Lý thuyết biến đổi xã hội

Một phần của tài liệu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 36)

10. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội

Mọi xã hội cũng giống như tự nhiên không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân của nó. Do đó, bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ hay cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn luôn biến đổi.

Biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống xã hội có trước. Biến đổi xã hội còn được đề cập đến như là sự biến đổi về cấu trúc của xã hội mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội.

Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian..

Căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của biến đổi xã hội, người ta chia nó ra làm hai cấp độ khác nhau:

* Biến đổi vĩ mô: đó là những biến đổi diễn ra và xuất hiện trên một phạm vi rộng lớn. Bởi vì chúng diễn ra trong một thời kỳ dài. Sự biến đổi vĩ mô có thể không nhận thấy được vì nó diễn ra quá chậm chạp đối với con người, giống như là họ đang trải qua những cuộc sống thường ngày vậy.

* Biến đổi vi mô: liên quan đến những biến đổi nhỏ, nhanh được tạo nên những quyết định không thấy hết được, như sự tương tác trong quan hệ của con người trong đời sống hàng ngày.

Những đặc điểm nổi bật của biến đổi xã hội:

* Biến đổi xã hội là hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa các xã hội. Mỗi xã hội đều biến đổi thông qua thời gian, nhưng do điều kiện khác nhau nên các xã hội biến đổi theo nhịp độ nhanh chậm khác nhau.

* Biến đổi xã hội khác biệt nhau về thời gian và hậu quả. Có những biến đổi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không có ảnh hưởng lâu dài. Nhưng cũng có những biến đổi diễn ra trong những thời kỳ dài vài thế hệ. Ảnh hưởng của biến đổi xã hội cũng khác nhau tùy thuộc vào tính chất, mức độ phạm vi của sự biến đổi xã hội. Hơn nữa, biến đổi xã hội vừa tạo nên những biến đổi tích cực hoặc vừa không tích cực.

* Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch vừa có tình phi kế hoạch. Đây là tính hai mặt của sự biến đổi

Các điều kiện của sự biến đổi: Biến đổi xã hội chịu sự tác động của những yếu tố bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên các yếu tố có cũng cần có những điều kiện cần để xuất hiện tạo nên những biến đổi xã hội như:

* Thời gian: Bất cứ sự biến đổi nào cũng cần có thời gian, đây là một điều kiện quan trọng để có thể diễn ra sự biến đổi. Thời gian tự bản thân nó không tạo ra sự biến đổi. Nhưng thời gian cần thiết cho sự biến đổi mới, thay thế cái đã lạc hậu bằng cái tiến bộ.

* Hoàn cảnh: Sự biến đổi phải đặt trong một hoàn cảnh cụ thể về văn hóa và vật chất. Chỉ có trong một môi trường xã hội nhất định con người mới

sống, hoạt động và chịu sự chi phối của hoàn cảnh, tạo nên đặc điểm khác nhau giữa các cá nhân. Biến đổi xã hội không thể xảy ra trong chân không, nó phải có môi trường để cho nó triển khai các yếu tố đem lại sự biến đổi.

* Nhu cầu của xã hội: Mỗi xã hội dù xã hội đơn giản hay phức tạp, sơ khai hoặc hiện đại đều có những nhu cầu của mình về văn hóa, xã hội. Và đây là điều kiện quan trọng nhất để có được sự biến đổi trong xã hội. [5]

Áp dụng lý thuyết biến đổi xã hội vào trong đề tài nghiên cứu để chứng minh quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa là một tất yếu của sự phát triển.Và việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp là một trong những điều kiện quan trọng và cần thiết trong việc thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Lý thuyết biến đổi xã hội cũng nhằm giải thích việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa không chỉ đem lại những mặt tích cực mà có cả những mặt tiêu cực đối với các thành viên trong đó. Quá trình thu hồi đất sản xuất nông nghiệp sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với từng cá nhân. Có những cá nhân thì việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra những cơ hội, thời cơ tốt để phát triển bản thân nhưng cũng có những cá nhân thì việc thu hồi đất sẽ gây ra những khó khăn. Và trong đề tài này thì lý thuyết biến đổi xã hội sẽ giải thích rõ hơn việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc chuyển đổi việc làm của từng cá nhân. Họ gặp phải những khó khăn và thuận lợi nào? Và có những yếu tố nào tác động đến việc chuyển đổi việc làm như vậy?

Một phần của tài liệu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 36)