TỔ CHỨC BỘ MÁY, TIÊU CHUẨN BIÊN CHẾ CỦA CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý nhà nước quản lý giáo dục đào tạo (Trang 90)

– Giáo dục bổ túc – chống mù chữ.

– Giáo dục chuyên nghiệp, đào tạo bồi dưỡng giáo viên. – Thanh tra giáo dục.

– Kế hoạch – tài chính – tài khoản. – Tổ chức cán bộ.

– Tổng hợp – hành chính – quản trị.

Tuỳ theo tình hình và khối lượng công việc của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ quyết định cụ thể việc lập phòng, tổ công tác hoặc chỉ bố trí chuyên môn làm việc trực tiếp với Giám đốc Sở để đảm bảo các mặt công tác nói trên theo hướng gọn, nhẹ bộ máy hoạt động có hiệu lực.

2. Ở cấp huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) có phòng Giáo dục – Đào tạo phòng Giáo dục – Đào tạo

Phòng Giáo dục – Đào tạo là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện, là hệ thống tổ chức quản lí hành chính Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở địa phương.

a. Nhiệm vụ chủ yếu của Phòng Giáo dục – Đào tạo

Phòng Giáo dục – Đào tạo giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lí hành chính Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở địa phương.

Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các trường và các cơ sở giáo dục khác của địa phương thực hiện các quy định về giáo dục và đào tạo trong các trường học.

Các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể.

b. Cơ cấu tổ chức của Phòng Giáo dục – Đào tạo

Cơ cấu gồm có một Trưởng phòng, một Phó Trưởng phòng, các chuyên viên và nhân viên phục vụ.

3. Biên chế của Sở Giáo dục – Đào tạo và Phòng Giáo dục – Đào tạo thuộc biên chế quản lí của Nhà nước quản lí của Nhà nước

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY, TIÊU CHUẨN BIÊN CHẾ CỦA CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG THÔNG

1. Mục đích, ý nghĩa

– Kiện toàn tổ chức các trường phổ thông để nhà trường đảm đương được nhiệm vụ đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ theo mục tiêu và phương hướng phát triển.

– Ổn định về tiêu chuẩn biên chế lao động làm công tác quản lí, công tác giảng dạy, công tác hành chính và phục vụ giảng dạy của mỗi một trường học, có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên; thực hiện việc bố trí và sử dụng một cách hợp lí cán bộ, giáo viên trong các trường học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Vấn đề tổ chức và quản lí các trường phổ thông

Theo quyết định của Chính phủ, trường phổ thông “là đơn vị cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”, “là đơn vị sự nghiệp có ngân sách riêng, có bộ máy quản lí hành chính và chuyên môn hoàn chỉnh”.

Với tinh thần đó, trường phổ thông là cơ quan Nhà nước có tư cách pháp nhân trong mọi hoạt động của Nhà trường.

Các công việc hành chính và hậu cần của trường phổ thông lâu nay do Phòng Giáo dục – Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện thì nay chuyển giao cho các trường phổ thông quản lí và trực tiếp giải quyết với các ngành liên quan ở địa phương (như tài chính, ngân hàng, thương nghiệp…) theo chế độ chung đã được Nhà nước quy định.

– Mỗi trường phổ thông là một đơn vị dự toán, trường được Nhà nước cấp phát kinh phí hàng năm để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy cùng các hoạt động khác của Nhà trường.

Căn cứ các định mức chi đã được quy định, Hiệu trưởng có trách nhiệm lập dự toán ngân sách thực hiện việc chi tiêu quản lí tài chính của Nhà trường theo đúng chế độ đã được quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính sẽ có Thông tư hướng dẫn cụ thể theo chế độ quản lí tài chính của các trường phổ thông.

– Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và lớp vỡ lòng là những lớp đầu cấp của cấp cơ sở trong hệ thống giáo dục phổ thông. Những lớp này được áp dụng mọi quy định tại quyết định số 243/CP của Chính phủ.

– Về tổ chức hành chính và chuyên môn trong Nhà trường đảm bảo cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh được áp dụng theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 44/QĐ của Bộ Giáo dục – Đào tạo.

– Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, trong trường phổ thông, công tác quản lí được thực hiện theo chế độ thủ trưởng.

Chế độ thủ trưởng trong trường phổ thông được Chính phủ quy định “Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất của trường, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhân dân và trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của trường”.

Các Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm về phần công tác được phân công, đồng thời liên đới chịu trách nhiệm chung về các mặt công tác của trường.

Trên cơ sở đó, việc phân công phụ trách các mặt công tác của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng nên theo hướng sau đây:

– Hiệu trưởng phụ trách chung và trực tiếp phụ trách các mặt công tác: chính trị, tư tưởng, kế hoạch, tổ chức cán bộ, thi đua…

– Các Phó Hiệu trưởng phụ trách các mặt công tác: giảng dạy và học tập;

+ Công tác giáo vụ, lao động và chỉ đạo học sinh lao động sản xuất, quản lí sản xuất (nếu có kết hợp sản xuất) công tác hoạt động xã hội và hoạt động đoàn thể.

+ Công tác văn phòng, giáo dục và tổ chức nội trú (nếu là trường có học sinh nội trú). + Công tác xây dựng và quản lí cơ sở vật chất, tài vụ.

+ Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên.

– Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị của toàn thể học sinh và là lực lượng giáo dục học sinh của nhà trường.

Nhà nước thừa nhận vai trò quan trọng đó của Đoàn, Đội trong các trường phổ thông. Chính phủ đã quy định số lượng giáo viên (tính bằng biên chế) để phụ trách công tác Bí thư Đoàn trường (đối với trường phổ thông trung học) và Tổng phụ trách (đối với trường Trung học cơ sở, Tiểu học) cho từng trường học. Biên chế này do ngành giáo dục quản lí và trả lương.

Để tăng cường đội ngũ này về năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội các cơ sở Giáo dục – Đào tạo phối hợp với Thành Đoàn, Tỉnh Đoàn để có kế hoạch ổn định đội ngũ và từng bước tiến hành bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho anh chị em, tạo điều kiện cho họ thực hiện công tác có hiệu quả.

3. Vấn đề bố trí và sử dụng giáo viên

– Tiêu chuẩn biên chế giáo viên cho một lớp học đã được Chính phủ quy định để tiến hành giảng dạy các bộ môn ghi trong kế hoạch đào tạo (trừ công tác hoạt động xã hội và hoạt động ngoại khoá) và làm chủ nhiệm lớp.

Biên chế cho công tác Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, công tác Bí thư Đoàn (cho trường phổ thông Trung học) và Tổng phụ trách Đội (cho trường Trung học cơ sở và Tiểu học) được tính theo đơn vị trường học, ngoài tiêu chuẩn biên chế giáo viên dạy các lớp nói trên.

– Các công tác chuyên môn khác (như tổ trưởng chuyên môn, thư ký Hội đồng giáo dục), thường gọi là công tác kiêm nhiệm và công tác hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khoá, do giáo viên bộ môn đảm nhiệm thì được trả bằng tiền, theo chế độ dạy thêm giờ.

Cụ thể là, thời gian cần thiết để thực hiện các công tác đó được quy ra giờ tiêu chuẩn và được cộng số giờ tiêu chuẩn này với số giờ thực dạy trên lớp, nếu quá số giờ tiêu chuẩn hàng tuần thì được trả thù lao cho số giờ vượt quá đó.

Về chế độ công tác của giáo viên, của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên phụ trách các công tác kiêm nhiệm, sẽ được Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định ở một văn bản khác.

– Với nguyên tắc trên, việc bố trí và sử dụng giáo viên bộ môn được thực hiện như sau: Đối với tiểu học, trong phạm vi tính theo biên chế bằng 1,15 giáo viên cho một lớp, sẽ phân công một giáo viên dạy hết số tiết của một lớp và phụ trách công tác chủ nhiệm lớp. Số còn lại (0,15) sử dụng để dạy số tiết của bộ môn Hoạ, Nhạc. Chính phủ cho phép hàng năm, khi xây dựng kế hoạch biên chế được tính theo 8% so với tổng số nữ giáo viên của địa phương để thay thế cho nữ giáo viên nghỉ để sinh đẻ hoặc chăm nom con ốm.

Đối với trung học cơ sở, bố trí mỗi lớp tính theo biên chế bằng 1,70 giáo viên, gồm tất cả các bộ môn (hoặc 1,85 nếu có thêm môn ngoại ngữ) để dạy các môn ghi trong kế hoạch đào tạo của một lớp và làm chủ nhiệm lớp đó.

Mỗi lớp của trường trung học phổ thông, bố trí tính theo biên chế bằng 2,10 giáo viên (gồm tất cả các bộ môn kể cả môn ngoại ngữ) để dạy các bộ môn của kế hoạch đào tạo và làm chủ nhiệm lớp đó.

Số biên chế này được bố trí về các trường phổ thông trung học cơ sở từ đầu năm, trên cơ sở thực tế của từng trường.

Việc sử dụng lực lượng này thuộc biên chế của trường nào thì do trường đó sử dụng. Giáo viên các cấp nghỉ vì ốm đau, nữ giáo viên Trung học cơ sở, nữ giáo viên trường trung học phổ thông nghỉ để sinh nở, chăm nom con ốm thì giải quyết bằng cách bố trí giáo viên dạy thay và trả thù lao dạy thêm giờ.

– Tiêu chuẩn biên chế giáo viên cho một lớp học đã được quy định sẽ thực hiện từng bước, tuỳ thuộc vào chế độ đào tạo giáo viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của các địa phương.

Do đó, đối với những địa phương đã có đủ giáo viên thì được thực hiện các tiêu chuẩn biên chế quy định ngay từ đầu được quy định.

Những địa phương còn thiếu giáo viên thì cần cân đối kế hoạch phát triển giáo dục và kế hoạch đào tạo giáo viên để từng bước nâng dần tỉ lệ bố trí giáo viên mỗi lớp. Trước mắt, có đến đâu bố trí đến đó (không hạ thấp định mức biên chế đã đạt được) Số còn thiếu thì giải quyết bằng cách huy động giáo viên dạy thêm giờ.

– Biên chế giáo viên chuyên trách bổ túc văn hoá, biên chế giáo viên đi bồi dưỡng tập trung hàng năm từ 5 – 10% (theo quyết định số 291/CP của Chính phủ) cùng biên chế giáo viên giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng tập trung nói trên, được tính riêng và chưa có trong tiêu chuẩn biên chế đã được quy định tại quyết định 243/CP.

Tiền lương của giáo viên đi bồi dưỡng tập trung nói trên được tính vào kinh phí đào tạo. – Do việc phân bố dân cư chưa đồng đều và để thực hiện chính sách giáo dục đối với vùng dân tộc, nên hiện nay có một số trường phổ thông được thành lập nhưng có quy mô quá nhỏ (vùng cao, hải đảo, vùng kênh rạch, vùng đi lại khó khăn), nhằm tạo điều kiện để học sinh đi học được thuận lợi.

Trường hợp này, khi bố trí giáo viên cho các trường học, phải căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng trường, chữ không thể tính bình quân theo số lớp và số bình quân học sinh của lớp, đã được quy định để quy ra số biên chế (có nghĩa là những trường hợp có quy mô quá nhỏ sẽ có biên chế giáo viên cho lớp cao hơn tiêu chuẩn quy định một cách thích hợp).

Việc bố trí đó nhằm mục đích có đủ số lượng và loại hình giáo viên để thực hiện việc giảng dạy hết các bộ môn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cho mỗi lớp và cho toàn trường; đồng thời mỗi giáo viên được giảng dạy đúng bộ môn được đào tạo ở trường sư phạm.

– Trong các trường phổ thông, dù đã bố trí đủ số giáo viên hay chưa đủ số giáo viên theo tiêu chuẩn biên chế quy định vẫn phải huy động thầy cô giáo dạy thêm giờ, thêm buổi cho giáo viên phải nghỉ giảng dạy vì lí do sinh đẻ, ốm đau, đi hội họp, đi bồi dưỡng nghiệp vụ, đi thanh tra chuyên môn.

Vì vậy đầu năm học các trường cần dự trữ kinh phí để trả thù lao cho giáo viên được huy động dạy thêm giờ trong các trường hợp nói trên.

4. Vấn đề bố trí và sử dụng cán bộ nhân viên hành chính và phục vụ giảng dạy

– Công tác hành chính và phục vụ giảng dạy ở trường phổ thông được Chính phủ quy định đủ số lượng và loại hình nhằm tạo điều kiện cho các trường học tiến hành công tác giáo dục và giảng dạy đạt kết quả.

Vì vậy, đội ngũ này phải được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của các ngành chuyên môn, đồng thời phải được xét tuyển vào biên chế Nhà nước theo đúng thủ tục đã được quy định tại Nghị định số 24/CP.

– Việc tuyển dụng này được thực hiện từng bước, đào tạo đến đâu bố trí đến đó, nhất thiết không tuyển dụng ồ ạt. Số cán bộ, nhân viên đã tuyển dụng cho các công việc này cần được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

– Những giáo viên tiểu học và trung học cơ sở hiện đang giảng dạy nhưng khả năng chuyên môn sư phạm bị hạn chế, nếu xét thấy không thể tiếp tục bồi dưỡng để giảng dạy được thì tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết để bố trí vào công việc thích hợp.

Quyết định số 243/CP của Chính phủ được áp dụng cho tất cả các loại trường phổ thông. D. QUY ĐỊNH CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI CÁC BẬC HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý nhà nước quản lý giáo dục đào tạo (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w