Lý thuyết dựa trên nguồn lực doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may (Trang 33)

Cho đến nay lý thuyết về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đã phát triển thêm những bước tiến mới. Trong số đó, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

được nhìn nhận dưới góc độ chiến lược thường được coi là các lý thuyết “công cụ”(instrumental theories) bởi vì coi các hoạt động xã hội là chiến lược

để đạt lợi thế cạnh tranh. Hay nói một cách khác, các lý thuyết này tập trung vào lý giải cách thức phân bổ nguồn lực để đạt mục tiêu xã hội dài hạn và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Trong hệ thống lý thuyết này, cách tiếp cận dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp (resource based view) được coi trọng. Từ góc độ này CSR

được coi là đem lại lợi ích bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như công nghệ (know-how), văn hóa và danh tiếng của doanh nghiệp (McWilliams et al., 2006).

Đầu tư vào các hoạt động trách nhiệm xã hội đem lại các lợi ích nội bộ

cho doanh nghiệp thông qua việc giúp doanh nghiệp phát triển các năng lực và nguồn lực mới liên quan đến công nghệ và văn hóa doanh nghiệp. Từ đó tạo ra các nguồn lực vô hình gắn kết với nguồn nhân lực.

Uy tín doanh nghiệp cũng có thể coi là nguồn lực vô hình được tạo dựng và phát huy thông qua các hoạt động CSR này. Hơn nữa, cũng thông qua các hoạt động CSR doanh nghiệp có thể cải thiện mối quan hệ với các bên hữu quan bên ngoài. Do đó thu hút nguồn nhân lực tốt hơn và gia tăng sự gắn bó, trung thành, cam kết của người lao động. Đó cũng là lý do CSR được áp dụng và coi như chiến lược của doanh nghiệp.

Theo cách tiếp cận nguồn lực doanh nghiệp truyền thống, nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh phải đạt bốn yếu tố: giá trị, hiếm có, ít có khả năng bắt chước và doanh nghiệp phải phối hợp, khai thác các nguồn

lực một cách có hiệu quả. Hart (1995) phân tích trách nhiệm xã hội doanh nghiệp từ giác độ nguồn lực doanh nghiệp bằng cách tập trung vào trách nhiệm doanh nghiệp với môi trường. Theo Hart (1995), trách nhiệm môi trường sẽ tạo ra nguồn lực và năng lực đem lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho những loại doanh nghiệp nhất định.

Hạn chế của lý thuyết này hướng nội hơn là hướng ngoại. Đồng thời không giải quyết được triệt để với sự chuyển dịch và không áp dụng được cho tất cả các doanh nghiệp (Truss và cộng sự, 2012). Do đó cần kiểm định trước khi áp dụng lý thuyết này.

Một phần của tài liệu Áp dụng chiến lược trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Nghiên cứu tình huống ngành may (Trang 33)