Kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ ngành liên quan và Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành khai khoáng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 112)

- Đánh giá, đo lường rủi ro: Tuỳ từng tính chất, đặc điểm của từng dự án, cán bộ

2.3Kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ ngành liên quan và Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam.

liên quan và Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam.

a. Với nhà nước.

Nhà nước cần thành lập nhiều hơn nữa các công ty chuyên tư vấn, mua bán thông tin nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu thông tin của các ngân hàng nói riêng và các DN nói chung. Ngoài ra chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách hệ thống Tài chính - Ngân hàng theo hướng mềm dẻo - linh hoạt hơn, trao quyền độc lập và tự chủ nhiều hơn nữa cho khu vực này. Đồng thời quy định rõ các biện pháp, chế tài xử lý nghiêm khắc những trường hợp các công ty cung cấp thông tin không chính xác, gây thiệt hại cho các bên liên quan.

Nhà nước cần kế hoạch hóa đầu tư phát triển cho từng ngành, lĩnh vực một cách đồng đều và thống nhất, tránh xảy ra tình trạng khi thẩm định thì nhu cầu sản phẩm của dự án tại vùng đầu tư ở trạng thái thiếu nhưng trên toàn ngành thì tổng sản phẩm lại dư thừa hay như trường hợp các dự án cùng loại được thực hiện cùng một lúc ở nhiều nơi.

Giảm bớt sự “giúp đỡ” với các DNNN: việc nhà nước cho phép các DNNN được vay vốn không cần thế chấp tài sản là hoàn toàn bất hợp lý trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, vì nó tạo ra sự bất cân đối trong việc tiếp xúc nguồn vốn ngân hàng của các DN. Đồng thời cũng cần tổ chức, sắp xếp lại các DNNN, chỉ để tồn tại những DN kinh doanh thực sự có hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội, kiên quyết loại bỏ những DN yếu kém để tạo điều kiện mở rộng tín dụng cho các ngân hàng.

Vai trò của ngành Ngân hàng - tài chính nói chung và của công tác thẩm định DA nói riêng là rất quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là khi xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên đây cũng là một ngành chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các biến động của môi trường như các chính sách, các văn bản pháp luật…Vì vậy, Chính phủ và các Bộ ngành cần phải có đường lối chính sách đúng đắn, có tầm nhìn lâu dài, tránh thay đổi liên tục các văn bản pháp luật cũng như các chính sách.

Thứ nhất, Nhà nước cần công bố rộng rãi quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ. Quy hoạch này sẽ giúp cho các NH có cơ sở để bố trí kế hoạch tín dụng để vừa đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đảm bảo về mặt lợi ích cho các NH.

Thứ hai, nhà nước cần không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách. Nhà nước cần đưa ra các chính sách phát triển kinh tế hợp lý, tránh những đột biến xuất hiện làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung và của NH nói riêng, gây thiệt hại cho NH, chủ đầu tư và toàn nền kinh tế.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động NH nói chung và quy chế thẩm định DA đầu tư nói riêng. Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp chế nhằm có đủ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện luật ngân hàng, đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động hiệu quả, năng động và an toàn.

Thứ ba, nhà nước cần có quy định buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán, tạo điều kiện cho các Nh trong việc kiểm tra, giám sát tình hình doanh nghiệp, qua đó có thể phòng ngừa rủi ro. Mặt khác cần đẩy mạnh hoạt động kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập trong nền kinh tế, đặc biệt là kiểm toán độc lập vì đây là nơi cung cấp thông tin cho công tác thẩm định khá chính xác. Để nâng cao hoạt động của kiểm toán trước hết cần có sự thống nhất giữa các công ty kiểm toán Việt Nam, tiêu chuẩn hoá các chuẩn mực kiểm toán sao cho phù hợp với những chuẩn mực quốc tế.

Thứ tư, Các bộ ngành thì phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành do mình quản lý.

b. Với ngân hàng nhà nước.

Tăng cường vai trò của các trung tâm thông tin Ngân hàng. Như được biết hiện nay NHNN đã có hai trung tâm thông tin Ngân hàng là: trung tâm phòng ngừa rủi ro viết tắt là (TRP) và trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đặt tại vụ tín dụng NHNN và có chi nhánh tại NHNN các tỉnh thành phố. Hiện tại, CIC là trung tâm thu thập các thông tin về các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp lớn và phát huy được những vai trò cơ bản. Nhưng đòi hỏi của ngành Ngân hàng còn cao hơn rất nhiều so với những gì mà CIC cung cấp. Cần thiết phải cải tiến cơ chế làm việc của trung tâm này: Một là, cần sắp xếp trung tâm này trở thành một thành viên độc lập, có thể cung cấp những dịch vụ thông tin liên quan đến ngành Ngân hàng tài chính cho những ai có nhu cầu. Hai là,

ngoài những thông tin về Ngân hàng tài chính họ cần phối hợp với các cơ quan liên quan của Chính phủ như: uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Tổng cục thống kê, … để thu thập những thông tin đa dạng và phong phú hơn nữa về mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Các cán bộ thẩm định của Ngân hàng, có thể trực tiếp thu thập hệ thống cơ sỏ dữ liệu tại trung tâm này thông qua mạng cục bộ của Ngân hàng, khai thác những số liệu cần thiết về doanh nghiệp về ngành có liên quan đến doanyh nghiệp, về tình hình thị trường, những dự báo,.. qua đó tăng cường thẩm định các dự án.

NHNN cần thực thi chính sách lãi suất thị trường để cho các NHTM có sự linh hoạt cho lĩnh vực đầu tư các dự án. Mục tiêu của NHTM là tăng tối đa lợi nhuận, nhưng những quy định về lãi suất trong thời gian vừa qua mặc dù là một chủ trương đúng đắn nhưng nó vẫn có thể làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Nếu chỉ với lãi suất thị trường thì lãi suất vẫn biến động theo tỷ lệ lãi suất chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước làm tăng tối đa lợi nhuận cho Ngân hàng, nhất là những dự án đầu tư trung dài hạn. Những hạn chế của lãi suất cố định làm cho khi thẩm định dự án và quyết định cho vay, Ngân hàng vẫn có thể là người chịu thiệt thòi. Bởi vì, các dự án cho vay dự án thường là trung dài hạn nhưng hiện tại lãi suất là thấp ví dụ 1%/ tháng nhưng một năm sau lãi xuất tăng 2%/tháng như có dự án vẫn chỉ được hưởng lãi suất 1%/tháng. Đối với các dự án thuộc ngành có lợi nhuận siêu ngạch như thuốc lá, đồ uống, …mà chúng ta không khuyến khích phát triển thì lãi suất trần sẽ gây cản trở cho Ngân hàng trong việc tăng lãi suất đối với các dự án đầu tư vào ngành này. Việc thay đổi chính sách với các dự án đầu tư vào các ngành này. Việc thay đổi chính sách lãi suất không những giúp Ngân hàng tăng hiệu quả trong việc cho vay các dự án mà còn giúp Chính Phủ điều tiết nền kinh tế đúng định hướng của mình.

- Ngân hàng nhà nước là cơ quan điều hành, trực tiếp của các NHTM thì nhất thiết phải có hỗ trợ các NHTM trong công tác thẩm định. NHNN cần ban hành một “cẩm nang”chung về quy trình, nội dung thẩm định dự án trên cơ sở thẩn định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ kế hoạch và Đầu tư phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời hoà nhập dần với thông lệ quốc tế. Chẳng hạn như việc tính toán một số chỉ tiêu điểm hoà vốn, IRR của dự án có vốn vay Ngân hàng trong điều kiện có lạm phát. Mốc để so sánh các chỉ tiêu đó của dự án nhằm đưa ra quyết định cho vay hay không ? Hoặc quan điểm về tính nguồn trả nợ hàng năm.Ngoài những cuộc hội thảo nhằm bàn

bạc đúc rút những kinh nghiệm thẩm định tại NHTM, nhất thiết phải tổ chức những khoá học thường niện cho các cán bộ thẩm định do các chuyên gia của WB, IMF hoặc của một số nước khcs có ngành Ngân hàng phát triển để họ có thể nắm bắt được những tiến bộ, ứng dụng thành công vào công tác thẩm định của mình.

- Hiện nay Chính phủ cho phép các DNNN vay vốn không phải thế chấp tài sản làm đảm bảo thì phải có quy định rõ ràng khi doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả dẫn đến bị phá sản thì vốn vay Ngân hàng được ưu tiên hàng đầu, để tránh tình trạng thất toát vốn của Ngân hàng cũng như của nền kinh tế.

- Để phát huy trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin tín dụng, chất lượng thông tin, cần lập các công ty tư vấn chuyên mua bán thông tin. Qua đó tách biệt vai trò quản lý NHà nước của NHNN và vai trò kinh doanh thông tin của các công ty tư vấn.

Ngân hàng nhà nước đã có những quy định về cho vay một cách cụ thể và cũng đã ban hành một quy trình thẩm định chung. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại căn cứ vào quy trình đó để thực hiện. Tuy nhiên nhiều đơn vị vẫn cố tình vi phạm quy chuẩn chung này, vì vậy nên chăng cần thường xuyên tiến hành kiểm tra chéo chất lượng thẩm định của các đơn vị. Đồng thời ban hành các quy định xử phạt một cách nghiêm khắc hơn nữa để xử lý những đơn vị cố tình vi phạm quy chuẩn chung này.

Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về dự án đầu tư; thông báo kịp thời các nghị định, thông tư hướng dẫn các ngân hàng thương mại những thông tin về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế của từng địa phương, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, những ngành kinh tế mũi nhọn được ưu tiên, chú trọng.

Ngân hàng nhà nước cũng cần tăng cường hơn nữa vai trò của các trung tâm thông tin ngân hàng như: Trung tâm phòng ngừa rủi ro (TRP), trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Ngoài ra cũng cần hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc nâng cao nghiệp vụ thẩm định cũng như phát triển đội ngũ cán bộ thẩm định thông qua các hoạt động như:

+ Tổ chức hội thảo tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển do mỗi ngân hàng có những đặc điểm riêng biệt.

c.Với ngân hàng Hàng Hải Việt Nam.

Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam là một đơn vị quản lý trực tiếp của SGD Ngân hàng Hàng Hải nên những quyết định về phương hướng hoạt động có ảnh hưởng lớn đến công tác nghiệp vụ của SGD. Vì vậy, để một trong những hoạt động nghiệp vụ đó là việc thẩm định tài chính các dự án, Ngân hàng nên:

- Tăng cường tổ chức các khoá học ngắn hạn, các lớp tập huấn chuyên để thẩm định DA đầu tư, tổ chức đi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm công tác thẩm định cho các chi nhánh nhằm tăng nâng cao năng lực thẩm định trong toàn hệ thống.

- Cần hoàn thiện quy trình tín dụng cũng như quy trình thẩm định DA đầu tư thống nhất trong toàn hệ thống cho phù hợp với tình hình mới để SGD có thể căn cứ vào đó mà thực hiện.

- Đề nghị Ngân hàng Hàng Hải cần thành lập một mạng lưới thông tin; thống nhất mẫu báo cáo thẩm định trong toàn chi nhánh.

- Cần tăng cường hoạt động của bộ phận thông tin phòng ngừa rủi ro thuộc ngân hàng để có thể cung cấp thông tin thường xuyên cho các chi nhánh của mình.

- Ngân hàng cần có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến các chi nhánh. Cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết các tỷ lệ tài chính trung bình từng ngành để tạo thuận lợi cho công tác thẩm định ở mỗi chi nhánh. Bên cạnh đó cần tích luỹ các chỉ tiêu dự án sau khi đã kiểm chứng qua thực tế cùng với việc sưu tầm những chỉ tiêu của các Ngân hàng bạn. Tập hợp các thông tin về chất lượng phát triển của các ngành, tình hình đầu tư, hiệu quả đầu tư của các ngành trên toàn quốc sẽ được Maritime bank xây dựng thành hệ thống thông tin của ngành và đưa lên mạng nội bộ.

- Định kỳ có tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm trong toàn hệ thống để làm bài học chung trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời tạo mối quan hệ giúp đớ lẫn nhau giữa các Chi nhánh trong toàn hệ thống.

Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam cũng nên có biện pháp đẩy mạnh chất lượng tín dụng trung dài hạn. Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam nên bám sát thực tiễn để hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay; Tổ chức thường xuyên hiệu quả các buổi hội thảo, các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ, từ đó kinh nghiệm của các cán bộ được nâng lên đáng kể, giúp cho Ngân hàng thành viên

hạn chế rủi ro và an toàn hiệu quả vốn đầu tư; nâng cao hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro nắm bắt được sự cần thiết của thông tin. Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam cần trang bị mạng lưới thông tin hiện đại từ các cơ sở lên, phải có quan hệ trao đổi thông tin với các tổ chức lớn khác chứa nhiều thông tin như các Ngân hàng thương mại khác, các cơ quan tư pháp, các tổ chức phi Ngân hàng…để có thông tin chính xác, để kịp thời chỉ đạo hoạt động của chi nhánh. Ngoài ra, Ngân hàng Công thương Việt Nam nên nhanh chóng nâng cao trình độ cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các chi nhánh.

Đối với SGD ngân hàng Hàng Hải Việt Nam cần chủ động tiếp cận doanh nghiệp để thẩm định các thông tin từ phía khách hàng, mở rộng thị trường, nắm bắt kịp thời các chủ trương kế hoạch của Nhà nước, ngành, tăng cường hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu, cải tiến phong cách làm việc, xây dựng chính sách khách hàng cụ thể.

Tóm lại, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư đối với SGD ngân hàng Hàng Hải là vấn đề cần thiết. Để đạt đựơc mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các bộ phận trong Ngân hàng. Bên cạnh đó rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, các ngành các cấp cùng thực hiện thì chất lượng thẩm định dự án sẽ được nâng cao, đáp ứng yêu cầu hoạt động cho vay của SGD nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung.

KẾT LUẬN

Hệ thống ngân hàng thương mại đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong cơ cấu vốn của hầu hết các dự án đều không thể thiếu sự tham gia của vốn vay ngân hàng. Đặc biệt, các dự án trong lĩnh vực khai khoáng có nhu cầu vốn đầu tư lớn, nên giá trị khoản vốn vay ngân hàng cao. Tuy nhiên, lĩnh vực khai khoáng là một lĩnh vực vô cùng phức tạp và nhiều biến động nên đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác thẩm định tại Chi nhánh.

Từ khi thành lập đến nay, mặc dù các dự án vay vốn trong lĩnh vực khai khoáng mà SGD thẩm định không nhiều nhưng chất lượng công tác thẩm định các dự án này đã và đang từng bước được nâng cao. Các dự án khai khoáng do SGD thẩm định đều được đánh giá cao, góp phần tăng uy tín cho SGD trong toàn hệ thống ngân hàng Hàng Hải Việt Nam.

Qua thời gian thực tập tại phòng tín dụng của SGD ngân hàng Hàng Hải, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài:“Hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành khai khoáng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam”.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành khai khoáng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 112)