Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và UBND

Một phần của tài liệu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 40)

10. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và UBND

UBND Thành phố Hà Nội nói riêng về vấn đề thu hồi đất nông nghiệp

Từ Đại hội Đảng lần thứ III, Đảng ta luôn coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đi cùng với công nghiệp hóa là đô thị hóa.

Trong quá trình triển khai công nghiệp hóa, đô thị hóa hóa đất nước, nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển công nghiệp và dịch vụ, hiện đại hóa lực lượng quốc phòng và an ninh đòi hỏi quỹ đất khá lớn mà Nhà nước cần thu hồi. Mức trung bình trong mỗi năm qua Nhà nước đã cho chuyển khoảng 50.000 ha đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, xây dựng mặt bằng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất bị thu hồi trên toàn quốc.

Trong Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng chính phủ phê chuẩn định hướng phát triển đô thị đến năm 2025 đã đưa ra nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị năm 2015 là 335.000 ha, năm 2010 là 400.000 ha và năm 2025 là 450.000 (1,4% diện tích cả nước) (dựa trên số liệu của Bộ Xây dựng). Theo bộ Tài nguyên và môi trường, có khả năng từ nay đến 2020, từ 10 – 15% đất nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.

Thành phố Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ công nghiệp hóa – đô thị hóa cao nhất cả nước. Để phục vụ cho quá trình đó, UBND Thành phố Hà Nội cũng ban hành nhiều chính sách về thu hồi đất nông

nghiệp: Quyết định số 136/2007/QĐ-UBND ngày 30/11/2007 về thu hồi đất, gaio đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và làm nhà ở giãn dân nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 02/2010/QĐ –UBND ngày 18/1/2010 về thu hồi đất, gaio đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và làm nhà ở giãn dân nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội…

Theo dự thảo Nghị quyết Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) Thnfh phố Hà Nội, các chỉ tiêu về đất nông nghiệp, đến năm 2020 diện tích là 152.248 ha (giảm 36.117 ha), chiếm 45,7% diện tích tự nhiên, kế hoạch đến năm 2015 là 165.037 ha (giảm 23.328 ha), chiếm 54,9% diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp, quy hoạch đến năm 2020 là 178.830 ha (tăng 43.637 ha) chiếm 53,7% diện tích tự nhiên, kế hoạch đến 2015 là 162.783 ha (tăng 27.590 ha), chiếm 54,1% diện tích tự nhiên. Điều này cho thấy trong thời gian tới diện tích đất nông nghiệp tiếp tục giảm mạnh để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

1.3.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nói chung và UBND Thành phố Hà Nội nói riêng về vấn đề chuyển đổi việc làm cho UBND Thành phố Hà Nội nói riêng về vấn đề chuyển đổi việc làm cho người dân sau khi thu hồi đất

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân. Việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề chuyển đổi việc làm của người dân.

Để giải quyết những vấn đề đó Nhà nước nói chung và UBND Thành phố Hà Nội nói riêng đã ban hành nhiều chính sách, quyết định liên quan đến việc chuyển đổi việc làm cho người nông dân chẳng hạn như Chỉ thị 11/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm và vay vốn giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; Nghị quyết 1965/QĐ-TTg ngày 17/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông

thôn đến năm 2020”; Quyết định số 52/2012/QĐ –TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp…

Một phần của tài liệu Chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Hà Nội (Trang 40)