Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 27)

8.1. Phương pháp luận

* Phương pháp luận triết học

Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng các sự vật, hiện tượng vừa tồn tại độc lập, vừa tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Theo đó các sự vật hiện tượng luôn tương tác với các sự vật, hiện tượng khác trong mối quan hệ qua lại, khăng khít, không tách rời. Vì vậy, khi nghiên cứu các hiện tượng, các vấn đề xã hội phải xem xét chúng một cách toàn diện trong nhiều mối quan hệ (bên trong, bên ngoài, trực tiếp, gián tiếp…) để thấy được bản chất của sự vật, hiện tượng.

Còn quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử nhìn nhận các sự vật, hiện tượng trong một quá trình nghĩa là chúng không tồn tại bất biến mà luôn vận động, biến đổi theo quy luật của nó với xu hướng chung là phát triển. Đó là thuộc tính vốn có của mọi xã hội nhờ vậy mà xã hội từng bước phát triển. Do đó, khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng cũng cần đặt chúng trong sự vận động và phát triển.[3]

Con người luôn luôn có những sự thay đổi phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội. Do đó việc nghiên cứu chuyển đổi việc làm của người dân vùng ven đô sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp cần phải có nhìn nhận một cách khách quan, phản ánh đúng bản chất, phải xem xét vấn đề một cách toàn diện đa chiều trong mối quan hệ giữa các yếu tố chủ quan và khách quan.

Và ta phải đặt quá trình chuyển đổi việc làm của người dân đó trong mối quan hệ qua lại với các lĩnh vực xã hội khác như kinh tế, văn hóa, sự biến đổi của xã hội, môi trường cụ thể…., trong quan hệ tương tác với các sự vật hiện tượng khác để tìm hiểu sâu sắc bản chất của hiện tượng và lý giải vấn đề nghiên cứu một cách logic và hợp lý nhất. Như vậy, chúng ta mới có đánh giá một cách đúng nhất, khách quan nhất.

* Phương pháp luận xã hội học: dựa vào lý thuyết xã hội học và các khảo sát xã hội học để thu thập những số liệu cụ thể nhằm phân tích, giải thích và làm rõ vấn đề nghiên cứu một cách logic và khách quan nhất.

8.2. Phương pháp thu thập thông tin

8.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu gồm 200 người dân làm nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội.

* Cơ cấu mẫu khảo sát:

Bảng 1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính (%)

Giới tính N %

Nam 92 46,0

Nữ 108 54,0

Tổng 200 100

Bảng 1.2. Cơ cấu mẫu theo nhóm tuổi (%)

Nhóm tuổi N %

15 – 30 55 27,5

31 – 45 99 49,5

46 – 60 46 23,0

Tổng 200 100

Bảng 1.3. Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn (%)

Trình độ học vấn N %

Mù chữ 12 6,0

Tiểu học (cấp 1) 64 32,0

Trung học cơ sở (cấp 2) 78 39,0

Trung học phổ thông (cấp 3) 46 23,0

Trung học chuyên nghiệp 0 0,0

Cao đẳng 0 0,0

Đại học và trên Đại học 0 0,0

Khác 0 0,0

Bảng 1.4. Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân (%)

Tình trạng hôn nhân N %

Độc thân 12 6,0

Đã kết hôn 188 94,0

Tổng 200 100

8.2.2. Phương pháp thu thập thông tin cụ thể

8.2.2.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi

Bảng câu hỏi bao gồm chủ yếu các câu hỏi nhằm đo lường ý kiến của khách thể nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu. Một trong những điểm quan trọng là cách thức chọn mẫu. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.

Đề tài tiến hành trưng cầu ý kiến 200 người dân làm nông nghiệp bị thu hồi đất nhằm thu thập số liệu chung nhất về chuyển đổi việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất. Phiếu trưng cầu ý kiến được xây dựng gồm các câu hỏi nhằm làm rõ những thông tin cơ bản sau: thực trạng thu hồi đất nông nghiệp của gia đình, thực trạng về việc chuyển đổi việc làm, thay đổi mức thu nhập, mức sống, những khó khăn, thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm,....

8.2.2.2. Xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các thông tin định lượng giúp cho người nghiên cứu có những số liệu chính xác và đáng tin cậy.

8.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Đây là phương pháp thu thập thông tin thông qua các cuộc nói chuyện, trao đổi giữa người nghiên cứu và người dân, đặc điểm của các cuộc trao đổi này là tính mục đích, nghĩa là người nghiên cứu sẽ hướng cuộc nói chuyện cũng như câu trả lời của người cung cấp thông tin vào các vấn đề của mình quan tâm.

Nghiên cứu này tập trung áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc, là phỏng vấn dựa vào những câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. Mỗi cuộc phỏng vấn sâu đều có bảng hướng dẫn riêng cho từng đối tượng.

Nghiên cứu tiến hành 10 phỏng vấn sâu trong đó có 08 người đại diện cho người dân ở đủ độ tuổi, giới tính, 02 người đại diện cho chính quyền phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.

8.2.2.4. Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp giúp cho người nghiên cứu có được những thông tin ban đầu bổ sung cho vấn đê nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tôi tập trung sử dụng các tài liệu như: các báo cáo của phường Kiến Hưng về vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lấy thông tin từ báo cáo khoa học, tạp chí, internet… có liên quan đến vấn đề chuyển đổi việc làm, thu nhập của người dân vùng ven đô sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp để bổ sung thêm thông tin, làm sáng tỏ rõ vấn đề nghiên cứu đặt ra.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)