Thực trạng việc làm trước khi bị thu hồi đất

Một phần của tài liệu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 47)

10. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Thực trạng việc làm trước khi bị thu hồi đất

Tìm hiểu thực trạng việc làm của người dân trước khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp là cơ sở để phân tích, làm rõ hơn về sự chuyển đổi trong cơ cấu việc làm của người dân vùng ven đô Hà Nội. Việc làm của người dân ven đô Hà Nội bên cạnh việc chịu sự quy định của những điều kiện khách quan và chủ quan chung của cả đất nước thì còn là sự lựa chọn của mỗi địa phương, nhóm xã hội, gia đình và các cá nhân để phù hợp với bối cảnh chung của đất nước và điệu kiện đặc thù của mình.

Nghiên cứu tập trung tìm hiểu sự ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến quá trình chuyển đổi việc làm của các hộ gia đình thuần nông nên mẫu khảo sát lựa chọn 100% đều làm nông nghiệp, tức là là nông nghiệp là công việc chính cuả người dân trước khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Vì khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp – tư liệu sản xuất chủ yếu thì họ chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Tuy nhiên, để nâng cao thu nhập cho gia đình thì các hộ gia đình làm thêm các công việc phi nông nghiệp khác ngoài công việc chính là làm nông nghiệp.

Bảng 2.1: Làm thêm các công việc phụ trƣớc khi bị thu hồi đất theo giới tính của ngƣời trả lời (%)

Làm thêm việc phụ Giới tính Tổng Nam Nữ N % N % N % Có 56 60,9 56 51,9 112 56,0 Không 36 39,1 52 48,1 88 44,0 Tổng 92 100 108 100 200 100

Kết quả khảo sát cho thấy có tới 56% số người được hỏi cho rằng có làm thêm công việc phụ, 44% còn lại không làm bất kỳ một công việc phụ nào ngoài làm ruộng. Điều này cho thấy, người dân ở đây tuy sống ở một vùng ven đô của Hà Nội nhưng vẫn còn phụ thuộc vào nông nghiệp, đất đai. Tuy nhiên, làm nông nghiệp vất vả, thu nhập không cao, bấp bênh phụ thuộc nhiều vào thời tiết, sâu bệnh đòi hỏi một số hộ phải làm thêm một vài việc phụ để tăng thêm thu nhập chi tiêu cho cả gia đình.

“Cháu thấy đấy. Nhà có 4 người nhưng chỉ có cô, chú và em lớn là có ruộng thôi, còn đứa em bé làm gì có đâu. Cả gia đình trông chờ vào mấy sào ruộng thì chết đói cháu ạ. Nếu được mùa thì không sao, vụ nào mà mất mùa, chuột bọ thì đúng là chết đói cháu ạ. Vì vậy, cô chú cũng kiếm thêm việc phụ để được thêm đồng nào hay đồng ý nuôi các em ăn học, chi tiêu đám cưới, đám ma”

(Nữ, 40 tuổi)

“Mình cũng phải tranh thủ ngoài vụ mùa thì buôn bán hoa quả linh tinh ngoài chợ cho đỡ chán cũng có thêm đồng ra đồng vào. Nhưng mà bỏ cấy lúa mà đi làm thuê công nhật hẳn thì cũng không được. Mình cấy lúa vừa có gạo ăn đỡ phải đong mà khi bán cũng có đống có món. Mà cấy lúa thì cả gia đình đều làm được” (Nữ, 48 tuổi)

“Là đàn ông trong nhà thì cũng phải xốc vác thêm mấy công việc phụ để tăng thu nhập thêm cho gia đình. Thực ra, không đâu bằng làm ở nhà cả đi ra ngoài mới biết tốn đủ thứ: tiền ăn, tiền xăng xe….nhưng mà cả gia đình mà trông vào mấy thước ruộng thì cũng không được”

(Nam, 43 tuổi)

Do đặc điểm và thu nhập của nghề nông nghiệp đã khiến đại đa số người dân phải làm thêm các nghề phụ để tăng thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống của mình. Mỗi một người, một gia đình lại quyết định chọn lựa một nghề phụ khác nhau phù hợp với sức khỏe, khả năng của mỗi người.

Theo giới tính của người trả lời thì có 60,9% nam giới được hỏi cho rằng có làm thêm việc phụ, cũng có tới 51,9% nữ giới được hỏi có làm thêm công việc phụ ngoài công việc chính. Như vậy, qua phân tích cho thấy về mặt giới tính thì không có sự khác biệt đáng kể trong việc làm thêm công việc phụ ngoài làm nông nghiệp.

Xét về độ tuổi của người trả lời, việc làm thêm các công việc phụ ngoài làm nông nghiệp cũng có sự chênh lệch. Trong đó, nhóm tuổi từ 31 – 45 có tỷ lệ làm thêm các công việc phụ là cao nhất (51,8%), tiếp theo là nhóm tuổi 15 – 30 (28,6%) và thấp nhất là nhóm tuổi 46 – 60 (19,6%). Điều này cũng dễ hiểu, nhóm tuổi từ 31 – 45 là nhóm tuổi trung niên, thường là chủ gia đình và đã có sự bươn trải, suy nghĩ, lo lắng cho tương lai của cả gia đình nên họ buộc phải lăn lội làm thêm các công việc phụ nhiều hơn để tăng thu nhập chi tiêu cho gia đình. Còn đối với nhóm tuổi từ 15 – 30 vẫn còn trẻ, sự tính toán vẫn chỉ dừng lại ở thời điểm trước mắt và vì vẫn sống chung cùng bố mẹ nên còn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ dù đã kết hôn nên việc lựa chọn các công việc phụ là vẫn chưa được nhiều. Và đối với nhóm tuổi từ 46 – 60 thì lớn tuổi, sức khỏe cũng kém nên họ chỉ tập trung làm nông nghiệp, không thể kiêm thêm các công việc phụ.

“Phải kiếm thêm chứ ngồi trông chờ vào đồng ruộng không thì chết. Giờ còn sức khỏe thì còn làm cháu ạ. Chứ sau này già yếu muốn làm cũng chẳng được. Tuổi này vẫn còn phải lo nhiều lắm nào là cưới xin nào là ma cháy….”

(Nam, 54 tuổi)

“Bác già yếu rồi muốn làm thêm cũng chẳng có việc gì phù hợp. Buôn bán thì chẳng đi được xe, làm thuê thì già yếu họ cũng không nhận. Thôi thì quanh quẩn với mấy sào ruộng đủ ăn đủ tiêu thôi”

(Nữ, 54 tuổi)

Đối với từng công việc cụ thể thì có 48,2% số người được hỏi cho rằng có lựa chọn việc buôn bán nhỏ làm thêm ngoài làm ruộng, tiếp theo là công việc làm thuê công nhật cũng có 44,6% số người được hỏi lựa chọn, 10,7% làm thêm các công việc thương mại – dịch vụ như xe ôm, cắt tóc…, còn các nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp, nghề khác chỉ có 3,6% và 7,1% số người được hỏi lựa chọn. Điều này cho thấy, xu hướng người dân thường lựa chọn làm những công việc phụ không đòi hỏi nhiều vốn, nhiều trình độ tay nghề. Những công việc này chỉ mang tính chất tạm thời, không ổn định lâu dài.

Có sự khác biệt nhưng không nhiều giữa nam giới và nữ giới trong việc lựa chọn các công việc phụ.

Bảng 2.2: Loại hình công việc phụ của ngƣời dân trƣớc khi thu hồi đất nông nghiệp theo giới tính(%)

Công việc Giới tính Tổng Nam Nữ N % N % N % Buôn bán nhỏ 18 32,1 36 64,3 54 48,2

Nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp 4 7,1 0 0,0 4 3,6

Làm thuê công nhật 26 46,4 24 42,9 50 44,6

Thương mại – Dịch vụ 10 17,9 2 3,6 12 10,7

Công việc khác 4 7,1 4 7,1 8 7,1

Bảng 2.2 cho thấy nữ giới thường chọn việc phụ là buôn bán nhỏ lẻ tại địa phương, các khu vực lân cận gần nhà, bán hàng rong và làm thuê công nhật với các công việc như dọn dẹp nhà cửa theo giờ, phu hồ, làm thuê trong nông nghiệp… với tỷ lệ lần lượt là 64,3% và 42,9% phụ nữ được hỏi.

“Ngoài làm ruộng thì cũng chẳng biết làm gì em ạ. Trình độ thì không có, cũng chẳng đi ra ngoài bao giờ. Thôi thì cấy thêm ít rau đi bán kiếm thêm mỗi ngày 1 – 2 chục.”

(Nữ, 38 tuổi)

Còn nam giới thì lại lựa chọn công việc làm thuê công nhật như đi sơn, phu hồ, bốc vác và thương mại – dịch vụ như xe ôm, cắt tóc với tỷ lệ lần lượt là 46,4% và 17,9%. Số liệu trên phần nào chứng minh yếu tố giới có ảnh hưởng đến việc lựa chọn từng công việc cụ thể của người dân.

“Anh thì cũng có đi làm thêm nhưng mà cũng chỉ đi làm thuê cho mấy đội xây trong làng thôi. Đấy khi nào có công trình thì các anh ý gọi đi, khi nào hết công trình thì nghỉ dài ở nhà. Lúc trước khi thu hồi đất thì người dân cũng chẳng có tiền nên xây dựng cũng chậm và ít lắm. Thôi được đồng nào hay đồng ý.”

(Nam, 32 tuổi)

“Chú thì thỉnh thoảng cũng đứng chạy xe ôm ở bến xe Hà Đông. Thôi mình là đàn ông phải kiếm thêm, cho cô ở nhà chăm sóc đồng ruộng”

Có thể thấy rằng, trước khi thu hồi đất nông nghiệp các hộ gia đình được khảo sát vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nghề nông nghiệp. Hơn một nửa hộ gia đình trong số đó có làm thêm các công việc phụ trong lúc nông nhàn để tăng thêm thu nhập và có sự khác biệt về giới tính và độ tuổi. Các công việc phụ họ làm chủ yếu là những công việc giản đơn, không cần nhiều vốn, không đòi hỏi nhiều về trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp hay quan hệ xã hội và đem lại một mức thu nhập khiêm tốn như buôn bán nhỏ, bán hàng rong, làm thuê công nhật…và thường tập trung ở nhóm tuổi từ 31 – 45. Vậy việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp với tỷ lệ thu hồi chủ yếu trên 50% sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề việc làm của người dân đặc biệt là những người phụ thuộc 100% vào nghề nông? Đây là sự khác biệt giữa vùng ven đô Hà Nội với các vùng nông thôn khác. Vì người dân sống ở vùng ven đô Hà Nội có nhiều cơ hội tiếp cận với các công việc phụ ngay tại địa phương và trung tâm thành phố hơn những người dân ở vùng nông thôn. Có sự khác biệt nào trong việc chuyển đổi việc làm giữa những người 100% làm nghề nông và những người có làm thêm nghề phụ hay có sự khác biệt nào giữa nam giới và nữ giới; giữa các nhóm tuổi…Đây là một vấn đề lớn cần được làm rõ để có cơ sở đưa ra những hướng giải quyết việc làm phù hợp cho từng nhóm đối tượng khác nhau.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)