Giải pháp về quy trình thẩm định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành khai khoáng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 105)

- Đánh giá, đo lường rủi ro: Tuỳ từng tính chất, đặc điểm của từng dự án, cán bộ

2.2.3.Giải pháp về quy trình thẩm định

Tiếp tục áp dụng và nâng cao tính hiệu quả trong quy trình cho vay dự án đầu tư; Tách bạch chức năng của 3 bộ phận: Quản lý QHKH, Quản lý rủi ro – Tái thẩm định đề xuất và tác nghiệp xử lý giao dịch cho khách hàng, Quản lý nợ. Đồng thời rút ngắn thời gian từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi quyết định đầu tư, ký hợp đồng tài trợ vốn vay cho dự án, rút ngắn thời gian kiểm tra hồ sơ rút vốn và thực hiện giải ngân, theo dõi giám sát khoản vay và thu hồi nợ vay cũng như đảm bảo quy trình có tính hiệu quả, khoa học. Quy trình cần phản ánh được trình tự công việc, tách bạch công việc cũng như xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, nhằm đảm bảo thu hồi đầy đủ nợ cho vay (kể cả các chi phí liên quan), phát hiện rủi ro và có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra cho Ngân hàng.

Hiện nay quy trình thẩm định của chi nhánh là rất chặt chẽ nhưng sự chặt chẽ này chính là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả của quá trình thẩm định khi thời gian cho công tác kiểm soát và tái thẩm định là quá nhiều gây ra khó khăn cho cả cán bộ khách hàng và cả doanh nghiệp. Vì vậy để hoàn thiện quy trình thẩm định cần tập trung thực hiện các yêu cầu sau :

• Các dự án đầu tư trung và dài hạn thuộc các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau nên việc sử dụng chung một quy trình thẩm định sẽ không thể đạt được hiệu quả cao nhất. Vậy nên Ngân hàng Hàng Hải nói chung và SGD nói riêng cần nghiên cứu, đưa ra quy trình thẩm định thích hợp cho từng loại dự án theo ngành nghề và quy mô.

• Để giảm bớt thời gian thẩm định cho một số dự án nhỏ và không cần thiết thì cần có quy định giảm bớt các dự án cần phải tiến hành tái thẩm định vì các dự án sau khi tiến hành thẩm định thì đã trải qua quá trình kiểm soát tín dụng của lãnh đạo phòng quan hệ khách hàng nên không nhất thiết cần tiến hành tái thẩm định (trừ với các dự án có số vốn vay lớn hoặc các dự án có rủi ro được đánh giá

là cao). Vì vậy cần phân loại các dự án thành 3 loại chứ không cần phân loại làm 4 loại như hiện nay, 3 điều kiện phân loại vốn mới như sau :

o Điều kiện 1: Là các khoản vay thuộc quyền phê duyệt cho vay của ban lãnh đạo chi nhánh mà không cần tiến hành tái thẩm định.

o Điều kiện 2: Là các khoản vay thuộc quyền phê duyệt cho vay của ban lãnh đạo chi nhánh mà cần tiến hành tái thẩm định do rủi ro cao.

o Điều kiện 3: Tất cả các khoản vay đều phải tiến hành tái thẩm định là các khoản vay của thuộc quyền phê duyệt của quyền phê duyệt của cán bộ tín dụng cao cấp, ban lãnh đạo hội sở hay Ban miền nam.

• Tăng thẩm quyền phê duyệt tín dụng cho ban lãnh đạo chi nhánh hoặc lãnh đạo phòng quan hệ khách hàng. Hiện nay chỉ có một số ít các khoản vay thuộc quyền phê duyệt của ban lãnh đạo chi nhánh và không có các khoản vay nào thuộc quyền lãnh đạo của lãnh đạo phòng quan hệ khách hàng vì vậy trong thời gian tới cẩn gia tăng quyền phê duyệt lãnh đạo chi nhánh và phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành khai khoáng tại Sở Giao Dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 105)