Bối cảnh và thời cơ, thách thức đối với giáo dục nước ta trong vài thập kỷ tớ

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý nhà nước quản lý giáo dục đào tạo (Trang 52)

I. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆN NAY

2. Bối cảnh và thời cơ, thách thức đối với giáo dục nước ta trong vài thập kỷ tớ

a. Những xu thế của thế giới có liên quan đến phát triển giáo dục

– Sự bùng nổ giáo dục

Sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất là nguyên nhân làm nảy sinh cuộc vận động cải cách giáo dục có tính chất thế giới lần thứ hai, diễn ra vào cuối những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỷ 20. Khác với cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất đầu thế kỷ 20, trọng tâm lần này là cải cách quan niệm và kỹ thuật xây dựng chương trình, thiết kế lại hệ thống các môn học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, “hướng vào học sinh”.

Trong thời kỳ này, ở các nước công nghiệp và các nước đang phát triển, sĩ số đều tăng lên một cách chưa từng thấy, có thể xem là một sự bùng nổ sĩ số. Năm 1950, dân số thế giới khoảng 2,5 tỷ người, số người đi học trên thế giới đạt khoảng 300 triệu (12%), trong đó hơn một nửa thuộc các nước công nghiệp phát triển. Nhưng đến năm 1998, dân số thế giới đạt gần 6 tỷ người. Tổng số người đi học trên thế giới đã tăng lên khoảng 1 tỷ (17%) mà 3/4 trong đó thuộc về các nước đang phát triển. Riêng đại học, năm 1960, thế giới có khoảng 15 triệu sinh viên, năm 1995 (35 năm sau) đã tăng lên 82 triệu (5,5 lần), những năm tiếp theo của thập kỷ 90 còn tăng nhanh hơn nữa.

Từ sau những năm 80, với sự xuất hiện nền kinh tế tri thức, hình thành xã hội thông tin và xu thế toàn cầu hóa đã là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến giáo dục, tạo nên một làn sóng đổi mới, cải cách giáo dục trên thế giới lần thứ ba. Đặc điểm quan trọng của trào lưu cải cách, đổi mới giáo dục lần này là: xuất phát điểm để xem xét các vấn đề chủ yếu của giáo dục ở các nước tương đối giống nhau, trọng tâm của giáo dục đều là:

Giáo dục đại chúng dần thay thế cho giáo dục tinh hoa;

Quan tâm đến việc hình thành các phẩm chất và năng lực cho thế hệ trẻ và người lao động về ý thức trách nhiệm, tính tích cực chủ động; năng lực sáng tạo, thích ứng nhanh với những sự đổi mới; phát huy cá tính, bản sắc của người học;

Thực hiện chương trình cốt lõi thống nhất trên toàn quốc, đồng thời trao quyền tự chủ cho địa phương, trường học, nhà giáo.

Đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục, giúp người học tiếp cận với những thành tựu hiện đại của khoa học công nghệ. Trong trào lưu cải cách, hiện nay, ở các nước phát triển người ta đã nới đến việc đại chúng hóa đại học (theo UNESCO, số người học đại học trong độ tuổi dân số 18 – 23 đạt đến dưới 10%).

Đối với giáo dục phổ thông, trước những năm 60 (thế kỷ 20), các nước chủ yếu tập trung nâng cao chất lượng tiểu học. Từ những năm 80 đến nay, xu thế chung là nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và phổ cập giáo dục trung học. Từ năm 1965 đến 1985, quy mô học sinh trung học trên thế giới tăng 300% - 153 triệu năm 1982.

Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông học lên đại học ở một số nước phát triển và đang phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương những năm 1986 – 1988 khá cao: Ấn Độ, In– đô-nê–xia, Ma–lai–xia dưới 10%; Nhật Bản 28,2%; Niu Dilân 36,35%; Philippin 37,9%; Hàn Quốc, Thái Lan có tỉ lệ cao hơn. Một số nước, tuy tỉ lệ học sinh lên đại học thấp nhưng tỉ lệ học

sinh tiểu học học lên hết bậc trung học lại khá cao như: Trung Quốc 43%, Iran 48%, Việt Nam 50–60%.

Việc xóa mù chữ được đẩy mạnh ở các nước kém phát triển. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có khả năng xóa xong nạn mù chữ trên toàn thế giới. Đến năm 1995 mới đạt đến 8/10 đàn ông và 7/10 đàn bà biết chữ, vẫn còn khoảng 900 triệu người không biết đọc, biết viết.

Sự bùng nổ sĩ số có thể có nguyên nhân là: do sự bùng nổ dân số thế giới sau chiến tranh; do những biến đổi kinh tế, mức sống được nâng cao, những người trẻ tuổi có điều kiện lưu lại lâu hơn trong hệ thống giáo dục; do nguyện vọng dân chủ hóa được nâng cao đòi hỏi giáo dục phát triển.

Sự bùng nổ sĩ số khiến cho chi phí giáo dục chiếm phần quan trọng trong ngân sách; nhân sự và bộ máy quản lí phình to ra làm cho giáo dục trở thành một ngành quan trọng của quốc gia. Sự tăng nhanh quy mô trong hệ thống giáo dục làm nảy sinh nhiều vấn đề cho xã hội và sự quản lí của nhà nước. Những khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, thầy giáo cũng xuất hiện: giáo dục đã phải dùng đến biện pháp tình thế như học 2, 3 ca; dựng các trường lớp lắp ghép sẵn và tạm bợ; huy động cả các thầy giáo chưa được huấn luyện tốt v.v… Điều này xảy ra ngay cả ở các nước công nghiệp phát triển.

Tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục, kể cả ở tầm quốc gia và quốc tế cũng trở nên căng thẳng hơn. Năm 1990 ước tính toàn thế giới còn khoảng 100 triệu trẻ em không được đi học, khoảng 1 tỷ người lớn còn mù chữ.

Đội ngũ thầy giáo đông đảo hơn, quan hệ giữa thầy giáo và học sinh cũng thay đổi. Thầy giáo không còn là người cung cấp thông tin duy nhất. Vai trò chủ yếu của thầy giáo chỉ còn ở việc tổ chức, hướng dẫn, khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập. Ở các nước phát triển có đến 80% ở tiểu học, 58% ở trung học nhà giáo là phụ nữ, còn ở các nước đang phát triển, con số này tương ứng là 50% và 39%.

Tăng trưởng kinh tế cùng với sự phát triển nhanh và liên tục của khoa học công nghệ đã làm biến đổi giáo dục một cách cơ bản và thực chất, đồng thời có yêu cầu càng cao hơn đối với giáo dục. Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ trở nên nổi trội và trở thành yếu tố quyết định của sự tăng trưởng và cạnh tranh. Nhiều quốc gia đã tăng cường các môn khoa học, công nghệ trong các bậc học. Trong xã hội xuất hiện sự chuyển dịch lao động từ tính vực công nghiệp chế tạo sang lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao: công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học…

Trong khi quy mô tăng đột biến, thì tổ chức hệ thống giáo dục vẫn giữ cơ bản như cũ đã trở nên không còn thích hợp. Các mục tiêu của giáo dục cũng cần được thẩm định lại để đáp ứng với các thách thức mới phát sinh. Rõ ràng là, để giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi phải đổi mới tư duy về giáo dục, phải nghĩ tới việc giáo dục suốt đời, giáo dục cho mọi người và một xã hội học tập.

– Kinh tế tri thức

Trong khoảng từ những năm 80 của thế kỷ qua, đến nay cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã có bước phát triển đặc biệt, tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc chưa từng có trong lịch sử nhân loại, với thành tựu của các ngành công nghệ cao trụ cột chính như: công nghệ thông tin (siêu xa lộ thông tin, internet, multimedia, thực tế ảo…), công nghệ sinh học (công nghệ gen, công nghệ tế bào…), công nghệ vật liệu (vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn, công nghệ nano…), công nghệ năng lượng,… đã đưa sự phát triển kinh tế sang một giai đoạn mới về chất, giai đoạn kinh tế tri thức.

Như vậy là, bên cạnh các nền kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, đã có thêm nền kinh tế mới – kinh tế hậu công nghiệp – hay còn gọi là nền kinh tế tri thức (KTTT). Người ta đã nghiên cứu và chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của 3 nền kinh tế trên: kinh tế sức người (kinh tế

nông nghiệp), kinh tế tài nguyên (kinh tế công nghiệp) và kinh tế từ thức (trong đó tri thức và thông tin trở thành yếu tố sản xuất quan trọng hơn cả vốn và lao động).

Chiến lược phát triển giáo dục, phát triển con người của chúng ta phải đáp ứng yêu cầu của cả ba nền kinh tế ấy. Chúng ta rất quan tâm đến những đặc trưng của ba nền ki tế này với ý tưởng chung là phát triển giáo dục nhằm phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực phục vụ các mục tiêu phát triển xã hội – kinh tế.

So với sự chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, sự chuyển biến từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức có ý nghĩa sâu sắc và trọng đại hơn. Đó là sự chuyển đổi từ một nền sản xuất dựa vào tài nguyên, lao động là chính sang một nền sản xuất dựa vào trí tuệ con người là chính, cũng tức là lực lượng sản xuất vật chất là chủ yếu sang lực lượng sản xuất tinh thần là chủ yếu.

Trong nền KTTT sẽ xuất hiện một số vấn để mới đối với giáo dục.

Học với lao động là một

Nền kinh tế tri thức dựa chủ yếu trên lao động trí óc và sáng tạo cho nên có sự trùng hợp giữa học tập và lao động. Khi lao động để hoàn thành một sản phẩm trí tuệ thì đó cũng chính là học tập. Do đó phải học tập từng phút, từng giờ trong lao động trí óc cho có hiệu quả. Tư duy chính là lao động. Tư duy và hợp tác sẽ làm cho lao động trí óc có hiệu quả hơn.

Học tập trở nên thách thức suốt đời

Từ trước đến nay ta thường tách riêng thời đi học và thời đi làm. Trong nền KTTT, học và làm là một. Người ta tính rằng với khối kiến thức của một kỹ sư thì chỉ sau thời gian 3 năm khối kiến thức đó sẽ trở nên lạc hậu, cần được bổ sung. Do đó phải liên tục học tập. Một chuyên gia được định nghĩa là một người luôn luôn làm cho kiến thức tăng gấp đôi trong mỗi 18 tháng.

Học tập dịch chuyển dần ra ngoài các trường chính quy

Trong nền KTTT, tiêu dùng cũng là học tập; sử dụng thành thạo điện tử gia đình cũng là học tập; mua hàng qua mạng internet, gửi thư điện tử (E–mail) v.v… đều phải học. Giáo dục nhà trường chỉ là một phần, một giai đoạn ngắn trong toàn bộ cuộc sống của mỗi con người. Vai trò của giáo dục ngoài nhà trường kể cả đối với đại học ngày càng lớn. Giáo dục cao đẳng, đại học chuyển từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng, giáo dục phổ cập. Dường như khi đó học tập đã dịch chuyển dần ra ngoài các trường đại học chính quy.

Xuất hiện hình thức giáo dục công nhân viên ở các hãng, các công ty: hàng loạt các trường đại học của công ty xuất hiện như MotorolaUniv., Hewlett – PackardUniv., Sam sung Univ. v.v... Cạnh tranh của doanh nghiệp trở nên nhân tố cạnh tranh học tập, ai học tập được nhanh hơn sẽ thắng. Chính các doanh nghiệp phải thành lập các tổ chức học tập để cạnh tranh.

Nhà trường của không gian điện tử

Một sinh viên cần phụ đạo về một vấn đề, trước đây phải tới gặp thầy giáo được phân công, bây giờ có thể thông qua mạng (internet trong nước – không gian điện tử) để đặt câu hỏi cho các địa chỉ và sẽ nhận được sự phụ đạo tận tình, thậm chí có thể đối thoại. Xuất hiện nhà trường trên mạng, đó là nhà trường của không gian điện tử.

Nếu hệ thống giáo dục được tích hợp đầy đủ vào siêu xa lộ thông tin (mạng máy tính quốc gia) thì khả năng thích nghi của hệ thống với nền kinh tế tri thức chắc chắn sẽ tốt đẹp.

– Xu thế toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là một xu thế của thế kỷ 20, do sự phát triển vũ bão của khoa học, công nghệ – nhất là công nghệ cao và sự phát triển của kinh tế thị trường. Xây dưng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực có trình độ trí tuệ và tay nghề nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh là cách làm thông minh chủ động hội nhập vào xu thế này.

Trong quá trình toàn cầu hóa, lợi thế cạnh tranh ngày càng nghiêng về những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ nhân tài. Do có lợi thế về tri thức khoa học và

công nghệ, các nước phát triển có cơ hội bóc lột giá trị thặng dư tinh vi và cao hơn trước đây nhiều lần.

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa là động lực và là nguồn gốc sức mạnh của mỗi dân tộc, là nội dung xuyên suốt mọi lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học, nghệ thuật, ngoại giao, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Khi hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa, nếu biết phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại thì sẽ có sức để kháng đối với các cuộc “xâm lược văn hóa” diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Cuộc cách mạng thông tin hiện nay đang tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu các tinh hoa văn hóa của các nước, nhưng đồng thời cũng làm cho các nền văn hóa dễ bị pha tạp, lai căng, mất bản sắc. Chính sách đúng đắn là kết hợp hài hòa giữa tự do thông tin vui kiểm soát có lựa chọn. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy truyền thống dân tộc phải được quán triệt trong mọi lĩnh vực giáo dục và trong lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội khoa học, nghệ thuật, ngoại giao, an ninh quốc phòng… Chính đó là nguồn gốc sức mạnh của dân tộc.

Toàn cầu hóa là một xu thế không thể đảo ngược, đó là sự hợp tác trong cạnh tranh quyết liệt. Điều kiện cần để thành công trong cuộc đua tranh này là có một đội ngũ nhân lực đủ sức đương đầu với cạnh tranh và hợp tác. Nền giáo dục nước ta có sứ mệnh đào tạo ra những người lao động có khả năng thích ứng với những thay đổi công nghệ, những biến động của việc làm, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, sự giao lưu văn hóa, sự chuyển đổi giá trị trong phạm vi khu vực và thế giới mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Toàn cầu hóa tạo ra cơ hội cho GD – ĐT nước ta hội nhập với nền GD – ĐT của thế giới, bắt kịp với GD – ĐT các nước tiên tiến hơn và cơ hội sử dụng kho tàng tri thức nhân loại.

b. Bối cảnh trong nước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định rằng trên cơ sở nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trong thời gian từ nay đến khoảng năm 2020 ra sức phấn đấu để nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mục tiêu đặt ra đối với phát triển kinh tế là tăng trưởng thu nhập quốc nội trung bình năm 7 – 8% và ổn định trong một khoảng thời gian dài, phấn đấu GDP/ người đạt 700 – 800USD vào năm 2010. Để đạt mục tiêu đó, nhiệm vụ trung tâm trong thời gian tới là tiến hành CNH, HĐH đất nước; tức là về mặt sản xuất sẽ chuyển đổi căn bản từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động có trình độ cao với công nghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất và các hệ điều khiển hiện đại: về mặt xã hội sẽ biểu hiện nhiều giá trị hiện đại, văn minh chung của nhân loại ngày nay, đảm bảo các điều kiện phát triển bền vững cả thiên nhiên và con người. Con người có cuộc sống đảm bảo về vật chất và tinh thần, có học vấn, có năng lực sáng

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý nhà nước quản lý giáo dục đào tạo (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w