Có thể nói, khung pháp lý Việt Nam được hoàn thiện và tạo điều kiện cho việc thực hiện CSR. Chính phủ có một hệ thống đảm nhiệm việc thực thi luật pháp, tạo điều kiện cho các bên tham gia thực hiện trách nhiệm xã hội có một cơ sở pháp lý trong hoạt động và hỗ trợ việc thực hiện một cách hiệu quả. Hệ thống luật pháp lao động Việt Nam đang được hoàn chỉnh theo hướng thể chể hoá các điều khoản của luật, tăng cường đối thoại với các doanh nghiệp để hoàn thiện luật pháp lao động phù hợp với thông lệ quốc tế
trong bối cảnh hội nhập. Trong đó có 2 luật căn bản: Bộ Luật lao động Việt Nam quy định quyền và nguyên tắc cơ bản tại nơi làm việc; Luật Bảo hiểm xã hội quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao
động, tổ chức bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Bao gồm chế độ BHXH bắt buộc (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và tử tuất) Tự nguyện (Hưu trí, tử tuất) và bảo hiểm thất nghiệp. Các kết quả phân tích ở trên cho thấy Chính phủ nên chăng thúc đẩy thực hiện CSR bằng cách trao quyền cho cơ
quan điều phối việc thực hiện trách nhiệm xã hội và thực hiện quy định nguyên tắc hoạt động, xây dựng hệ thống thông tin quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo… Việc giám sát thực hiện các luật và các quy định cần được quan tâm và phối howpj tốt hơn giữa các cơ quan Bộ ban ngành.
Việt Nam có tương đối đầy đủ hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện cũng như cơ chế thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ luật pháp lao động. Bao
gồm khoảng 40 nghị định, quyết định và khoảng 100 thông tư cấp bộ và liên bộ. Đồng thời, cũng đã phê chuẩn 17 công ước về các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc của Tổ chức lao động quốc tế ILO. Đây là nguồn pháp luật quan trọng trong việc xây dựng luật pháp cũng như quá trình thực hiện luật pháp lao động ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn cần nỗ lực của các cơ quan Chính phủ trong việc sửa đổi các quy định pháp lý không còn phù hợp và cụ thể hóa, thống nhất giữa các văn bản quy định pháp lý từ cao xuống thấp và giữa các ngành. Trên cơ sở đó, hướng tới những tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới để tạo điều kiện hội nhập tốt hơn về
CSR cho các doanh nghiệp.
Các nghiên cứu ở trên cho thấy cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ
quan quản lý vĩ mô trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng về CSR.Việt nam hiện nay đã có một hệ
thống luật pháp và quy định về các vấn đề lao động và môi trường. Tuy nhiên, nhận thức và việc tuân thủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tương đối thấp. Trong bối cảnh đó, hoạt động tăng cường vai trò của những khách hàng trong nước cũng quan trọng như việc xem xét những nguyên tắc của sản xuất và tiêu dùng bền vững. Vì vậy, vai trò của các nhà lập pháp không chỉ là tập trung can thiệp trực tiếp mà còn hỗ trợ và tạo ra những yêu cầu mới cho thị
trường nội địa. Điều này cũng tránh được tình trạng phân biệt đối xử giữa những doanh nghiệp xuất khẩu "tốt" và nhà sản xuất nội địa "tồi".