Các giai đoạn phát triển CSR của DNNVV

Một phần của tài liệu Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may (Trang 41)

Theo Porter và Kramer, việc thực hiện CSR của doanh nghiệp sẽ là sựu phát triển theo giai đoạn. Trong đó bao gồm hai giai đoạn chính. Một điều cần

lưu ý rằng tuy phân định thành hai giai đoạn, nhưng sự phát triển CSR tại doanh nghiệp mang tính liên tục không phải là trạng thái có hoặc không. Theo

đó, các doanh nghiệp sẽ chuyển giai đoạn từ “phản ứng” sang “chiến lược” nhằm đáp ứng nhu cầu đa phương của các bên hữu quan.

Porter và Kramer cho rằng trên thực tế các hoạt động CSR thường đi theo kiểu quan hệ cơ cấu các bên hữu quan. Điều đó có nghĩa là bao gồm cả hoạt

động CSR chiến lược và “phản ứng” liên quan đến nghĩa vụ cộng đồng và xây dựng quan hệ hoặc là giảm bớt những tác động tiêu cực do vận hành của doanh nghiệp gây nên. Tuy vậy, Porter và Kramer vẫn khẳng định CSR theo quan điểm chiến lược được coi là định vị duy nhất để cải thiện vị thế cạnh tranh. Cũng theo quan điểm về chiến lược này, các hoạt động CSR “phản ứng” có thể coi như là CSR mang tính chiến lược nếu chúng là kết quả của một quá trình lập kế hoạch chiến lược đem lại những lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp để đảm bảo sự

tồn tại trong dài hạn.

Hình 1.4: Các giai đoạn chiến lược CSR của DNNVV

Ở mức độ CSR thụđộng, mang tính ứng phó thì DNNVV là “công dân tốt” - tuân thủ các quy định và luật lệ của pháp luật và xã hội. Đồng thời doanh nghiệp nỗ lực giảm các tác động tiêu cực đến xã hội bằng cách kiểm soát chuỗi giá trị của mình.

Ở mức độ cao hơn, chiến lược CSR đòi hỏi doanh nghiệp nhận diện các cơ hội từ khía cạnh xã hội của môi trường cạnh tranh và sử dụng đó như là

đòn bảy để tạo định vị giá trị cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Mặt khác, doanh nghiệp sẽ chuyển dạng chuỗi giá trị để bổ sung thêm tính chất xã hội vào lợi thế cạnh tranh.

Sự dịch chuyển từ CSR thụ động sang chiến lược CSR đòi hỏi doanh nghiệp phải có những thay đổi căn bản. Đó là chia sẻ tầm nhìn, chia sẻ giá trị

và sau đó là chuyển dạng chuỗi giá trị kết hợp với lực đòn bảy khía cạnh xã hội của môi trường kinh doanh. Nội dung của chiến lược CSR theo các chủ đềđã trình bày ở trên.

Hình 1.5: Sự chuyển dịch từ “công dân tốt” sang chiến lược CSR

Tác động đến hoạch định chiến lược CSR bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đó là cơ hội thị trường, nguồn lực bên trong và năng lực của doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp, cấu trúc ngành và các bên hữu quan. Các yếu tố này sẽ kết hợp với ngành kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp (Burke & Logsdon, 1996; Husted, 2003; Zadek, 2005). Các chương trình hành động của doanh nghiệp phải giải quyết được các chủ đề xã hội, chiến lược được hoạch định với trọng tâm vào khía cạnh xã hội của bối cảnh cạnh tranh, tác động xã hội của chuỗi xã hội và các chủ đề xã hội chung (Porter & Kramer, 2006).

Hoạt động CSR của doanh nghiệp sẽ được coi là chiến lược nếu thỏa mãn 5 điều kiện (Burke & Logsdon, (1996)). Ngược lại, sẽ được coi là CSR mang tính phản ứng, thụđộng. Năm điều kiện đó là:

-Tính trung tâm theo nghĩa liên quan chặt chẽ tới nhiệm vụ và các mục tiêu của một công ty

-Đặc thù: bằng cách tạo nên những lợi ích riêng biệt đối với công ty và không sản xuất hàng hóa tập thể

-Chủ động hay là có kế hoạch trong việc dự đoán các xu hướng kinh tế, công nghệ, xã hội hay là chính trị

-Tự nguyện và không đơn thuần chỉ là một hành động tuân thủ theo pháp luật

-Có thể nhìn thấy từ bên ngoài để cho phép một công ty có được danh tiếng trong phạm vi những hoạt động CSR của họ

Một phần của tài liệu Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may (Trang 41)