I. LUẬT GIÁO DỤC
2. Nội dung cơ bản của Luật giáo dục
Luật Giáo dục bao gồm: Lời nói đầu, 9 chương và 110 điều.
Chương 1. Những quy định chung
Luật Giáo dục quy định về phạm vi điều chỉnh toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cá nhân và các tổ chức tham gia hoạt động giáo dục.
Luật Giáo dục thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng về giáp dục. Đặc biệt là trong việc xác đính tính chất, nhiệm vụ, vai trò, vị trí và mục tiêu của giáo dục. Những vấn đề này được thể hiện cụ thể trong từng điều quy định về mục tiêu, nội dung, phương pháp cũng như tổ chức quản lí các hoạt động của mọi bậc học, cấp học của hệ thống GD quốc dân.
Về vị trí, vai trò của giáo dục, Luật Giáo dục đã quán triệt quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục là con đường chủ yếu đào tạo nhân lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Mục tiêu chung của giáo dục được quy định ở Điều 2 (Chương 1) thể hiện rõ sự quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục, cụ thể hoá Hiến pháp và phù hợp với các đạo luật hiện hành. Thể hiện rõ tính định hướng XHCN đối với phát triển giáo dục: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện… trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội..”. Tiếp đó, các mục tiêu cụ thể của từng bậc học, cấp học từ mầm non (Điều 19), phổ thông (Điều 23), giáo dục nghề nghiệp (Điều 29) tới giáo dục đại học và sau đại học (Điều 34).
Luật Giáo dục cũng đã khẳng định tính chất, nguyên lí giáo dục, cụ thể hoá bằng các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nói chung (Điều 3, Điều 4) và từng bậc học, cấp học (Điều 20,24,30,36).
Quy định về ngôn ngữ sử dụng trong nhà trường thể hiện rõ quan điểm đại đoàn kết dân tộc, thống nhất dùng tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức trong nhà trường đồng thời tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. (Điều 5).
Trong những nội dung quy định chung, Luật GD cũng đã khẳng định trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội đối với giáo dục, trong đó thể hiện rõ vai trò quyết định của
Nhà nước trong xây dựng chính sách phát triển hệ thống GD quốc dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ, quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, phổ cập giáo dục, xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, đầu tư cho giáo dục, quản lí Nhà nước về giáo dục, các hoạt động bị cấm trong các cơ sở giáo dục… (từ điều 6 đến điều 17).
Chương 2. Hệ thống giáo dục quốc dân
a. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân
Hệ thống giáo dục quốc dân được thể hiện trong chương II với những quy định cụ thể đối với từng cấp học, bậc học từ Mầm non đến Đại học, Sau đại học… Cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 4 bậc học, ngành học như sau:
1. Giáo dục mầm non gồm có nhà trẻ và mẫu giáo.
2. Giáo dục phổ thông có hai bậc học là tiểu học và trung học; bậc trung học có hai cấp học là THCS và THPT.
3. Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. 4. Giáo dục đại học và sau đại học gồm:
– Giáo dục đại học đào tạo trình độ cao đẳng và đại học – Giáo dục sau đại học đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ.
Phương thức giáo dục gồm GD chính quy và GD không chính quy.
b. Đặc trưng của hệ thống giáo dục quốc dân
Hệ thống GD quốc dân phải đảm bảo tính thống nhất, liên tục cân đối và phát triển với những đặc trưng:
a) Có tính phổ cập rộng rãi, thực hiện một nền GD toàn dân, GD cho mọi người, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí.
b) Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, thích ứng với nhu cầu lao động trong xã hội trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
c) Bồi dưỡng nhân tài, trí tuệ nhằm tạo một lực lượng tiếp cận khoa học – công nghệ tiên tiến
d) Mở rộng hợp tác, giao lưu quốc tế, đưa giáo dục Việt Nam ngang tầm thời đại và giữ gìn bản sắc dân tộc.
Sự vận hành của hệ thống giáo dục quốc dân phải được thực hiện theo các định hướng: Chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá:
– Từng bước chuẩn hoá nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, hệ thống cơ sở trường lớp, CSVC thiết bị… Đội ngũ nhà giáo phải được chuẩn hoá, đặc biệt là trình độ học sinh phải đạt chuẩn của từng cấp học, bậc học.
– Hiện đại hoá các yếu tố của quá trình GD và quản lí GD theo kịp trình độ tiên tiến quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
– Sự nghiệp giáo dục là của toàn xã hội. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền hưởng thụ giáo dục và có trách nhiệm đối với GD. Thực hiện chủ trường GD cho mọi người đi liền với thực hiện công bằng XH trong GD.
Chương 3. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân
a. Một số vấn đề quy định chung về nhà trường
Luật Giáo dục được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 21/2/1998 đã quy định:
Điều 44: “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.
Nhà trường thuộc các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục đều chịu sự quản lí nhà nước của các cơ quan quản lí giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.
Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt ứng hệ thống giáo dục quốc dân; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân mở trường dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
Nhà trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập khi đảm bảo đủ các điều kiện về cán bộ quản lí, nhà giáo, trường sở, thiết bị và tài chính theo quy định của Chính phủ
Về thẩm quyền thành lập, đình chỉ hoạt động, sát nhập, chia, tách, giải thể nhà trường; cấp nào có thẩm quyền quyết định thành lập thì cấp đó có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động, sát nhập, chia, tách, giải thể nhà trường.
Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ nhà trường.
Đối với các loại trường chuyên biệt, trường ngoài công lập và các cơ sở giáo dục khác tuân theo các quy định tương ứng của Điều lệ nhà trường và Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường chuyên biệt, trường ngoài công lập và các cơ sở giáo dục khác.
b. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác
Nghị định số 43/2000/NĐ – CP của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục” ban hành ngày 30/8/2000, các Điều lệ nhà trường và Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường chuyên biệt, trường ngoài công lập và các cơ sở giáo dục khác đã quy định cụ thể hơn về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường, về tổ chức và quản lí nhà trường, các loại hình nhà trường và cơ sở giáo dục, mạng lưới, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm các trường: – Trường mẫu giáo, trường mầm non
– Trường tiểu học.
* Hệ thống trường trung học và các loại hình trường trung học
– Trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông (gọi chung là trường trung học) được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.
– Trường trung học bán công, dân lập, tư thục được gọi chung là trường trung học ngoài công lập.
– Các trường trung học chuyên biệt gồm: + Trường phổ thông dân tộc nội trú + Trường trung học phổ thông chuyên + Trường trung học năng khiếu nghệ thuật + Trường trung học năng khiếu thể dục thể thao + Trường trung học dành cho trẻ em tàn tật
* Hệ thống trường trung học chuyên nghiệp và các loại hình trường trung học chuyên nghiệp.
– Trường trung học chuyên nghiệp trung ương – Trường trung học chuyên nghiệp địa phương
– Trường trung học chuyên nghiệp trung ương được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công. Trường trung học chuyên nghiệp địa phương được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.
– Trường trung học chuyên nghiệp bán công, dân lập, tư thục được gọi chung là trường trung học chuyên nghiệp ngoài công lập.
* Hệ thống cơ sở dạy nghề và các loại hình cơ sở dạy nghề.
– Trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề (gọi chung là cơ Sở dạy nghề) được tổ chức độc lập hoặc gắn với cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục khác.
– Cơ sở dạy nghề gồm:
+ Cơ sở dạy nghề công lập, bán công, dân lập, tư thục + Cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp, hợp tác xã
+ Cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài
– Cơ sở dạy nghề bán công, dân lập, tư thục được gọi chung là cơ sở dạy nghề ngoài công lập.
* Hệ thống trường đại học, cao đẳng và các loại hình trường đại học, cao đẳng.
– Hệ thống trường đại học, cao đẳng bao gồm: các đại học quốc gia, các đại học khu vực, các trường đại học trọng điểm, các học viện, các trường đại học, các trường cao đẳng, các trường đại học mở và các trường cao đẳng cộng đồng.
– Trường đại học cao đẳng được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.
– Trường đại học, cao đẳng bán công, dân lập, tư thục được gọi chung là trường đại học, cao đẳng ngoài công lập.
* Các loại hình trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp.
– Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.
– Các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp bán công, dân lập, tư thục gọi chung là trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp ngoài công lập.
* Hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên.
– Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh).
– Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện).
– Trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang nhân dân (gọi chung là trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc các tổ chức).
– Trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc trường đại học hoặc thuộc địa phương. Mạng lưới trường học và cơ sở giáo dục khác
Việc quy hoạch mạng lưới trường học và cơ sở giáo dục khác phải dựa trên những nguyên tắc nhất định:
* Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề của địa phương phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, nhu cầu học tập và trình độ phát triển giáo dục của địa phương.
– Mỗi xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) có ít nhất một trường tiểu học, tuỳ điều kiện cụ thể một xã có trường mầm non, trường mẫu giáo;
– Mỗi xã hoặc cụm xã có một trường trung học cơ sở, tùy điều kiện cụ thể, một xã có thể có một trường trung học cơ sở;
– Mỗi huyện, quận, thi xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) có ít nhất một trường trung học phổ thông; có thể có trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc huyện;
– Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) có ít nhất một trường trung học chuyên nghiệp, hoặc một trường dạy nghề, hoặc một trường trung học chuyên nghiệp kết hợp dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc tỉnh.
* Sự phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phải:
– Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của từng vùng và địa phương; đảm bảo cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ và cơ cấu vùng miền hợp lí;
Chương 4. Nhà giáo
a. Quy định về nhà giáo
Phần này thuộc các chương I và chương IV của Luật Giáo dục. Trong phần này có 3 điều là: Điều 14, Điều 61 và Điều 62. Nội dung cụ thể của phần này bao gồm:
Nhà giáo
Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác.
Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: – Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
– Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ; – Đủ sức khoẻ thẹo yêu cầu nghề nghiệp;
– Lí lịch bản thân rõ ràng.
Nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục mẩm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên, ở cơ sở giáo dục đại học và sau đại học gọi là giảng viên.
Giáo sư, phó giáo sư là các chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, đào tạo đại học và sau đại học.
Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư.
b. Tiêu chuẩn của nhà giáo và các danh hiệu về nhà giáo
Phần này thuộc các chương IV mục 2 và chương VIII. Trong phần này có 3 Điều: Điều 67, Điều 104 và Điều 107.
Nội dung cụ thể của phần này là:
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
– Có bằng tốt nghiệp trung học sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học; – Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
– Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
– Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng khác đối với giáo viên dạy các môn văn hoá, kỹ thuật, nghề nghiệp; có bằng tốt nghiệp trường dạy nghề, nghệ nhân, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở trường dạy nghề;
– Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp đại học khác đối với giáo viên trung học chuyên nghiệp;
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng hoặc đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy, đào tạo thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo đào tạo tiến sĩ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn.
Phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú
Nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
Phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự
Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đồng góp nhiều cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam được trường đại học tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự theo quy định của Chính phủ.
c. Nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của giáo viên
Phần này thuộc chương IV. Trong phần này có 4 Điều là: Điều 63, Điều 64, Điều 65 và Điều 66.
Nội dung cụ thể của phần này là:
Nhiệm vụ của nhà giáo
Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây: