Thực trạng việc làm sau khi bị thu hối đất

Một phần của tài liệu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 51)

10. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Thực trạng việc làm sau khi bị thu hối đất

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đặc biệt là đối với người nông dân vì đó là tư liệu sản xuất chủ yếu của họ. Đại bộ phận những hộ nông dân bị thu hồi đất đều là những hộ thuần nông, cuộc sống chủ yếu dựa vào nguồn thu tự canh tác trên đất nông nghiệp và chăn nuôi quy mô nhỏ. Quá trình thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị, các khu công nghiệp, các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đã tạo ra sự đổi mới về hạ tầng kinh tế - xã hội đồng thời ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của người dân vùng ven đô đặc biệt là trong vấn đề chuyển đổi việc làm để thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội. Theo thống kê của Bộ Lao động –

Thương binh xã hội cứ 1ha đất bị thu hồi sẽ khiến 13 – 15 lao động nông nghiệp bị mất việc [33]. Chính vì vậy, nghiên cứu việc chuyển đổi việc làm của người dân sai khi thu hồi đất nông nghiệp là rất cần thiết và kịp thời để có những giải pháp khắc phục tình trạng trên. Vấn đề chuyển đổi việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp được tìm hiểu thông qua sự chuyển đổi công việc chính, công việc phụ, địa điểm làm việc…

* Công việc chính

Dưới tác động của quá trình thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã thúc ép nhiều người nông dân phải tìm kiếm các nguồn sinh kế khác thay thế. Điều đó đã tạo ra sự biến đổi cơ cầu việc làm một cách mạnh mẽ và rõ nét ở hầu hết các hộ gia đình.

Bảng 2.3: Chuyển đổi việc làm chính của ngƣời dân trƣớc và sau thu hồi đất nông nghiệp (%)

Công việc Trƣớc khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất N % N %

Làm ruộng trên diện tích đất nông nghiệp

không bị thu hồi 200 100,0 30 15,0

Làm nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp 0 0,0 4 2,0

Công nhân 0 0,0 8 4,0

Làm thuê công nhật 0 0,0 76 38,0

Kinh doanh – Buôn bán 0 0,0 50 25,0

Thương mại – Dịch vụ 0 0,0 24 12,0

Nghề khác 0 0,0 2 1,0

Chưa biết làm gì 0 0,0 6 3,0

Tổng 200 100 200 100

Kết quả khảo sát cho thấy có một sự chuyển biến rõ nét về cơ cấu việc làm và có sự đa dạng trong cơ cấu việc làm của người dân. Trước khi thu hồi đất nông nghiệp thì 100% người dân được hỏi đều làm công việc chính là nông nghiệp. Nhưng sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, khi tư liệu sản xuất bị

mất đi thì buộc họ phải có những thay đổi để phù hợp để đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Sự biến đổi cơ cấu việc làm của người dân theo hướng giảm mạnh hoạt động thuần nông tăng nhanh các hoạt động phi nông nghiệp hoặc bán nông nghiệp, các ngành dịch vụ - thương mại. Có tới 82% số người được hỏi chuyển từ hoạt động nông nghiệp là chính sang làm các công việc mới, chỉ có 15% là vẫn quyết định làm ruộng trên diện tích đất nông nghiệp không bị thu hồi và chỉ có 3% là chưa biết làm nghề gì. Con số này cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các vùng ven đô Hà Nội với các vùng nông thôn khác trong quá trình chuyển đổi việc làm sau khi thu hồi đất nông nghiệp. Đó là những vùng ven đô nơi tiếp giáp với các thành phố, thị xã thì người dân dễ tiếp cận với lối sống đô thị và vốn xã hội cũng phong phú hơn người dân sống xã thành thị. Chính điều đó tạo ra cơ hội tìm kiếm việc làm của họ dễ dàng hơn, họ dễ tìm được một công việc thay thế mặc dù công việc đó không tốt lắm. Còn đối với những người nông dân thuần túy ít có điều kiện tiếp xúc với xã hội bên ngoài thì vấn đề tìm kiếm việc làm và thay đổi nghề nghiệp là một bài toán khó cần cả xã hội quan tâm.

Sau khi thu hồi đất, đa số người dân là có việc làm, còn thất nghiệp thì cũng có nhưng không nhiều. Tuy nhiên các công việc đó thì chủ yếu là các công việc lao động tự do không ổn định, bấp bênh, thu nhập thấp”

(Nam,40 tuổi, Phó chủ tịch phường)

“Trước đây khi chưa được lên phường, khi vẫn còn là xã thì ở đây chủ yếu là thuần nông, nhưng từ ngày đất đai bị thu hồi, từ ngày được lên phường nghề nghiệp cũng phong phú hơn và đa dạng hơn, không còn phụ thuộc nhiều vào đồng ruộng nữa”

Dân ở đây sau khi thu hồi đất thì hầu như ai cũng có việc làm dù thu nhập cao hay không cao… Công việc họ chủ yếu làm như đi phụ xây, sơn bả rồi là buôn bán ở chợ, mở cửa hàng ở nhà chứ làm công nhân thì không có mấy. Dọc vệ đường cháu thấy hàng quán san sát rồi chiều chiều cháu ra ngoài đầu làng thấy cũng bao nhiêu người bán hàng nhỏ lẻ.”

Đất nông nghiệp chính là nguồn sống chủ yếu của người dân. Chính vì vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp mà cụ thể là tỷ lệ thu hồi đất của từng người sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc chuyển đổi việc làm của người dân. Bảng số liệu dưới đây thể hiện rõ mối quan hệ giữa tỷ lệ thu hồi đất với việc chuyển đổi công việc chính của người dân sau khi thu hồi đất.

Bảng 2.4: Công việc chính của ngƣời dân sau khi thu hồi đất theo tỷ lệ thu hồi đất sản xuất nông nghiệp (%)

Công việc Dƣới 25% Từ 25 – 50% Từ 51 – 70% Từ 71 – 90% Từ 91 – 100% N % N % N % N % N %

Làm ruộng trên diện tích đất nông nghiệp không bị thu hồi

2 20,0 6 30,0 12 25,0 8 8,5 2 7,1 Làm nghề thủ công,

tiểu thủ công nghiệp 2 20,0 0 0,0 2 4,2 0 0,0 0 0,0

Công nhân 0 0,0 0 0,0 0 0,0 4 4,3 4 14,3 Làm thuê công nhật 2 20,0 10 50,0 18 37,5 36 38,3 10 35,7 Kinh doanh–Buôn bán 2 20,0 4 20,0 8 16,7 28 29,8 8 28,6 Thương mại – Dịch vụ 2 20,0 0 0,0 8 16,7 10 10,6 4 14,3 Nghề khác 0 0,0 0 0,0 0 0,0 2 2,1 0 0,0 Chưa biết làm nghề gì 0 0,0 0 0,0 0 0,0 6 6,4 0 0,0 Tổng 10 100 20 100 48 100 94 100 28 100

Đối với những người dân quyết định vẫn tiếp tục làm ruộng trên diện đất nông nghiệp còn lại không bị thu hồi phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi. Những người dân bị thu hồi đất ở mức dưới 70% trở xuống thì tỷ lệ vẫn tiếp tục làm nghề nông nghiệp cao hơn so với những hộ gia đình có mức thu hồi đất trên 70%. Và ngược lại đối với những người dân có mức độ

thu hồi đất trên 70% thì tỷ lệ chuyển sang làm các ngành nghề phi nông nghiệp là rất cao. Điều này dễ giải thích vì các hộ gia đình bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp thì không còn nhiều diện tích đất để canh tác bắt buộc họ phải chuyển sang những ngành nghề phi nông nghiệp khác. Tuy nhiên, đối với những người quyết định tiếp tục cấy cày trên số diện tích đất còn lại thì đa số phải xin ruộng hoặc thuê thêm ruộng của các hộ khác trong làng hoặc các xã lân cận không sử dụng để có thêm diện tích để cấy cày. Vì với diện tích đất còn lại nếu chỉ trông chờ vào đó mà không có việc gì làm thêm thì là quá ít so với trước cho nên bắt buộc họ phải xin hoặc thuê thêm ruộng để mở rộng diện tích canh tác. Họ cho rằng cùng một công sức bỏ ra cấy cày, cùng một công chăm sóc nhưng chỉ có một ít ruộng thì rất phí và không bõ công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Đi buôn thì cũng chẳng biết buôn, mà làm thuê thì lại phụ thuộc, tiền công cũng chẳng được bao nhiêu mà ăn tiêu lại hết, sức khỏe thì cũng yếu thôi thì ở nhà cấy cày rồi xin thêm nhũng ruộng bỏ không mà cấy thêm. Còn ruộng lúc nào thì cấy lúc đấy nếu hết ruộng chắc cũng chưa biết làm gì. Tự dưng thu hồi đất làm nông dân khốn khổ chẳng biết làm cái gì”

(Nữ, 54 tuổi)

Còn trong số 82% số người được hỏi có sự chuyển đổi sang các công việc khác thì mức độ lựa chọn chuyển đổi cũng khác nhau: Làm thuê công nhật (làm thuê trong nông nghiệp, làm việc gia đình, phu hồ, …) có tỷ lệ cao nhất 38%, tiếp theo là Kinh doanh – Buôn bán (mở cửa hàng kinh doanh, bán rau, bán hoa quả tại các chợ…) với tỷ lệ 25%, Thương mại – Dịch vụ (cho thuê nhà trọ, xe ôm, cắt tóc, …) là 12% . Chỉ có 4% số người được hỏi là chuyển sang làm công nhân và 3% là làm các công việc khác. Như vậy, những công việc phi nông nghiệp mang tính chất giản đơn, không đòi hỏi trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, yêu cầu không quá nhiều vốn vẫn là sự lựa chọn chủ yếu của người dân nông dân ven đô Hà Nội sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Điều này phù hợp với thực tế là người dân vốn xuất

phát từ nông nghiệp nhìn chung trình độ học vấn còn thấp và chưa được đào tạo về chuyên môn nghề nghiệp nên việc chuyển đổi sang những công việc giản đơn là giải pháp đầu tiên ngay sau khi bị thu hồi đất để thay thế nghề nông. Và đặc biệt người dân ở đây có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ sang các nghề Kinh doanh – Buôn bán, Thương mại – Dịch vụ. Hầu hết, người dân đều phát hiện và tận dụng các lợi thế phát sinh sau khi diễn ra thu hồi đất như đường xá ngày càng được mở rộng, dân cư tập trung ngày càng đông đúc hơn... Đó là việc đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh, dịch vụ do nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ ở địa phương tăng mạnh hơn và có vốn đầu tư cho các hoạt động này từ khoản tiền bồi thường, hỗ trợ đất bị thu hồi. Và qua quan sát thì thấy phần lớn các gia đình chuyển sang nghề Kinh doanh – Buôn bán, Thương mại – Dịch vụ tập trung ở các hộ gia đình có địa điểm rộng, thoáng, sát mặt đường lớn. Đối với các hộ gia đình nằm sâu trong ngõ thì buộc phải tìm kiếm các công việc làm thuê chân tay, lao động tự do…

“Thì đấy. Trước đi làm thêm phụ xây thì bây giờ vẫn tiếp tục thôi chứ còn biết làm nghề gì nữa. Ruộng đồng thì không còn giờ thì chỉ trông chờ mỗi việc đó thôi.“

(Nam, 32 tuổi)

“Trước kia chạy xe ôm chỉ là kiếm thêm thì bây giờ lại là nghề chính. Không có học hành, không trình độ thì chỉ lao động chân tay, tự do thôi cháu ạ. Thu nhập thì bấy bênh nhưng không còn lựa chọn nào khác, đành chấp nhận làm công việc này”

(Nam, 42 tuổi)

“Trước thì thôi mình là phụ nữ thì chỉ cần ở nhà chăm sóc đồng ruộng thôi, thỉnh thoảng được buổi chợ nào thì được. Bây giờ ruộng thu gần hết rồi đành phải tập trung vào buôn bán thôi.”

(Nữ, 48 tuổi)

Như vậy có thể thấy rằng, việc thu hồi đất sản xuất đã làm đại bộ phận người dân phải chuyển đổi việc làm theo hướng từ nghề nông nghiệp sang các nghề phi nông nghiệp có tính chất đơn giản, tạm bợ, mùa vụ, không đòi hỏi nhiều trình độ kỹ thuật, tay nghề mà chỉ đòi hỏi lao động chân tay, có sức

khỏe…, số ít còn lại vẫn tiếp tục canh tác trên diện tích đất nông nghiệp ít ỏi còn lại. Họ làm bất kỳ việc gì có thu nhập bổ sung cho nguồn thu nhập từ nông nghiệp để đảm bảo cuộc sống. Thoạt nhìn thì thấy có vẻ người dân đã thích ứng được với điều kiện lao động mới nhưng xem xét cụ thể công việc mới mà họ làm sau khi không làm nông nghiệp nữa thì thấy nổi bật lên tính chất bấp bênh, tạm bợ, không ổn định lâu dài.

* Địa điểm làm việc của công việc mới

Việc chuyển đổi việc làm đã dẫn đến thay đổi về địa điểm làm việc của những công việc mới. Khi được hỏi địa điểm làm việc của những công việc mới ở đâu thì kết quả khảo sát cho thấy có 51,2% số người được hỏi cho rằng mặc dù có chuyển đổi sang công việc mới nhưng vẫn loanh quanh tại địa phương cư trú. Có 48,8% cho rằng phải làm việc trong Trung tâm Thành phố và điều đặc biệt là không có người nào đi làm việc tại các địa phương/tỉnh khác.

Biểu đồ 2.2: Địa điểm làm việc của các công việc mới sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%)

51.2 48.8

0 0

Tại địa phương cư trú Trung tâm Thành phố Địa phương/Tỉnh khác Khác

Điều này dễ giải thích là vì khu vực ven đô Hà Nội là khu vực sát với trung tâm Thành phố nơi quy tụ sự phát triển kinh tế - xã hội nên dù có chuyển đổi việc làm thì họ cũng lựa chọn những công việc tại chính địa phương hoặc trong trung tâm Thành phố chứ không phải tìm việc ở những địa phương, tỉnh khác. Chính điều này không gây ra sự xáo trộn về mặt dân số của địa phương bởi các dòng di cư đi các địa phương/tỉnh khác. Đây chính là sự khác biệt giữa các vùng ven đô Hà Nội với các khu vực nông thôn khác.

Việc thay đổi địa điểm công việc mới sau khi thu hồi đất phụ thuộc chủ yếu vào tính chất, đặc điểm của công việc mà họ chuyển đổi.

Biểu đồ 2.3: Địa điểm làm việc của các công việc mới theo loại hình công việc sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%)

50 50 0 0 100 0 23.7 76.3 0 80 20 0 91.7 8.3 0 100 0 0 0 20 40 60 80 100

Tiểu thủ CN Công nhân Làm thuê KD - BB TM - DV Nghề khác

Tại địa phương cư trú Trung tâm TP Địa phương/Tỉnh khác

Biểu đồ trên cho thấy các công việc Kinh doanh – Buôn bán và Thương mại – Dịch vụ thì thường được người dân làm tại ngay chính địa phương. Kết quả là trong số những người chuyển sang nghề kinh doanh – buôn bán thì có 80% số người được hỏi lựa chọn là làm ngay tại địa phương và cũng có tới 91,7% số người chuyển sang nghề thương mại – dịch vụ cũng lựa chọn tương tự. Qua đây có thể thấy, họ đã tận dụng ngay chính điều kiện phát triển và nhu cầu tại địa phương để chuyển đổi nghề nghiệp tạo thu nhập cho gia đình. Đó chính là việc đô thị hóa làm cho mở rộng các khu đô thị, gia tăng số lượng người nhập cư, các nhu cầu, dịch vụ của người dân càng ngày càng nhiều. Và các vùng ven đô Hà Nội là cửa ngõ, nơi tiếp giáp với Trung tâm Thành phố nên cũng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Nắm bắt được những điều kiện thuận lợi đó, người dân đặc biệt là những gia đình có vị trí thuận lợi đã mở các cửa hàng kinh doanh hoặc bán hàng tại chợ phục vụ cho các nhu cầu đó và đồng thời cũng có được một công việc thay thế. Chính điều này đã làm cho số lượng lớn người dân khi chuyển đổi nghề nghiệp vẫn làm việc tại địa phương.

Còn đối với 48,8% số người dân được hỏi lựa chọn địa điểm làm việc mới tại Trung tâm Thành phố thường là các công việc như công nhân hay làm thuê công nhật, bán hàng rong. Vì tại địa phương thì không có nhiều công ty, cửa hàng…cần thuê người. Họ buộc phải vào trung tâm Thành phố để có thể tìm được một công việc làm tạo thu nhập. Đồng thời, những người dân lựa chọn các công việc ở ngoài địa phương là chủ yếu là những người dân nằm sâu trong ngõ, không có điều kiện để mở kinh doanh – buôn bán, thương mại – dịch vụ ngay tại địa phương.

Cả làng mà cứ ngồi chờ tìm việc ở nhà thì có mà thất nghiệp hết. Thôi thì không có việc ở gần thì mình tìm việc ở xa vậy. Ra ngoài Hà Nội thì nhiều cửa hàng, cửa hiệu nên nhiều việc làm thuê hơn”

(Nam, 43 tuổi)

“Thôi đành phải chịu khó đi xa.Vì ở nhà thì nhiều người bán rồi nên cũng ế ẩm lắm. Cứ ngồi nhà thì cả ngày chẳng bán được mấy. Mình có sức khỏe chịu khó

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 51)