10. Cấu trúc của luận văn
3.4. Yếu tố nguồn vốn xã hội
Cùng với các yếu tố về đặc trưng nhân khẩu học thì yếu tố nguồn vốn xã hội cũng mà một yếu tố chi phối sự chuyển đổi cơ cấu việc làm của người lao động nông thôn sau khi thu hồi đất nông nghiệp. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nguồn vốn xã hội nhưng chúng một số điểm chung đó là vốn xã hội gắn liền với mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội và nguồn vốn xã hội được tạo ra thông qua việc đầu tư vào các quan hệ xã hội hoặc mạng lưới xã hội và các cá nhân có thể sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích. Đây là nhân tố chủ quan thể hiện sự nhạy bén, năng động trước những thay đổi của quá trình đô thị hóa. Nhân tố này chi phối cách thức lựa chọn nghề nghiệp, làm ăn và hiệu quả của việc thực hiện công việc đó.
Trước hết, tác động của nguồn vốn xã hội đến việc chuyển đổi việc làm của người dân sau khi thu hồi đất được thể hiện thông qua sự năng động của người lao động. Sự năng động của người lao động được thể hiện thông qua việc làm thêm các công việc phụ ngoài công việc chính là làm ruộng. Và sự năng động, tính cơ động xã hội của người dân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển đổi việc làm của người dân sau khi thu hồi đất. Đó là những người mà trước khi thu hồi đất có làm thêm các công việc phụ thì việc chuyển đổi sẽ thuận lợi hơn đối với những người từ trước đến nay chỉ phụ thuộc chủ yếu vào nghề nông cho dù mặt bằng chung là đều khó khăn. Đối với người mà đã được tiếp xúc, làm quen với nhiều loại công việc khác nhau thì có nền tảng để chuyển đổi sang chính những công việc đó hoặc có nhiều kinh nghiệm để tìm các công việc khác.
“Cũng rất may là trước đây cô cũng tranh thủ những lúc nhàn rỗi đi chợ kiếm thêm thu nhập nên giờ bị mất ruộng thì lại tập trung đi bán hàng là chủ yếu chứ cũng chẳng biết làm nghề gì nữa”
(Nữ, 48 tuổi)
“Trước đây đi phụ xây cùng mấy anh em ở làng những lúc có nhiều công trình nên cũng quen việc rồi. Thôi thì đồng ruộng không còn thì lại đi xin làm phu hồ thôi. Cũng may là trước đây đã đi làm rồi nên anh em cũng tạo điều kiện”
(Nam, 32 tuổi)
Còn đối với những người dân trước khi thu hồi đất chỉ làm ruộng mà không làm thêm bất kỳ công việc phụ khác nào nên rất hạn chế trong việc tiếp cận với thị trường lao động, với các mối quan hệ ngoài xã hội. Vì vậy, khi bắt buộc phải chuyển đổi việc làm thì họ rất bỡ ngỡ, khó khăn, lúng túng.
“Tìm việc làm khó lắm. Trước đây quanh năm đồng ruộng có biết đi ra ngoài bao giờ đâu. Chợ búa thì chẳng thạo, công nhân thì chắng có trình độ nên giờ kiếm việc là chịu thôi”
(Nữ, 40 tuổi)
Thứ hai, vốn xã hội còn được thể hiện thông qua các mối quan hệ, sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân của người dân. Trong xã hội, mỗi cá nhân có mối quan hệ xã hội càng rộng thì càng có nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục đích của mình. Và trong quá trình chuyển đổi việc làm của người dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp cũng vậy. Nếu họ được sự quan tâm, giúp đỡ từ nhiều phía thì việc chuyển đổi việc làm của người dân sẽ dễ dàng hơn. Khi hỏi người dân trong quá trình chuyển đổi việc làm mới ông/bà có nhận được sự tư vấn hay giúp đỡ nào không? Với việc được lựa chọn nhiều phương án trả lời thì kết quả cụ thể được biểu hiện ở biểu đồ 3.1 dưới đây:
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Hỗ trợ của chính quyền địa phương Gia đình/Họ hàng Bạn bè Tự bản thân Khác 44 7 10 97
Biểu đồ 3.1: Các nguồn tƣ vấn, giúp đỡ ngƣời dân trong quá trình chuyển đổi việc làm sau khi thu hồi đất nông nghiệp (%)
Qua biểu đồ trên cho thấy, trong quá trình chuyển đổi việc làm sau khi thu hồi đất thì sự tư vấn, giúp đỡ của các cá nhân, cũng như tổ chức khác là rất ít mà chủ yếu vẫn là do tự bản thân người nông dân xoay sở. Có tới 97% số người được hỏi đều cho rằng việc chuyển đổi việc làm mới là do tự bản thân, chỉ có 44% người được hỏi có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, 10% là có sự hỗ trợ của bạn bè và 7% là có sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, họ hàng. Chính do tỷ lệ người nông dân được sự tư vấn, hỗ trợ của các nguồn khác là thấp nên đó là một yếu tố làm cho quá trình chuyển đổi việc làm của người dân gặp nhiều khó khăn. Vì bản thân người nông dân trước đây chỉ quen với đồng ruộng, không có nhiều hiểu biết, va chạm bên ngoài xã hội và khả năng tiếp cận với thị trường lao động còn rất hạn chế. Nên khi chuyển đổi việc làm mới mà để tự thân họ tìm kiếm là rất khó khăn. Và điều đó sẽ dẫn đến việc người dân chuyển đồi sang những công việc mới là một cách tự phát, ai thuê gì thì làm lấy, có việc gì thì làm việc nấy. Do vậy, để khắc phục những khó khăn của người dân khi chuyển đổi việc làm sau khi thu hồi đất thì việc tăng cường sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân khác là rất quan trọng.