Từng bậc học, xác định lại mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung và phương pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý nhà nước quản lý giáo dục đào tạo (Trang 72)

IV. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

7. Từng bậc học, xác định lại mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung và phương pháp

thi, được chọn trường, chọn thầy, chọn nghề, được học tập ở trong nước và đi học ở nước ngoài.

2. Quy hoạch trường lớp

Sắp xếp lại hệ thống các trường nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Đặc biệt phải sắp xếp hợp lí các trường đại học và cao đẳng, các viện nghiên cứu khoa học, gắn viện với trường, gắn công tác giáo dục đào tạo với công tác nghiên cứu khoa học.

Đổi mới giáo dục bổ túc và bồi dưỡng đào tạo tại chức.

3. Thanh toán nạn mù chữ và phổ cập giáo dục

Thanh toán nạn mù chữ còn có ở người lao động từ độ tuổi từ 15 đến 35, thu hẹp diện mù chữ ở độ tuổi khác.

Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, trước hết là trẻ em từ 6 đến 14 tuổi. Đầy mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở, nhất là ở các đô thị.

4. Hình thành bậc trung học mới

Để nhằm chuẩn bị cho một bộ phận học sinh tiếp tục học lên, còn đa số tốt nghiệp có thể vào đời. Giáo dục kỹ năng lao động và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông theo hướng liên kết giữa giáo dục phổ thông với giáo dục chuyên nghiệp.

5. Mở rộng giáo dục nghề nghiệp

Từng bước phát triển nền giáo dục kỹ thuật trong xã hội, đào tạo lực lượng công nhân lành nghề bậc cao. Xây dựng các Trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp; phát triển các trường, lớp dạy nghề dân lập, tư thục, khuyến khích dạy các nghề truyền thống, đãi ngộ thoả đáng các nghệ nhân làm việc truyền nghề.

6. Mở rộng hợp lí quy mô đào tạo đại học

Mở rộng hợp lí quy mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo. Phát triển bậc đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học đáp ứng nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế – xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa; nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giáo dục sau trung học với đa dạng hoá chương trình đào tạo, loại hình đào tạo... Tăng cường năng lực thích ứng với việc làm cho mình và cho những người khác.

7. Từng bậc học, xác định lại mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung và phương pháp pháp

Xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo cho phù hợp với thời đại là rất cần thiết.

Quan tâm đến giáo dục các môn học chủ nghĩa Mác – Lênin, chú trọng tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung nhân văn và bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoa của văn hoá nhân loại. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học các môn khoa học công nghệ, đặc biệt là các môn khoa học kinh tế, khoa học quản lí. Đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, thấm mỹ, môi trường, dân số, rèn luyện thể chất. Mở rộng dạy và học ngoại ngữ, tin học. Thực hiện tốt giáo dục quốc phòng.

Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn Nhà trường với xã hội.

Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Chú ý bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý nhà nước quản lý giáo dục đào tạo (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w