10. Cấu trúc của luận văn
1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Phường Kiến Hưng là một trong số 17 phường của quận Hà Đông, Hà Nội được thành lập theo quyết định số 19 của Chính phủ ngày 08/5/2009. Phường nằm ở phía Đông của quận với diện tích 428,46 ha diện tích tự nhiên, dân số 20.500 người, sinh sống tại 16 tổ dân phố với khoảng 4000 hộ dân. Phía Đông phường giáp xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì; phía Tây giáp phường Hà Cầu, phường Phú La, quận Hà Đông; phía Nam giáp xã Cự Khê, huyện Thanh Oai và phường Phú Lương, quận Hà Đông; phía Bắc giáp phường Phúc La, quận Hà Đông và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì.
Từ làng lên phố, xã lên phường đã tạo nên một sự thay đổi toàn diện từ bên ngoài đến suy nghĩ, hành động của người dân. Đây vừa là thời cơ cũng đặt ra nhiều khó khăn và thử thách đối với cán bộ và người dân nơi đây. Với sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu, tập trung chỉ đạo, điều hành, triển khai cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân đã tạo ra những bước phát triển về mặt kinh tế, văn hóa, xã hôi; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng từng bước được cải thiện.
* Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2013 [39]:
- Về kinh tế:
+ Về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi: Tổng diện tích gieo trồng năm 2013 toàn phường là 85,71ha. Trong đó diện tích cấy lúc là 73,11ha, diện tích nuôi trồng thủy sản và rau màu là 12,6ha. Kết quả năng suất 2 vụ đạt 5,8 tấn/ha. Tổng đàn gia súc, gia cầm trong năm 2013 là 3206 con.
+ Về sản xuất tiểu thủ công, thương mại và dịch vụ: Toàn phường có trên 800 hộ làm nghề rèn, 48 doanh nghiệp, 178 hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
- Về văn hóa – xã hội:
+ Về công tác thông tin, tuyên truyền: UBND phường tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền theo hướng bám sám vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, tuyên truyền đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chuyên đề; tuyên truyền thực hiện 9 chương trình của Thành phố và các chương trình, đề án của Quận ủy; tuyên truyền về thực hiện năm kỷ cương hành chính, công tác giải phóng mặt bằng điểm công nghiệp làng nghề….Trung tâm học tập cộng đồng của phường đã phối hợp với Hội Nông dân tổ chức tuyên truyền trợ giúp pháp lý về chính sách bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với các dự án trên địa bàn phường, tuyên truyền phổ biến Luật đất đai. Thường xuyên duy trì công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền an toàn giao thông, chống tệ nạn xã hội….; đồng thời thường xuyên làm tốt công tác tiếp âm, xây dựng các chuyên mục, đưa tin các chuyên đề để phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.
+ Về đời sống văn hóa và phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao: UBND phường phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Trong năm toàn phường có 5/16 tổ dân phố đạt tổ dân phố văn hóa đạt 31,3%, có 3.556 hộ/3.921 hộ gia đình đạt gia đình văn hóa chiếm 90,6%. Các câu lạc bộ văn hóa thể dục thể thao ngày càng thu hút đông đảo hội viên tham gia và duy trì hoạt động thường xuyên như CLB bóng đá, CLB cầu lông, CLB dưỡng sinh, CLB thẩm mỹ của Hội phụ nữ, CLB võ thuật…Trong năm, phường được đánh giá đạt đơn vị tiên tiến cấp quận về phòng trào rèn luyện sức khỏe với 97/100 điểm.
+ Về công tác đào tạo và khuyến học: Tiếp tục được sự quan tâm của UBND quận, UBND phường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy; tiếp tục tập trung thực hiện Đề án số 01 của Quận ủy về “Nâng
cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2010 – 2015” và duy trì triển khai tốt kế hoạch nhiệm vụ năm học. Kết quả năm học 2012 – 2013 kết quả số học sinh khá, giỏi ở trường trung học cơ sở đạt 68,78%; số học sinh khá, giỏi ở trường tiểu học đạt 91,1%; sức khỏe trẻ em ở trường mầm non kênh A chiếm 97%, kênh B chiếm 3% và không có kênh C. Hội khuyến học ở phường đã tổ chức lễ tuyên dương các em đỗ đại học, học sinh giỏi toàn cấp và đạt giải trong các kỳ thi tuyển năm 2013 là 176 em trong đó thi đỗ đại học là 56 em, học sinh giỏi, học sinh đạt giải các cấp là 120 em. Các tổ dân phố, các dòng họ đã tổ chức tốt việc biểu dương khen thưởng cho các cháu học sinh giỏi góp phần động viên tinh thần hiếu học của các em và đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài ở địa phương.
+ Về thực hiện chính sách xã hội: UBND phường thường xuyên chỉ đạo giải quyết chế độ chính sách với các đối tượng chính sách – xã hội người có công theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nước. Đăng ký làm thẻ y tế bảo hiểm tự nguyện cho 240 trường hợp, làm thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi là 173 trường hợp, phối hợp với phòng Lao động thương binh xã hội quận cử 16 đối tượng là người có công đi điều dưỡng. Phường đã duy trì tốt công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu, chính sách người có công, bảo trợ xã hội tới tay các đối tượng đảm bảo đúng đủ, an toàn.
+ Về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số gia đình và trẻ em:
UBND phường thường xuyên chỉ đạo làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Đã tổ chức khám bệnh, tiêm chủng và điều trị cho 6.486 lượt người trong đó tiêm chủng 499 lượt cháu, tiêm viêm não Nhật Bản cho 1.015 lượt người, khám phụ khoa 1.361 ca, đặt vòng 134 ca, khám thai sản 267 trường hợp, siêu âm 456 trường hợp, khám bảo hiểm cho 275 trường hợp… Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1%, tổng số trẻ sơ sinh trong năm là 191 cháu trong đó sinh con thứ 3 là 21 ca giảm 07 ca so với năm 2012. UBND phường chủ đao hoàn thiện hồ sơ phục vụ đánh giá phường chuẩn Quốc gia về y tế, kết quả đạt 98,35/100 điểm.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI DÂN VEN ĐÔ HÀ NỘI SAU KHI THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông nghiệp nông thôn đã góp phần hình thành các khu đô thị mới, sự ra đời của các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nhiều địa phương. Đặc biệt, vùng ven đô Hà Nội là nơi chịu tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của Thủ đô. Quá trình đó tất yếu dẫn đến việc thu hẹp một phần hoặc toàn bộ diện tích đất nông nghiệp – tư liệu sản xuất chủ yếu của người dân ở các khu vực nông thôn, vùng ven đô.
Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã tạo ra sự thay đổi trong quy mô và nội dung hoạt động sản xuất nông nghiệp đã gây ra sức ép lớn về việc làm đối với một bộ phận lớn người dân sống dựa vào nông nghiệp, đòi hỏi phải có việc làm thích ứng ở các vùng ven đô. Thực trạng chuyển đổi việc làm của người dân ven đô Hà Nội sau khi thu hồi đất nông nghiệp tập trung đề cập đến việc chuyển đổi cơ cấu việc làm, sự thay đổi trong thu nhập, mức sống của người, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp.