Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 105)

Từ các kết quả nghiên cứu trên, có thể đưa ra một số khuyến nghị sau đây, nhằm góp phần khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc chuyển đổi việc làm của người dân vùng ven đô Hà Nội sau khi thu hồi đất nông nghiệp

(1) Về phía chính quyền địa phương

- Cân nhắc kỹ lưỡng về điều kiện của địa phương, người nông dân trước khi cho các nhà đầu tư vào lấy đất để việc thu hồi đất không làm ảnh hưởng quá lớn đến người dân.

- Tuyên truyền, làm công tác tư tưởng cho người dân trước khi thu hồi đất để người dân có sự chuẩn bị về tâm thế, kiến thức, kỹ năng cho việc chuyển đổi việc làm phi nông nghiệp

- Phối hợp tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo nghề, tập huấn kỹ năng phù hợp với từng độ tuổi, giới tính của người lao động và điều kiện thực tiễn của địa phương.

- Kết nối với các đơn vị tuyển dụng để tìm đầu ra, giới thiệu việc làm trực tiếp cho người dân sau khi đào tạo nghề.

- Hỗ trợ nông dân tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại chuyển sang phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao.

- Mở rộng, khuyến khích phát triển rộng các nghề thủ công truyền thống để tạo việc làm tại chỗ cho người dân đặc biệt là phụ nữ và những người lớn tuổi.

(2) Về phía các doanh nghiệp

- Cam kết trách nhiệm hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động có đất bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp như buộc các doanh nghiệp phải có cam kết đào tạo và sử dụng lao động của địa phương theo một tỷ lệ nhất định

- Có mức đền bù, hỗ trợ hợp lý đối với diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để họ có kinh phí để đầu tư cho việc chuyển đổi việc làm.

(3) Về phía người dân

- Chủ động học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho bản thân để có thể chủ động chuyển đổi sang những mô hình việc làm hiệu quả dưới sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương.

- Tham gia nghiêm túc các lớp đào tạo nghề do Nhà nước, chính quyền địa phương tổ chức tạo tiền đề để có một công việc ổn định

- Thay đổi tư duy và phong cách làm việc nhằm đáp ứng được yêu cầu cầu của thị trường lao động hiện nay.

- Sử dụng khoản tiền hỗ trợ, bồi thường diện tích đất bị thu hồi một cách hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thế Anh, Đào Thế Tuấn. Lê Quốc Doanh, Luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: Thức trạng và các yếu tố tác động ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Nhà nước

2. Lê Thanh Bình (2008), Tình hình thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp và một số vấn đề tâm lý xã hội nảy sinh, Tạp chí tâm lý học, Số 7 (112), trang 26 - 30

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Triết học Mác- Lênin, NXB Chính trị Quốc gia

4. Bộ Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn (2007), Báo cáo tại Hội thảo “Nông dân bị thu hồi đất – Thực trạng và giải pháp”, Hà Nội ngày 4/7/2007

5. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) (2007), Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục

7. Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu Lao động – việc làm của các hộ gia đình ở huyện Từ Liêm, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ

8. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thanh Trà, Hồ Thị Lam Trà (2013),

Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống, việc làm của nông dân huyện Văn Lâm, Hưng Yên, Tạp chí Khoa học và phát triển, tập 11, số 1

9. Đỗ Thị Lệ Hằng (2008), Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp của cư dân vùng ven đô trong quá trình đô thị hóa, Tạp chí tâm lý học, số 3(108), trang 37 – 40

10. Phạm Hằng, Thu hồi đất và bài toán giải quyết việc làm cho nông dân, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam,

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=302 57&cn_id=551414 , Ngày 28/10/2012

11. Lê Ngọc Hùng (2008), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Khoa học xã hội Hà Nội

12. Trần Thị Ngọc Khuyên (2008), Thực trạng nghề nghiệp của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, Luận văn thạc sỹ

13. Lê Tiêu La – Chủ nhiệm đề tài (2007), Một số biến đổi xã hội ở nông thôn

14. Trịnh Duy Luân (2006), Xã hội học Đô thị, NXB Khoa học xã hội

vùng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, Đề tài khoa học cấp cơ sở

15. Liên Hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (2012), Đánh giá thực trạng lao động việc làm ở các khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ nhóm nông dân mất đất Hà Nội.

16. Kim Thị Hồng Lụa (2008), Thực trạng việc làm của người dân sau khi bàn giao đất cho khu công nghiệp, Luận văn thạc sỹ

17. Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp (2005), Biến đổi kinh tế - xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa, Tạp chí Xã hội học, số 1(89), tr.56.

18. Trần Thị Minh Ngọc (2010), Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

19. Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hai (đồng chủ biên) (2002), Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia

20. Vũ Hào Quang (2001), Các lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

21. Đỗ Đức Quân (2010), Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp (Qua khảo sát các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Ninh Bình),

22. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai Số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003

23. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13

24. Phạm Văn Quyết –Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

25. Nguyễn Văn Sửu (2011 – 2013), Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sinh kế nông dân Việt Nam: trường hợp một làng ven đô Hà Nội

26. Tác động của việc thu hồi đất phát triển các khu công nghiệp tới việc làm của người nông dân, Trung tâm Thông tin – Thư viện, Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế TW

27. Dư Phước Tân - Chủ nhiệm đề tài (2005), Các vấn đề kinh tế xã hội đặt ra đối với vùng ven trong quá trình đô thị hóa

28. Nhóm tác giả: Đào Thanh Thái, Nguyễn Tiến Sơn, Hoàng Tuấn Dũng, Nguyễn Văn Linh, Trần Ánh Tuyết, Tác động của thu hồi đất nông nghiệp đến người dân trong quá trình đô thị hóa đặc thù công nghiệp hóa xã Bá Hiến huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo

29. Nguyễn Duy Thắng (2007), Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa, Tạp chí Xã hội học số 4 (100), trang 37 – 47

30. Hoàng Bá Thịnh (2007), Công nghiệp hóa nông thôn và những biến đổi trong gia đình nông thôn hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba.

31. Nguyễn Phúc Thọ, Tác động tiêu cực của công nghiệp hóa tới nội dung xây dựng khu công nghiệp tập trung đến sản xuất và đời sống của các hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất ở xã Nam Sơn huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo

32. Thủ tướng chính phủ (2009), Quyết định phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009

33. Phạm Thị Thủy (2012), Bảo đảm lợi ích kinh tế lâu dài cho nông dân bị thu hồi đất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí công nghiệp, kỳ 1, tháng 12/2012.

34. Phạm Thị Thủy (2014), Việc làm cho nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội, Luận văn tiến sỹ

35. Phạm Quang Tín, Thực trạng việc làm của người lao động trong các hộ dân diện thu hồi đất ở tỉnh Quảng Nam, Báo cáo

36. Bùi Văn Tuân, Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay (Trường hợp nghiên cứu xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội), Luận văn thạc sỹ

37. Lương Thế Tuấn (2009), Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến hộ nông dân huyện Lục Nam, huyện Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ

38. Từ điển Xã hội học, NXB Thế giới, trang 705

39. UBND phường Kiến Hưng (2013), Báo cáo số 250/BC-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2013 về kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014

40. UBND phường Kiến Hưng (2013), Báo cáo thống kê tình hình thu hồi đất nông nghiệp của phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội đến năm 2013

41. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo về việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất

42. Nguyễn Thị Vân (2006), Tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình ở huyện Từ Liêm – Hà Nội, Luận văn thạc sỹ

43. Nguyễn Thị Vân (2008), Thu hồi đất nông nghiệp và những ảnh hưởng tới đời sống của người dân nông thôn, Tạp chí Khoa học xã hội, số 10 (122)

44. Phạm Văn Vân (2014), Ảnh hưởng của một số dự án đầy tư đến đời sống,việc làm của người dân bị thu hồi đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 12, số 3, tr. 438 – 445

45. Trần Đông Y (2009), Thực trạng lao động – việc làm của người dân sau tái định cư, Luận văn thạc sỹ

46. Moges Gobena (2010) “Effects of Large-scale Land Acquisition in Rural Ethiopia- The Case of Bako-Tibe Woreda”, Swedish University of Agricultural Sciences 47.http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-cac-nhan-to-anh-huong-den-qu a-trinh-chuyen-dich-co-cau-nganh-nghe-va-tao-viec-lam-cua-lao-dong-nong-t hon-48052/ 48.http://doc.edu.vn/tai-lieu/chuyen-de-thuc-trang-lao-dong-va-mot-so- giai-phap-nang-cao-thu-nhap-cho-nguoi-lao-dong-huyen-thanh-liem-71216/ 49.http://luanvan.net.vn/luan-van/anh-huong-cua-viec-chuyen-dat-nong -nghiep-sang-dat-phi-nong-nghiep-den-sinh-ke-nguoi-nong-dan-bi-thu-hoi-da t-tai-thanh-5236 50.http://doc.edu.vn/tai-lieu/chuyen-doi-nghe-nghiep-dao-tao-viec-lam- cho-dan-cu-cac-vung-nha-nuoc-thu-hoi-dat-de-phuc-vu-phat-trien-cac-khu-co ng-45058/ 51.http://www.molisa.gov.vn/news/detail2/tabid/371/newsid/53124/seo /DAO-TAO-NGHE-CHO-NONG-DAN-TRONG-THOI-KY-HOI-NHAP-QU OC-TE/language/vi-VN/Default.aspx 52.http://mic.gov.vn/daotaonghe/tintuc/Trang/%C4%90%C3%A0ot%E 1%BA%A1ongh%E1%BB%81cholao%C4%91%E1%BB%99ngn%C3%B4n gth%C3%B4nC%C3%A1chl%C3%A0mthi%E1%BA%BFtth%E1%BB%B1 c,hi%E1%BB%87uqu%E1%BA%A3r%C3%B5r%E1%BB%87t.aspx 53. http://vcard.edu.vn/tin-tuc/hoi-thao-dao-tao-nghe-cho-nong-dan.htm

PHỤ LỤC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---

PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

(DÀNH CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH BỊ THU HỒI ĐẤT) Số:……...

Thưa Ông/Bà,

Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân đặc biệt là vấn đề việc làm. Nghiên cứu “Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội” nhằm tìm hiểu thực trạng, những thuận lợi, khó khăn trong việc chuyển đổi việc làm của người dân. Qua đó, đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết việc làm, bảo đảm ổn định đời sống cho người dân.

Vậy rất mong sự hợp tác của các hộ gia đình. Tôi xin đảm bảo tính khuyết danh về thông tin.

Xin trân trọng cảm ơn!

(Ông/bà khoanh tròn vào các đáp án lựa chọn)

Câu 1: Ông (bà) cho biết tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình trƣớc khi bị thu hồi là bao nhiêu m2.

……… …….

Câu 2: Phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên tổng diện tích ông/bà có trƣớc đó chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm?

1. Dưới 25% 2. Từ 25 – 50% 3. Từ 51 – 70% 4. Từ 71 - 90% 5. Từ 91 - 100%

Câu 3: Công việc chính (mang lại thu nhập cao nhất) của ông/bà trƣớc và sau khi bị thu hồi đất là gì? (đánh dấu x vào 1 loại công việc chính ở mỗi cột) Công việc Trƣớc khi bị thu hồi đất Sau khi bị thu hồi đất

1. Làm ruộng trên diện tích đất còn lại không bị thu hồi

2. Làm nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp 3. Công nhân

4. Làm thuê công nhật 5. Kinh doanh – Buôn bán 6. Thương mại – Dịch vụ 7. Nghề khác (ghi

rõ)……….. 8. Chưa biết làm nghề gì

Câu 4: Nếu có thay đổi thì để chuyển từ việc làm cũ sang việc làm mới, ông/bà mất bao nhiêu thời gian?

1. Dưới 1 tháng 2. Từ 1 – 3 tháng 3. Từ 3 – 6 tháng 4. Từ 6 tháng – 1 năm 5. Trên 1 năm

Câu 5: Địa điểm làm công việc mới này là ở đâu?

1.Tại địa phương cư trú 2. Trung tâm Thành phố 3. Địa phương/tỉnh khác 4. Khác

Câu 6. Ngoài việc làm chính, trƣớc và sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, ông/bà có làm thêm các công việc phụ khác không?

1. Có

2. Không => chuyển sang câu 8

Câu 7. Nếu có thì ông (bà) làm những công việc nào sau đây? (Có thể chọn nhiều phương án) Công việc Trƣớc khi bị thu hồi đất Sau khi bị thu hồi đất 1. Buôn bán nhỏ

2. Làm nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp 3. Làm thuê công nhật

4. Thương mại – Dịch vụ (xe ôm, cắt tóc….) 5. Công việc khác

Câu 8: Thu nhập chính của ông/bà trƣớc và sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp là từ nguồn nào? (đánh dấu x vào 1 loại công việc mang lại thu nhập chính ở mỗi cột)

Công việc Trƣớc khi bị

thu hồi đất

Sau khi bị thu hồi

đất

1. Nông nghiệp

2. Nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp 3. Công nhân

4. Làm thuê công nhật 5. Kinh doanh – Buôn bán 6. Dịch vụ - Thương mại 7. Lãi tiết kiệm

8. Trợ cấp xã hội

9. Khác (ghi

rõ)………

Câu 9: Ông/bà đã sử dụng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ đất nông nghiệp bị thu hồi nhƣ thế nào? (Có thể chọn nhiều phương án và theo mức độ chi tiêu từ

nhiều nhất (1) đến ít nhất (8))

(Mức chi từ 1 – 8)

1. Xây nhà

2. Mua sắm tài sản

3. Học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp 4. Đầu tư học hành cho con cái

5. Chữa bệnh

6. Sản xuất, kinh doanh 7. Chi tiêu hàng ngày 8. Gửi tiết kiệm

9. Chưa biết sử dụng vào việc gì 10. Khác

Câu 10: Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, ông/bà thấy vấn đề tìm việc làm mới nhƣ là thế nào?

1. Thuận lợi => chuyển câu 11 2. Bình thường => chuyển câu 13 3. Khó khăn => chuyển câu 12 4. Khác => chuyển câu 13

Câu 11. Ông/bà có những thuận lợi nào trong tìm việc làm mới sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp? (Có thể chọn nhiều phương án)

1. Được đào tạo nghề, hỗ trợ của chính quyền địa phương 2. Có nhiều khu công nghiệp, nhà máy tuyển dụng lao động 3. Có tiền đền bù để làm vốn làm ăn

4. Có nhiều dịch vụ mới phát triển 5. Khác

Câu 12. Còn những khó khăn khi ông/bà tìm việc làm mới sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp là gì? (Có thể chọn nhiều phương án)

1. Trình độ học vấn thấp 2. Tuổi cao (trên 40 tuổi)

3. Giới tính không phù hợp với việc làm

Một phần của tài liệu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)