Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành khai khoáng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 106)

- Đánh giá, đo lường rủi ro: Tuỳ từng tính chất, đặc điểm của từng dự án, cán bộ

2.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực

Thực tế đã cho thấy con người luôn là yếu tố trung tâm, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Chính con người quyết định sự thu thập thông tin , sử dụng các phương pháp để xử lý và ra quyết định cuối cùng. Do đó, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án thì trước tiên ngân hàng cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về mọi mặt: nhận thức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác và đạo đức nghề nghiệp ….. Cụ thể :

* Tuyển chọn nhân sự đầu vào có chất lượng cao

Trong thời gian qua, đa số đội ngũ cán bộ được tuyển chọn vào chi nhánh đều có trình độ chuyên môn tương đối cao, tuy nhiên trong thời gian tới, chi nhánh nên chú ý tiếp tục thực hiện công tác bổ sung, tuyển mới những người thực sự có năng lực vào làm việc. Cán bộ được tuyển chọn cần có sự kết hợp hài hoà giữa năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức. Sau khi tuyển dụng, ngân hàng cần phổ biến để mỗi cán bộ đều nắm bắt được các mục tiêu, các quy định của ngân hàng cũng như các quy định pháp

luật có liên quan, đồng thời cần được hướng dẫn và đào tạo chuyên sâu về công việc mà họ sẽ được giao.

Chi nhánh cũng cần có các chính sách thu hút nhân tài vào làm việc lâu dài. * Đào tạo, trao đổi chuyên môn.

Chi nhánh nên mở các lớp đào tạo, tổ chức các buổi hội thảo, mời các chuyên gia về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng bạn, tìm nguồn tài liệu cho cán bộ tham khảo ... Bên cạnh việc khuyến khích động viên cán bộ tự trau dồi kiến thức, ngân hàng có thể cử những nhân viên có đủ năng lực đi học để có điều kiện học hỏi và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Ngoài ra, nên rà soát lại những cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, xem xét điều chuyển họ sang cương vị mới.

* Giáo dục về nhận thức, tư cách đạo đức cho CBTĐ

Chi nhánh cần thường xuyên giáo dục về ý thức đạo đức và kỷ luật nghề nghiệp cho các cán bộ của mình để họ nhận thức được vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác thẩm định dự án, đồng thời có ý thức tự giác, trung thực và tinh thần trách nhiệm cao hơn

Chi nhánh cũng nên có chế độ đãi ngộ xứng đáng với nhân viên, kịp thời khen thưởng về vật chất lẫn tinh thần đối với các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phát hiện ra những biểu hiện sa sút về đạo đức để kịp thời uốn nắn. Xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ có hành vi tiêu cực, vô tình hay cố ý làm trái các quy định chung dẫn đến những thiệt hại cho ngân hàng …

Việc làm tốt công tác thẩm định không chỉ phụ thuộc vào bản thân mỗi CBTĐ mà còn phải có sự kiểm tra giám sát thường xuyên của NH. Do vậy, chi nhánh cũng phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát, lựa chọn và đào tạo các cán bộ thanh tra có năng lực, có phẩm chất tốt và có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.

Trong công tác cho vay dự án, khâu thẩm định đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của việc đầu tư dự án, vì thế cán bộ thẩm định được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả thẩm định dự án. Kết quả thẩm định sẽ có độ tin cậy cao nếu được thực hiện một cách khách quan, khoa học và toàn diện – công tâm, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ thẩm định. Vì vậy nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm định là vô cùng quan trọng. Các yêu cầu đặt ra là:

- Thứ nhất, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ thẩm định: Cán bộ thẩm định cần được

đào tạo bài bản đúng lĩnh vực ngân hàng tài chính, đầu tư dự án, cần có kiến thức gắn liền với ngành nghề liên quan thẩm định dự án như tài chính, xây dựng, kỹ thuật...

- Thứ hai, cán bộ thẩm định cần có trình độ đại học trở lên, có kiến thức chuyên

sâu về tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án, có khả năng tổng hợp, đánh giá tốt và nhạy bén các vấn đề, có kinh nghiệm làm việc. Bên cạnh đó, các cán bộ thẩm định phải sử dụng thành thạo các kỹ năng sử dụng máy tính, các phần mềm phục vụ công tác thẩm định.

- Thứ ba, cán bộ thẩm định cần có kinh nghiệm hoạt động trong thực tế, đã từng

trực tiếp tham gia vào giám sát, theo dõi hoặc quản lý, phải có kinh nghiệm chuyên sâu về một số ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách, có kinh nghiệm đàm phán, cho vay, theo dõi giám sát khoản vay...

- Thứ tư, cán bộ thẩm định cần có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có

tinh thần trách nhiệm trong công việc, có ý thức kỷ luật nghề nghiệp cao. Cụ thể hoá các yêu cầu trên bằng việc thực hiện các chính sách sau:

- Xây dựng chính sách tuyển dụng cán bộ hợp lý: Cần có chính sách tuyển dụng

ưu tiên đối với các sinh viên giỏi mới ra trường thuộc khối ngành kinh tế, ngân hàng, tài chính, đầu tư

- Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thẩm định: Đối với

các cán bộ đang làm việc, Maritime Bank Hà Nội cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ thẩm định dự án thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn, mời các chuyên gia tới đào tạo, tập huấn, hướng dẫn các nghiệp vụ liên quan đến thẩm định dự án.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ thoả đáng: Cần có những quy định rõ ràng, chi tiết

và cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ làm công tác thẩm định để mọi thành viên lấy đó làm hướng phấn đấu. cần xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý, khoa học đối với nhân viên của Maritime Bank nói chung cũng như nhân viên thẩm định dự án nói riêng, sắp xếp bố trí đúng người đúng việc để họ có thể yên tâm phát huy tối đa chuyên môn, năng lực sở trường của bản thân và gắn bó lâu dài với MSB mà không chuyển đi làm việc ở những nơi/những bộ phận khác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành khai khoáng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w