Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành khai khoáng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 93)

- chế biến quặng mỏ sắt Bản Cuôn 1 của Công ty cổ phần Vật tư và thiết bị toàn bộ ( MATEXIM)

1.2.7.3.Nguyên nhân của những hạn chế

7. Phương thức giải ngân: Ngân hàng giải ngân đối ứng với Doanh nghiệp trên

1.2.7.3.Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

Một là, Chính sách cho vay chưa thực sự hoàn thiện.

Mặc dù Maritime Bank đã có chính sách đầu tư dự án đúng đắn, tuân thủ quy định của pháp luật và NHNN, phù hợp với tình hình môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của mình, tuy nhiên, chính sách này vẫn còn hạn chế ở khâu thẩm định và khâu tiếp xúc khách hàng, đó là vấn đề thu thập thông tin không đầy đủ cung cấp cho bộ phận khách hàng, thậm chí phải tiếp xúc với khách hàng gây phiền hà, tạo tâm lý khó chịu cho khách hàng. Ngoài ra, danh mục đầu tư dự án chưa cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực đầu tư đối với từng địa bàn đầu tư

Hai là, nguồn thông tin không đầy đủ và thiếu độ tin cậy.

Hiện nay, nguồn thông tin ngân hàng thu thập được chủ yếu vẫn dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp. Nhưng nguồn thông tin này nhiều khi không đầy đủ, không chính xác, thống nhất và phụ thuộc nhiều vào chủ đầu tư.

Ngoài ra, thông tin còn được thu thập từ cơ sở dữ liệu nội bộ Maritime Bank và trung tâm CIC – NHNN. Cơ sở dữ liệu nội bộ Maritime Bank hiện nay mới chỉ cung cấp được thông tin về doanh số, dư nợ của các khách hàng đã có quan hệ với Maritime Bank hoặc 1 số tổ chức tín dụng khác. Trung tâm CIC – NHNN thì cung cấp thông tin hoặc không đầy đủ, hoặc lạc hậu, hoặc kém chất lượng, không kịp thời và rời rạc.

Ba là, số lượng cán bộ chưa theo kịp yêu cầu.

Số lượng cán bộ thẩm định của Chi nhánh khá mỏng (chỉ có 3 cán bộ thường xuyên phụ trách mảng thẩm định) nên cường độ làm việc của cán bộ tín dụng thời gian

qua khá căng thẳng, do sức ép về thời gian nên cán bộ tín dụng mới chỉ thẩm định những chỉ tiêu và phương pháp cơ bản nhất phù hợp với dự án mà không thể thực hiện đầy đủ, toàn diện tất cả nội dung. Mặt khác, do tuổi đời của cán bộ thẩm định còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm và các mối quan hệ xã hội cũng như kiến thức kinh tế tổng hợp. Ngoài ra công tác đào tạo nghiệp vụ của Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chưa có chương trình đào tạo cơ bản, phát triển tổng thể cho nhân viên Chi nhánh.

Mặc dù rất chú tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, nhưng các chế độ đãi ngộ đối với nhân viên tại Chi nhánh chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy hết năng lực và sự cống hiến của nhân viên.

Bốn là, Công tác tổ chức điều hành của Maritime Bank Hà Nội trong hoạt động đầu tư dự án chưa thực sự tối ưu.

Hiện nay, mặc dù quy trình nghiệp vụ tín dụng và hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư đã được ban hành làm cơ sở cho việc thẩm định nhưng việc tổ chức thực hiện còn chưa tốt. Sự phối hợp giữa các bộ phận thông tin tín dụng và bộ phận tín dụng chưa tốt dẫn đến quá trình thu thập thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu cập nhật. Ngoài ra, Chi nhánh cũng chưa phát động mạnh mẽ phong trào nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thẩm định, chưa có kế hoạch đúc rút kinh nghiệm, tổng kết các kết quả, các chỉ tiêu, định mức qua các dự án đã được cho vay.

Năm là, trang thiết bị công nghệ còn thiếu.

Hiện tại, các chương trình phần mềm hiện đại hóa công nghệ ngân hàng (dự án Silverlake, World Bank) mới chỉ triển khai được mảng hạch toán, theo dõi cho vay và dịch vụ bán lẻ. Mảng thẩm định chưa có được một chương trình phần mềm nào riêng phục vụ cho công tác này. Hầu hết cán bộ thẩm định vẫn sử dụng chương trình EXCEL trên máy tính để tự tính toán nên hiệu quả cả về thời gian và chất lượng chưa cao.

* Nguyên nhân thuộc về Chủ đầu tư

Chi nhánh sẽ gặp hai trở ngại chính từ phía chủ đầu tư, đó là sự hạn chế về trình độ lập – thẩm định dự án đầu tư và sự thiếu sự trung thực, lành mạnh trong việc cung cấp thông tin cho cán bộ tín dụng.

Tính trung thực của chủ đầu tư, tính trung thực và lành mạnh của các thông tin về dự án cũng ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án vay vốn của ngân hàng và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay theo dự án.

* Nguyên nhân khác

- Thứ nhất, Hệ thống cơ chế chính sách chưa hoàn thiện

Sự chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư – ngân hàng – tài chính, sự lơi lỏng trong công tác quản lý, kiếm tra của các cơ quan Nhà nước là một khó khăn cho ngân hàng khi thẩm định dự án, dễ dàng tạo nên những khe hở tiêu cực. Hơn nữa, các văn bản được ban hành thường xuyên có sự thay đổi làm cho việc đánh giá dự án cũng như việc dự đoán, dự báo các tình hình đều không chính xác, dẫn đến ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của dự án.

- Thứ hai, Sự hợp tác trong ngành ngân hàng còn yếu

Thời gian vừa qua, do sự tác động của điều kiện thị trường nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về huy động vốn và sử dụng vốn diễn ra hết sức gay gắt. Chính lý do này khiến cho sự hợp tác, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng với nhau và với Ngân hàng Nhà nước trong các hoạt động ngân hàng nói chung và trong công tác thẩm định dự án đầu tư nỏi riêng còn rất hạn chế. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng nguồn thông tin thu thập được.

- Thứ ba, Các yếu tố kinh tế vĩ mô – môi trường kinh doanh.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, trượt giá, tốc độ tăng giá chung, mức sống, sự thay đổi cung cầu thị trường... liên tục biến động khó lường, ảnh hưởng đến chất lượng thông tin các yếu tố đầu vào, tổng doanh thu, chi phí cũng như dòng tiền của dự án, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định dự án tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành khai khoáng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 93)