- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: tập trung vào vào các vấn đề như
10 Dòng tiền dự án
1.2.5. Thực trạng phương pháp thẩm định dự án ngành khai khoáng tại ngân hàng
hàng
* Phương pháp thẩm định theo trình tự.
Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, từ đánh giá ban đầu về hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay vốn của Khách hàng đến đánh giá chi tiết từng nội dung thẩm định, từ đó đưa ra quyết định đồng ý hay bác bỏ khoản cho vay dự án đầu tư. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt quy trình thẩm định dự án, trong tất cả các nội dung thẩm định, đặc biệt là nội dung thẩm định tài chính, phi tài chính về Chủ đầu tư.
Ví dụ: DA đầu tư ‘‘Dây truyền khai thác đá Granit” của công ty TNHH Hương
Sơn. Đây là một dự án khá lớn và được triển khai trong thời gian dài. Để tránh những lãng phí không cần thiết, CBTĐ đã tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn theo trình tự: Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ, cán bộ QHKH cùng với CBTĐ thẩm tra trực tiếp khách hàng những thông tin tổng quan của dự án, các quyết định có liên quan về mặt pháp lý của dự án như các quyết định, giấy chứng nhận quy hoạch, giấy phép xây dựng nhằm đánh giá một cách chung nhất tính phù hợp của DA cũng như quy mô DA, mục đích của DA… Tiếp đó CBTĐ sẽ thẩm định tư cách pháp lý của công ty TNHH Hương Sơn qua bộ hồ sơ pháp lý và hồ sơ giao dịch. Đồng thời thẩm định năng lực kinh doanh của ban lãnh đạo công ty, lịch sử nợ vay tín dụng tại các tổ chức tín dụng tại các TCTD của cty cũng như tình hình tài chính của chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư có đủ tư cách pháp nhân và năng lực kinh doanh thì mới tiến hành thẩm định các nội dung tiếp theo.
* Phương pháp phân tích so sánh đối chiếu.
Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây dựng hoặc đang hoạt động. Sử dụng phương pháp này giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác các chỉ tiêu của dự án. Từ đó có thể rút ra các kết luận đúng đắn về dự án để đưa ra quyết định đầu tư được chính xác.
- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị máy móc của dự án
- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi. - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.
- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý...
- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư - Các chỉ tiêu phân tích tài chính
- Các chỉ tiêu trong trường hợp có dự án và chưa có dự án
Ngoài các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, phương pháp này còn dùng để so sánh đối chiếu các thông tin phi tài chính của Chủ đầu tư, xem xét tư cách pháp lý của Chủ đầu tư với các quy định của pháp luật.
Phương pháp này sử dụng trong thẩm định tài chính, phi tài chính, pháp lý của Chủ đầu tư, Dự án đầu tư.
Ví dụ: Trong công tác thẩm định DA đầu tư xây dựng dây truyền khai thác đá
Granit, CBTĐ đã phải so sánh, đối chiếu rất nhiều các chỉ tiêu, định mức để làm cơ sở tính toán, phân tích các nội dung. Trong nội dung kỹ thuật CBTĐ căn cứ vào: các dự án khai khoáng khác mà SGD đã thẩm định và cho vay, cụ thể như dự án đầu tư nhà máy luyện Feromangan ở Trùng Khánh, Cao Bằng. CBTĐ sẽ so sánh xem về cơ sở vật chất, các tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế, hiệu quả về mặt tài chính, kinh tế xã hội... dự án có khả thi hay không. Đây là một phương pháp được dùng để đánh giá tính hợp lý và chính xác các chỉ tiêu của dự án. CBTĐ sẽ xem xét so sánh các các thông số kỹ thuật của dự án với các tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, các tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước ban hành để từ đó đánh giá được xem các thông số kỹ thuật các thiết bị công nghệ có phù hợp với dự án hay không.Từ đó mà sẽ ảnh hưởng đến quyết định của CBTĐ.
* Phương pháp dự báo.
Nội dung của phương pháp này là sử dụng các số liệu thống kê và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính
khả thi của dự án. Phương pháp dự báo thường dùng trong thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, thẩm định nguồn cung cấp đầu vào của dự án.
Ví dụ: trong DA ĐT xây dựng dây truyền khai thác đá Granit của công ty TNHH
Hương Sơn, CBTĐ đã sử dụng các thống kê của công ty và tham khảo tình hình trong khu vực đã dự báo DA khi đi vào hoạt động:
Năm Nhu cầu về đá Granit của thị trường (tấn) Khả năng cung cấp của dự án (tấn) 2009 42.000 19.000 2010 68.000 37.000 2011 103.000 63.000 2012 156.000 71.000
Như vậy có thể thấy nhu cầu của thị trường là rất lớn, dự án có thể yên tâm về sản phẩm đầu ra. Dự án có khả thi.
* Phương pháp phân tích độ nhạy.
Phân tích độ nhạy là phân tích mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Cụ thể hơn, đây là kỹ thuật phân tích nhằm thấy được sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc cần thẩm định ở đây là NPV và IRR. Các biến độc lập tác động lên NPV và IRR có thể là các thông số đã lựa chọn khi ước lượng dòng tiền, bao gồm:
- Tỷ lệ lạm phát - Tỷ giá hối đoái
- Thị phần của doanh nghiệp - Công suất máy móc thiết bị - Sản lượng tiêu thụ
- Đơn giá bán
- Định mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, sử dụng lao động - Đơn giá các loại như chi phí lao động, nguyên vật liệu, nhiên liệu…
Phương pháp này được sử dụng trong thẩm định rủi ro, thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm, thẩm định tài chính của dự án.
Ví dụ: khi sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để phân tích hiệu quả tài
chính của dự án đầu tư xây dựng dây truyền khai thác đá Granit của công ty TNHH Hương Sơn. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của phương án tĩnh NPV= 49.784.803tr, IRR= 24,85%, thời gian thu hổi vốn T= 3,38 năm. CBTĐ đã tiến hành phân tích độ nhạy 1 chiều của dự án khi các yếu tố đầu vào thay đổi.
Ví dụ khi giá bán biến động giảm 10% thì dự án vẫn đạt hiệu quả: Bảng TABLE
1 chiều
Phương án
tĩnh Mức biến động của giá bán
Các chỉ tiêu
hiệu quả 0% -2% -5% -7% -10%
NPV 49.784.803 40.430.216,35 26.398.336,66 17.043.750,20 3.011.870,51
IRR 24,85% 23,26% 20,97% 19,52% 17,43%
Thời gian thu
hồi vốn 3,38 3,53 3,73 3,87 4,21
Khi tổng mức đầu tư thay đổi Bảng TABLE 1 chiều Phương án tĩnh Mức biến động Cácchỉ tiêu 0% 2% 5% 7% 10% NPV 49.784.803 39.243.289,20 23.431.018,79 12.889.505,17 -2.922.765,24 IRR 24,85% 22,97% 20,39% 18,80% 16,61% T 3,38 3,54 3,78 3,93 4,49
Trường hợp có biến động về tổng mức đầu tư (do giá vật liệu xây dựng, trang thiết bị… tăng) dẫn đến tăng suất đầu tư cho DA – theo bảng tổng hợp số liệu trên DA vẫn hiệu quả trong trường hợp tổng mức đầu tư tăng đến 7%. DA sẽ không đạt hiệu quả khi tổng mức đầu tư biến động tăng 10%. Tuy nhiên đây là trường hợp rất khó xảy ra do trong phương án tính tổng mức đầu tư đã bao gồm phần dự phòng phí 5%, một số hợp đồng (thi công, giám sát) đã được ký trọn gói.
Khi cả giá bán và tổng mức đầu tư thay đổi Bảng TABLE 2
chiều Phương án tĩnh Biến động giá bán
Chỉ số NPV 49.784.803 -2% -5% -7% -10% Mức biến động vốn đầu tư 2% 29.888.702,74 15.856.823,05 6.502.236,59 (7.529.643,10) 5% 14.076.432,33 44.552,63 (9.310.033,83) (23.341.913,52) 7% 3.534.918,71 (10.496.960,98) (19.851.547,44) (33.883.427,13) 10% (12.277.351,70) (26.309.231,39) (35.663.817,85) (49.695.697,54) Trong cả 2 trường hợp vốn đầu tư tăng và giá cho thuê giảm, ta thấy chỉ tiêu NPV của dự án đạt được vẫn>0 (khi biến động giá bán<5% và biến động vốn đầu tư<7%). => Dự án có tính khả thi