hàng với công ty. Ngoài cam kết của hợp đồng, nhiều khách hàng chậm thanh toán đến 2-3 lần thời gian cam kết. Với sự linh hoạt này, công ty sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng hơn, số lượng hàng bán được tăng lên giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty cũng cần lưu ý hơn đối với các khách hàng trên, nên có các biện pháp đánh giá tín dụng khách hàng để kiểm soát khả năng thanh toán nợ của khách hàng.
Thông qua bảng cân đối kế toán năm 2012 và 2013 thể hiện khoản phải thu mặc dù tăng nhưng tăng chậm hơn so với doanh thu đã cho thấy chính sách tín dụng của công ty đang được thực hiện có hiệu quả nhất định, số tiền khách hàng chiếm dụng đang giảm dần. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách tín dụng có nhiều thời hạn tín dụng cho khách hàng cũng có nhiều nhược điểm, đó là có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa các khách hàng, họ không thỏa mãn và thay đổi sang các nhà cung cấp mới. Vậy nên,
47
công ty cần thực hiện một cách khéo léo và hợp lý để giữ chân các khách hàng tiềm năng.
Về tỷ lệ chiết khấu: Sử dụng tỷ lệ chiết khấu là công cụ khuyến khích khách hàng đặt đơn hàng với số lượng lớn hơn hay thanh toán nợ đúng hạn hoặc trước hạn bằng cách khấu trừ làm giảm tổng giá trị mệnh giá của hóa đơn. Tỷ lệ % trên giá trị hợp đồng vận tải có thể thay đổi phụ thuộc vào đó có phải là khách hàng lâu năm và thường xuyên của công ty, có phải là khách hàng tiềm năng trong tương lai hay không. Tỷ lệ này được công ty và khách hàng thỏa thuận trước và đưa ra thống nhất, giá có thể giảm từ 1% đến 2% tổng giá trị hợp đồng du lịch. Việc đưa ra tỷ lệ chiết khấu thanh toán phụ thuộc vào loại hàng hóa, giá trị đơn hàng và việc khách hàng thanh toán sớm hay muộn.
Thực tế cho thấy, xem xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm phân tích 2011 – 2013, không có khách hàng nào được chiết khấu thanh toán do không đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công ty. Hơn nữa, các dịch vụ công ty kinh doanh thường được kiểm soát giá cả rất sát sao và thường được công khai nên hoạt động chiết khấu thanh toán thường ít được áp dụng. Tuy nhiên, đây là quy định chung của Tổng cục du lịch Việt Nam nên các doanh nghiệp không được phép giảm giá dịch vụ bởi điều đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.