Thẩm định khía cạnh thị trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành khai khoáng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 72)

- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: tập trung vào vào các vấn đề như

1.2.6.2.2.Thẩm định khía cạnh thị trường

10 Dòng tiền dự án

1.2.6.2.2.Thẩm định khía cạnh thị trường

a. Nhu cầu sử dụng quặng sắt trong nền kinh tế:

Với tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp xây dựng giao thông, cơ khí, đóng tàu hơn 20%/năm, quặng sắt được sử dụng rộng rãi trong luyện gang, phôi thép, công nghiệp xi măng… theo số liệu thống kê hiện nay nhu cầu sử dụng thép xây dựng, thép chế tạo, các sản phẩm từ thép trong những năm qua như sau :

Năm 2005 : 2,5 triệu tấn Năm 2006 : 3,9 triệu tấn Năm 2007 : 5,5 triệu tấn

Dự báo nhu cầu thiết yếu ( theo quy hoạch của Thủ tướng CP số 145/2007/QĐ- TTg ).

Năm 2010 : 10-11 triệu tấn Năm 2015 : 15-16 triệu tấn Năm 2020 : 20-21 triệu tấn

Với lượng thép trên tương ứng phải cần một lượng quặng gấp 1,5 – 1,7 lần khối lượng thép thành phẩm để sản xuất.

Đứng trước tình hình đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, Việt Nam đang phải nhập phôi và thép phế ( khoảng 50-60 % ) từ một số thị trường như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc… Riêng 6 tháng đầu năm, theo số liệu thống kê từ Hiệp hội thép Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập 1.083.000 tấn phôi thép với giá 420-450 USD/tấn. Việc phải phụ thuộc vào lượng phôi thép trong nhập khẩu đã ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành công nghiệp có sử dụng thép và sản phẩm từ thép, giá cả lên xuống rất thấp thường gây nên ảnh những “ cơn sốt “ , tính từ năm 2006 đến nay giá thép đã tăng khoảng 35 %.

Để chủ động giải quyết sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu chính sản xuất thép, đồng thời đảm bảo chỉ tiêu về tăng trưởng Công nghiệp mà Nghị quyết đại hội Đảng đề ra, mới đây ngày 30/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 124/2006/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch thăm dò khai thác chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, theo đó phải nâng công suất khai thác để khai thác như sau :

Năm 2010 : 9 triệu tấn /năm

Năm 2011- 2015 : 14 triệu tấn/năm Năm 2016- 2020 : 20 triệu tấn /năm

Tập trung tại một số tỉnh Lào Cai 6 mỏ, Yên Bái 4 mỏ, Hà Giang 2 mỏ, Tuyên Quang 2 mỏ, Thái Nguyên 2 mỏ, Bắc Kạn 4 mỏ, Thanh Hoá 2 mỏ và Hà Tĩnh 1 mỏ. Tuy nhiên, sản lượng trên có thể điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.

Riêng tại Bắc Kạn khai thác và chế biến quặng sắt các mỏ trên địa bàn của tỉnh với tổng công suất 350.000 tấn/năm để cung cấp cho 02 lò cao 25 m³ đang xây dựng tại Bắc Kạn và cung cấp cho Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Tại công ty Gang thép Thái Nguyên với dự án mở rộng nâng công suất thêm 500.000 tấn/năm nhu cầu về quặng đang thiếu hụt.

Quy hoạch chế biến như sau : Phần lớn quặng sắt của các mỏ đều có hàm lượng thấp, cần phải chế biến, làm giàu trước khi tiêu thụ. Đầu tư phải đồng bộ giữa khâu khai thác, tuyển khoáng để làm giàu quặng.

Ngoài việc phục vụ cho các lò cao trong nước để luyện gang, cần một lượng lớn xuất khẩu sang các nước khác như Trung Quốc để đổi lấy than cốc, than mỡ ( các nguyên liệu này trong nước không sản xuất được ).

Như vậy, khai thác quặng sặt hiện tại và trong tương lai 5-10 năm tới tại Việt Nam theo quy hoạch cũng chỉ đáp ứng được 80-90% cho nhu cầu sản xuất thép, phần còn lại phải nhập khẩu phôi từ nước ngoài. Thị trường đầu ra cho quặng sắt là vô cùng “ mở”.

b. Thị trường tiêu thụ quặng sắt đối với mỏ sắt Bản Cuôn 1

Hiện nay Tổng công ty Máy động lực và máy Nông nghiệp đã đưa vào hoạt động nhà máy luyện gang Cẩm Giàng tại huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn với công suất giai đoạn 1: 20.000 tấn gang/năm tương ứng với 01 lò cao 25m³. Dự kiến trong thời gian tới Matexim sẽ tiếp nhận lại Nhà máy gang Cẩm Giàng từ Tổng công ty và thực hiện đầu tưu giai đoạn 2 thêm 01 lò cao 120m³ ( năm 2010) giai đoạn 3 đầu tư mở rộng thêm 01 lò cao 120m³ ( năm 2011).

Bảng 12: Dự kiến nhu cầu quặng nhà máy gang Cẩm Giàng

TT Năm Sản lượng gang ( tấn) Nhu cầu quặng ( tấn ) Nhu cầu than cốc ( tấn)

1 2009 20.000 34.000 16.000

2 2010 110.000 190.000 88.000

3 2011 110.000 190.000 88.000

4 2012 220.000 374.000 176.000

Tổng 460.000 788.000 368.000

Như vậy, tính đến năm 2012, tổng lượng quặng cần thiết cho lò cao Cẩm Giàng là: 2.260.000 tấn, trong đó :

+ 788.888 tấn quặng nguyên liệu

+ Quặng đồi cốc ; 368.000 tấn x 4 tấn quặng/tấn cốc = 1.472.000 tấn quặng (theo định mức đổi được Bộ CN cho phép. )

Hiện tại nguồn quặng nguyên liệu đang được khai thác để phục vụ cho lò cao Bắc Kạn không đáp ứng đủ. Do đó, lượng quặng khai thác được từ dự án sẽ nhanh chóng được đưa vào sử dụng, điều đó cho thấy thị trường tiêu thụ là rất tốt và dự là rất hiệu quả.

Ý kiến của sinh viên thực tập: Tôi thấy rằng cán bộ thẩm định chưa phân tích

được tình hình và mức độ cạnh tranh của các đơn vị khai thác khác trong cả nước hiện tại cũng như tương lai. Mặc dù, sản phẩm của dự án có thể phân phối 100% tuy nhiên mức độ cạnh tranh giữa các đơn vị có thể làm thay đổi giá thành sản phẩm của dự án, làm sai lệch các chỉ tiêu hiệu quả so với tính toán ban đầu của DN. Thêm một thông tin nữa, quặng sắt đặc biệt là sắt thép trong nước cũng đang bị cạnh tranh khốc liệt với phía Trung Quốc giá rẻ vì vậy DN cũng phải xây dựng chiến lược cạnh tranh thích hợp ngay từ ban đầu. Về yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất là nước, tôi cũng nhận thấy có những khó khăn nhất định bởi nguồn nước ở các tỉnh vùng cao tương đối ít và tỉnh Bắc Kạn cũng không có con sông lớn nào chảy qua do vậy dự án phải đặc biệt lưu tâm đến vấn đề nguồn nước phục vụ sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành khai khoáng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 72)